Viêm Da Tiếp Xúc Kiêng Gì

Bí Quyết Kiêng Cữ Cho Người Bị Viêm Da Tiếp Xúc:

Bệnh viêm da tiếp xúc thường xuất phát từ những tác nhân thông thường trong sinh hoạt hằng ngày. Đối với người bị bệnh này, việc kiêng cữ một số thói quen là quan trọng để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị và ngăn chặn biến chứng.

1. Kiêng Ăn:

  • Tránh thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng.
  • Hạn chế thịt đỏ giàu đạm và các loại hải sản.
  • Giảm tiêu thụ thực phẩm giàu đường và thực phẩm dị ứng.
  • Tránh chất kích thích như cồn, cà phê, thuốc lá.

2. Thay Đổi Thói Quen:

  • Hạn chế cào gãi và chà xát mạnh lên vùng da tổn thương.
  • Tránh sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa cồn hoặc chất kích thích.
  • Không lạm dụng thuốc bôi chứa corticoid và duy trì ẩm da.

3. Kiêng Cử Trước Những Tác Nhân Bên Ngoài:

  • Tránh tiếp xúc với hóa chất mạnh và các chất tạo mùi tanh.
  • Đối mặt với thời tiết bằng cách mặc đồ phù hợp và sử dụng kem chống nắng.
  • Giữ vệ sinh không gian sống và tránh những nguồn dị ứng.

4. Chú Ý Đến Chế Độ Ăn Uống:

  • Bổ sung kẽm, vitamin A, E, C, D qua thực phẩm.
  • Thực hiện chế độ ăn hấp, luộc, hầm thay vì chiên xào.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để giữ ẩm cho làn da.

5. Thói Quen Sinh Hoạt Hàng Ngày:

  • Dưỡng ẩm da bằng sữa tắm cấp ẩm và kem dưỡng ẩm.
  • Tắm với nước ấm, tránh tắm lâu hơn 20 phút.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát từ chất liệu thấm hút mồ hôi.

Lưu Ý Quan Trọng:

  • Đối thoại với bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn.
  • Theo dõi phản ứng cơ thể và điều chỉnh khi cần thiết.

Phương Pháp Phòng Ngừa:

  • Tuân thủ đúng liệu lượng và cách sử dụng thuốc.
  • Duy trì đời sống lành mạnh và giảm stress.
  • Tăng cường bảo vệ da khỏi tác nhân bên ngoài.

Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì là vấn đề được không ít người bệnh trăn trở thắc mắc. Vì theo các chuyên gia da liễu, bên cạnh can thiệp điều trị bằng các biện pháp y tế thì việc kiêng cữ hợp lý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

Tổng Quan Bệnh Lý Viêm Da Tiếp Xúc

Viêm da tiếp xúc hay còn được gọi là chàm tiếp xúc, bệnh có liên quan đến những chất mà bạn đã hoặc đang tiếp xúc. Mức độ nghiêm trọng của bệnh còn phụ thuộc vào các yếu tố như loại chất tiếp xúc, khoảng thời gian tiếp xúc ngắn hay dài cũng như cơ địa thể trạng sức khỏe của từng người.

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu có liên quan đến những thứ mà người bệnh đã và đang tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu có liên quan đến những thứ mà người bệnh đã và đang tiếp xúc

Bệnh lý được chia làm hai nhóm chính gồm kích ứng và dị ứng.

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: do cơ thể tiếp xúc tới những chất có axit, bazơ mạnh, các loại sơn hóa chất hay dung môi như nhựa thông, acetone, chất tẩy rửa, xi măng, chất nhũ hóa, vôi tôi, xà phòng có tính kiềm cao, thuốc tẩy… Đặc trưng phản ứng gần giống như bị bỏng.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Đây là tình trạng viêm da dị ứng có liên quan mật thiết đến sự phản ứng của hệ miễn dịch. Những tác nhân gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng thường không phải xảy ra ở hầu hết mọi người, nó chỉ có khả năng làm ảnh hưởng đến những người có cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng mà thôi. Đặc trưng những tổn thương lâm sàng của viêm da tiếp xúc dị ứng khác với viêm da tiếp xúc kích ứng là những trí tổn thương không những khu trú tại nơi tiếp xúc mà còn lan rộng ra kể cả những vùng da không tiếp xúc, thậm chí phát sinh dị ứng phát ban toàn thân.

