Lồi Đĩa Đệm C5 C6 Và Các Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Lồi đĩa đệm C5 C6 là tình trạng bao xơ tại 2 đốt sống này bị tổn thương, lỏng lẻo khiến nhân nhầy bên trong rò rỉ ra ngoài nhưng chưa thoát khỏi hẳn phần bao xơ. Điều này khiến đĩa đệm lồi lên và phình ra gây chèn ép các dây thần kinh xung quanh. Hậu quả là những cơn đau đớn dữ dội tại đốt sống C5 và C6 ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt, khả năng vận động của người bệnh.
Lồi đĩa đệm C5 C6 là gì?
Trong cấu tạo giải phẫu, cột sống cổ được tạo thành từ 7 đốt sống, tính từ C1 đến C7. Cụ thể C1 sẽ bắt đầu từ đỉnh góc sọ và C7 kết thúc ở đỉnh của vai. Chỉ trừ C1 và C2 là không có trục xoay và cũng không có đĩa đệm, còn lại các đốt sống đều có những bộ phận này nhằm thực hiện chức năng vận động cho vùng đầu cổ và giúp thực hiện các cử động nghiêng, xoay, cúi dễ dàng.
Cũng chính vì vậy mà đốt sống từ C3 đến C6 thường xuyên phải chịu nhiều áp lực từ việc cử động nên phần đĩa đệm tại đây rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là đĩa đệm C5 và C6. Và một trong những bệnh lý dễ mắc phải là tình trạng phồng lồi đĩa đệm, xảy ra khi các đĩa đệm nằm lệch ra khỏi vị trí trung tâm giữa 2 đốt sống, khiến nhân nhầy chảy ra nhưng chưa thoát khỏi bao xơ, phình lên và gây chèn ép lên các rễ thần kinh, mô mềm.
Tình trạng này khác với phình đĩa đệm khi mức độ chèn ép dây thần kinh chưa lớn và cũng khác với thoát vị đĩa đệm khi các nhân nhầy bên trong đã thoát hẳn ra ngoài. Đây thực chất là một quá trình tiến triển thành thoát vị đĩa đệm, trước tiên là phình đĩa đệm, sau đó lồi đĩa đệm và cuối cùng tiến triển thành thoát vị đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm có mảnh rời.
Triệu chứng lồi đĩa đệm C5 C6
Lồi đĩa đệm C5 C6 khiến khu vực này bị viêm, đau nhức rất khó chịu. Tùy vào mức độ chèn ép mà tình trạng đau nhức có thể dữ dội hoặc âm ỉ. Điển hình một vài triệu chứng lồi đĩa đệm C5 C6 thường gặp như:
- Đau nhức và mỏi vùng cổ vai gáy, bả vai và lan dần xuống cánh tay hoặc có thể lan ra sau đầu, hốc mắt.
- Có cảm giác tê dại, ngứa vùng bàn tay, cánh tay, ngón tay.
- Bị hạn chế cử động cổ và cánh tay, không thể đưa tay lên cao hoặc đưa ra phía sau lưng. Thực hiện động tác cầm nắm, cúi người, ngửa cổ hay quay cổ sang một bên cũng rất khó khăn.
- Các cơ trên cánh tay, cẳng tay dễ rung lên, biểu hiện cho thấy tình trạng yếu cơ mỗi khi cố gắng vận động.
- Dễ bị chóng mặt, ù tai kèm theo buồn nôn. Nguyên nhân là do các dây thần kinh cột sống cổ C5 C6 bị chèn ép, làm gián đoạn quá trình lưu thông máu lên não và khiến người bệnh thường xuyên bị ù tai, chóng mặt, xây xẩm mặt mày.
- Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác như đau một bên lồng ngực, khó thở, táo bón, khó đi tiểu…
Nguyên nhân gây lồi đĩa đệm C5 C6
Có rất nhiều nguyên nhân gây lồi đĩa đệm C5 C6, trong đó thường gặp nhất là:
- Do tuổi tác: Tuổi càng cao thì các vòng sợi lại càng kém dẻo dai, bị lão hóa khiến các đĩa đệm trở nên xơ vữa và trào nhân nhầy ra ngoài. Đồng thời quá trình tái tạo sụn khớp suy giảm làm cho các mâm sụn bị bào mòn và giảm chiều cao. Cộng với việc cột sống vốn đã yếu nhưng vẫn phải hoạt động mỗi ngày càng khiến các đĩa đệm dễ bị xô lệch sang một bên và gây lồi đĩa đệm.
- Bị chấn thương: Những va chạm mạnh do tai nạn giao thông, té ngã hoặc do chơi thể thao… cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tổn thương cột sống nói chung và lồi đĩa đệm C5 C6 nói riêng.
- Thói quen sinh hoạt hàng ngày: Những thói quen tưởng chừng như đơn giản như ngồi lâu một tư thế, ngồi lệch, ngủ trong tư thế lệch… trong thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân gây lồi đĩa đệm cột sống cổ. Đây cũng chính là lý do vì sao căn bệnh lồi đĩa đệm này ngày càng phổ biến, gia tăng với tỷ lệ chóng mặt ở những người trẻ tuổi mắc các thói quen xấu này.
- Tính chất công việc: Những người phải ngồi nhiều, hay khuân vác vật nặng,… thường có nguy cơ bị lồi đĩa đệm C5 C6 hơn so với những người bình thường khác.
- Thừa cân – béo phì: Trọng lượng tăng nhanh chóng đến mức thừa cân béo phì vô tình tạo áp lực cho khung xương chống đỡ cơ thể. Bởi lúc này, trọng lượng phần đầu cũng tăng lên nhiều hơn so với lúc trước, khiến cột sống cổ, đặc biệt là ở đốt C5 C6 chịu nhiều áp lực, dễ tổn thương và gây lồi đĩa đệm, thậm chí là thoát vị đĩa đệm nếu không kiểm soát kịp thời.
Tình trạng lồi đĩa đệm C5 C6 có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
Khi bị lồi đĩa đệm C5 C6, người bệnh sẽ thường xuyên chịu những cơn đau nhức, mệt mỏi và ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Các chuyên gia cho biết, lồi đĩa đệm nói chung và lồi đĩa đệm C5 C6 nói riêng ở giai đoạn nhẹ không quá nguy hiểm. Hầu hết các trường hợp này đều có thể chữa khỏi được nếu phát hiện sớm và chữa trị đúng cách.
Ngược lại, nếu bệnh không được phát hiện kịp thời hoặc người bệnh chủ quan không điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Trong đó phổ biến nhất là từ lồi đĩa đệm chuyển sang thoát vị đĩa đệm gây khó khăn cho việc điều trị, khả năng chữa khỏi là rất thấp, thậm chí là không có. Vì lúc này, toàn bộ đĩa đệm đã bị rách, bao xơ không còn giữ được nhân nhầy, không chỉ gây đau nhức dữ dội khi vận động mà còn phát sinh nhiều biến chứng tổn thương không thể phục hồi.
Chẳng hạn như:
- Ảnh hưởng tuần hoàn máu lên não do bị chèn ép khiến quá trình lưu thông máu lên não bị cản trở, từ đó phát sinh nhiều triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, nôn ói…
- Tủy sống bị chèn ép khiến người bệnh bị tê bì, suy yếu các khớp, mất cảm giác ở bả vai, cổ rồi lan xuống hai cánh tay, bàn tay và gần như không thể thực hiện phối hợp với phần thân dưới được.
- Những người bị lồi đĩa đệm đến mức thoái hóa nặng thường có nguy cơ bị rối loạn tiểu tiện hoặc bị bại liệt một bên hoặc cả hai bên chân tay do các dây thần kinh tủy sống bị chèn ép.
Phương pháp chẩn đoán lồi đĩa đệm cột sống cổ C5 C6
Để chẩn đoán lồi đĩa đệm C5 C6 thường được thực hiện qua 2 bước gồm kiểm tra lâm sàng và xét nghiệm chẩn đoán bằng hình ảnh.
Kiểm tra lâm sàng
Việc chẩn đoán này chủ yếu thông qua các triệu chứng và thăm hỏi tiền sử bệnh lý kết hợp thực hiện một vài bài test kiểm tra phạm vi chuyển động cổ, kiểm tra phản xạ, kiểm tra tình trạng yếu cơ hoặc mất cảm giác… Sau đó, bác sĩ cũng có thể quan sát tư thế đi lại của bạn để nhận định xem dây thần kinh và tủy sống có đang chịu nhiều áp lực hay không…
Hình thức chẩn đoán này thường được thực hiện bởi bác sĩ cơ xương khớp hoặc có sự phối hợp với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh. Mục đích nhằm chẩn đoán chính xác lồi đĩa đệm hoặc thoái hóa đốt sống cổ và loại trừ những tình trạng tiềm ẩn, phổ biến như đau cơ xơ hóa.
Chẩn đoán hình ảnh
Trường hợp nghi ngờ là lồi đĩa đệm hoặc thậm chí có dấu hiệu thoái hóa, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Điển hình như:
- Chụp X quang để kiểm tra sự bất thường của cột sống cổ.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) tạo ra những hình ảnh bằng sóng vô tuyến và từ trường để bác sĩ dễ dàng xác định vị trí của dây thần kinh bị chèn ép.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) cung cấp hình ảnh chi tiết về các đốt sống cổ.
- Đo điện cơ (EMG) nếu cần để kiểm tra xem các dây thần kinh tại đốt sống C5 C6 có hoạt động bình thường hay không.
Cách điều trị lồi đĩa đệm C5 C6 hiệu quả
Sau chẩn đoán, dựa vào các cơ sở dữ liệu đã có bề về giai đoạn, triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Việc điều này nhằm mục đích phục hồi những tổn thương, bảo tồn chức năng đĩa đệm và đốt sống C5 C6 và thúc đẩy quá trình tái tạo xương khớp tối ưu nhất có thể.
Thông thường, một phác đồ điều trị lồi đĩa đệm C5 C6 không chỉ có một mà nó là sự kết hợp giữa nhiều phương pháp với nhau như:
1. Điều trị bằng thuốc
Điều trị lồi đĩa đệm C5 C6 bằng thuốc là phương pháp luôn là phương pháp được ưu tiên vì đem lại hiệu quả nhanh chóng và dễ sử dụng. Việc điều trị này chủ yếu giúp cải thiện làm giảm triệu chứng, kiểm soát diễn tiến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Một số loại thuốc thường dùng như:
- Thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp00 0(0N0S0AID) như Ibuprofen (Nuprin, Advil, Motrin), thuốc ức chế COX-2 (Celebrex) nhằm cắt nhanh cơn đau. Đồng thời, dùng thuốc loại bỏ được tình trạng viêm giúp giảm áp lực chèn ép lên rễ thần kinh, từ đó giải quyết phần nào mức độ bệnh.
- Thuốc steroid: Cũng có tác dụng giảm đau nhưng chỉ dùng cho những người bị đau dữ dội, tuy nhiên do tác dụng mạnh nên chỉ được dùng để điều trị ngắn hạn tối đa trong vòng 1 tuần. Chẳng hạn như Prednison hoặc Medrol Dose Park dạng uống hoặc tiêm tùy từng từng trường hợp.
Tuy nhiên, trên thực tế nhóm thuốc này chỉ giúp giảm đau tạm thời và không thể tác động đến nguyên nhân gây bệnh. Chúng chứa các chất có nguồn gốc tổng hợp nên thường không tốt cho sức khỏe, khó dung nạp và dễ gây tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài. Do đó, hãy tuân thủ tuyệt đối liều dùng thuốc bác sĩ chỉ định, nếu có thể hãy kết hợp sử dụng với thuốc giảm đau, thuốc chống viêm thực vật để an toàn hơn.
2. Chữa lồi đĩa đệm C5 C6 bằng mẹo dân gian
Phương pháp này phù hợp với những trường hợp bị lồi đĩa đệm giai đoạn nhẹ, vừa khởi phát không bao lâu. Các triệu chứng bệnh lúc này vẫn còn mới, chưa ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe nên việc dùng các loại dược liệu dân gian sẽ giúp hỗ trợ tốt cho việc ngăn chặn tiến triển xấu và phục hồi nhanh chóng.
Gợi ý một vài bài thuốc dân gian chữa lồi đĩa đệm C5 C6 hiệu quả như:
Cây xương rồng: Bài thuốc từ cây xương rồng thường được áp dụng nhiều trong điều trị các bệnh về xương khớp, trong đó có lồi đĩa đệm. Y học dân gian thường sử dụng xương rồng 3 cạnh có chứa hoạt chất heteroisid flavonic với khả năng chống viêm, giảm đau nhức. Cách thực hiện
Cách thực hiện
- Chuẩn bị xương rồng, ngải cứu, dây tơ hồng và cúc tần và rửa sạch.
- Trừ xương rồng, đem các nguyên liệu còn lại đi sao nóng.
- Cho tất cả lên bẹ xương rồng nướng lên và rồi đắp vào vùng cột sống cổ bị đau nhức.
- Thực hiện 2 lần/ ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cây ngải cứu: Ngải cứu có đặc tính tiêu viêm, chống khuẩn và giảm đau khá tốt nên được dùng nhiều trong các bài thuốc về xương khớp, trong đó có bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ C5 C6.
Cách thực hiện
- Dùng 300g ngải cứu, rửa sạch, giã nát rồi trộn với 200ml giấm gạo.
- Đun nóng hỗn hợp này lên cho đến khi khô lại, đổ ra một chiếc khăn mỏng, buộc chặt đầu.
- Chườm trực tiếp lên vùng cổ bị đau nhức khoảng 15 phút. Khi nguội có thể đổ ra sao lại cho nóng rồi tiếp tục chườm.
- Kiên trì thực hiện cách này 2 lần/ ngày và liên tục trong vòng 1 tháng sẽ cảm nhận được hiệu quả cải thiện bệnh rõ rệt.
Lưu ý: Không áp dụng các mẹo dân gian chữa lồi đĩa đệm này cho những trường hợp trên da có vết thương hở. Hoặc những người mắc bệnh nặng không nên áp dụng vì hiệu quả không cao, tốt nhất nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị bằng phương pháp phù hợp.
3. Vật lý trị liệu
Nười bệnh được khuyến cáo nên kết hợp thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu như nhiệt trị liệu (chườm nóng, chườm lạnh), kéo giãn cột sống, sóng ngắn, các bài tập cổ vai gáy… để tăng hiệu quả điều trị cũng như kéo dài hiệu quả giảm đau do bị lồi đĩa đệm C5 C6. Phương pháp này đem lại hiệu quả chữa bệnh cao, phục hồi tốt và ngăn ngừa biến chứng, giảm nguy cơ tái phát bệnh hiệu quả.
Người bệnh cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra thể trạng sức khỏe, từ đó được xây dựng hệ thống bài tập vật lý trị liệu theo “cá thể hóa” phù hợp với từng bệnh nhân.
4. Phẫu thuật
Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng được chỉ định để điều trị lồi đĩa đệm C5 C6 và chỉ thực hiện khi áp dụng các phương pháp bảo tồn nhưng không đạt kết quả như mong muốn. Phẫu thuật giúp khắc phục các thương tổn tại cột sống, sau đó kết hợp chăm sóc để phục hồi bệnh nhanh chóng, ngăn ngừa biến chứng tiến triển thành thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh, tủy sống gây bại liệt.
Biện pháp phòng ngừa lồi đĩa đệm C5 C6
Mặc dù lồi đĩa đệm C5 C6 có liên quan đến các yếu tố như tuổi tác, tính chất nghề nghiệp hay thói quen sinh hoạt… nhưng bạn vẫn có thể thực hiện phòng tránh bệnh hoặc ít nhất cũng làm giảm được sự ảnh hưởng và mức độ bệnh thông qua các biện pháp sau:
- Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học
Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng tự nhiên dồi dào có lợi cho sức khỏe nói chung và các đốt sống cổ nói riêng, trong đó có đốt sống C5 và C6. Để giúp chúng khỏe mạnh, bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như beta carotene, chất béo không bão hòa omge-3, bioflavoid, vitamin C, D, K, E… Đồng thời, xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, phân bổ các chất đều nhau để tránh quá thừa hoặc thiếu hụt.
- Duy trì tư thế hoạt động đúng
Tư thế hoạt động chính là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến cột sống cổ. Do đó, để giảm áp lực cũng như duy trì tư thế đúng phòng ngừa lồi đĩa đệm hiệu quả bạn cần giảm áp lực cho cột sống cổ, không khuân vác vật nặng sai tư thế, không khom lưng hay chùng vai quá mức, không đột ngột bật người dậy khi đang nằm…
- Tập thể dục thể thao
Các cơ, xương khớp được rèn luyện thường xuyên sẽ rất dẻo dai, nhờ đó là cột sống cũng khỏe hơn, phòng ngừa các tổn thương, phình, lồi hay thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, mỗi ngày bạn hãy dành ít nhất 30 phút để tập thể dục hoặc vận động đơn giản bằng cách chạy bộ, đạp xe, bơi lội… Hoặc nếu chưa biết cách tập ra sao cho phù hợp, hãy nhờ đến sự hướng dẫn của chuyên gia, được kiểm tra đánh giá sức khỏe và tư vấn loại hình tập luyện phù hợp.
- Dùng dụng cụ bảo vệ
Để giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương tại cột sống cổ và gây lồi đĩa đệm C5 C6, bạn nên chọn lựa các loại dụng cụ bảo vệ phù hợp như dây đeo khi lái xe, đai an toàn chơi thể thao hoặc gía đỡ khi tập gym…
- Hạn chế dùng chất kích thích
Các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… đều là những thứ không tốt cho sức khỏe và đặc biệt đối với hệ xương khớp. Trong thuốc, thuốc lá chứa nicotine làm đẩy nhanh quá trình phá hủy xương khớp, còn rượu bia dễ khiến cơ thể mất nước, rối loạn chất điện giải làm cho dịch khớp không đủ bôi trơn. Do đó, hãy hạn chế sử dụng các chất kích thích nói chung để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Lồi đĩa đệm C5 C6 là giai đoạn đầu của thoát vị đĩa đệm và nếu không được phát hiện sớm điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bản thân người bệnh hãy chủ động trong việc tuân thủ điều trị và chăm sóc để cải thiện bệnh, bảo tồn khả năng vận động cũng như đảm bảo chất lượng đời sống sinh hoạt bình thường.
Xem Thêm:
- Lồi Đĩa Đệm L5 S1 Là Gì? Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị
- Xương Cột Sống Bị Lồi Báo Hiệu Bị Gì? [Chuyên Gia Tư Vấn]
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!