Ngoài 2 dạng bệnh lý phổ biến ở trên thì một số trường hợp còn mắc phải dạng viêm da tiếp xúc do ánh sáng, tia cực tím hoặc viêm da tiếp xúc bội nhiễm do người bệnh gãi nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào bên trong gây viêm nhiễm, hoại tử.

Thông thường, bệnh chỉ diễn tiến đến mức độ cấp tính. Nếu được phát hiện và chăm sóc kịp thời, tích cực kết hợp dưỡng da đúng cách sẽ giúp các triệu chứng bệnh nhanh chóng thuyên giảm sau 1 – 4 tuần.

Bệnh xảy ra khi tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng và kích ứng khiến cho lớp màng lipid bị suy giảm, từ đó gây ra tình trạng làn da bị mất nước, khô ráp và suy yếu. Theo các chuyên gia, có rất nhiều tác nhân gây ra căn bệnh này:

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng

Đây là tình trạng làn da tiếp xúc với những chất có khả năng gây ra dị ứng khiến cơ thể phát sinh các triệu chứng viêm, ngứa.

  • Tiếp xúc với các loại thực vật có mủ độc như cây thường xuân, cây sồi, cây sơn do có chứa loại dầu urushiol hay phấn hoa, lông động vật, bụi bẩm, mạt cưa trong không khí.
  • Dị ứng với các loại sản phẩm thuốc duỗi, nhuộm tóc hóa chất
  • Do tiếp xúc với một số loại thuốc bôi như benzocaine, thimerosal hay chứa thành phần kháng sinh.
  • Dị ứng với cao su latex
  • Dị ứng da động vật hoặc những sảm phẩm làm từ da động vật có sử dụng hóa chất để xử lý làm mềm.
  • Dị ứng với hóa chất có trong các sản phẩm tạo mùi, tạo màu trong sữa tắm, xà phòng, dầu gội, các loại kem dưỡng da cùng một số loại mỹ phẩm khác.
  • Dị ứng với một số loại thuốc bôi ngoài da
  • Dị ứng với chất Niken, một loại kim loại được sử dụng phổ biến trong điều chế trang sức, khóa thắt lưng.

Tiếp xúc với các tác nhân dị ứng từ thực vật, động vật, hóa chất… là nguyên nhân khởi phát triệu chứng bệnh

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc kích ứng

Dạng viêm da này xảy ra phổ biến hơn so với dạng trên, là tình trạng kích ứng trên bề mặt da càng kéo dài lâu thì càng khiến cho tình trạng viêm da ngày càng nghiêm trọng. Một số tác nhân chủ yếu gây ra viêm da tiếp xúc kích ứng là:

  • Một số loại thuốc tẩy rửa cực mạnh như bột thông cống, nước tẩy bồn cuầ…
  • Dị ứng với các loại axit có trong pin
  • Dị ứng nước sơn móng tay, vecni, sơn tường, chất dẻo, nhựa, epoxy…
  • Dị ứng với nhựa của một số loài thực vật như cây trạng nguyên, cây ớt…
  • Do bị côn trùng cắn, phổ biến nhất là khi bị kiến ba khoang cắn hay tiếp xúc với bướm đục thân lúa.
  • Ngoài ra, những người có tiền sử mắc bệnh Chàm Eczema thì nguy cơ cao mắc bệnh kích ứng hơn so với những người không bệnh.

Theo một thống kê cho thấy, bệnh lý thường chủ yếu xảy ra ở những người làm các công việc đặc thù như:

  • Nội trợ
  • Y tá
  • Thợ làm tóc, nhân viên spa, thẩm mỹ
  • Nha sĩ
  • Nhân viên vệ sinh
  • Đầu bếp
  • Công nhân xây dựng

Bệnh ở từng người sẽ có những triệu chứng khác nhau tùy theo cơ địa. Ngoài ra, bệnh sẽ gây ra những tổn thương khó chịu trên bề mặt da ứng với phạm vị tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Sau đó, nếu bệnh có xu hướng tiến triển nặng sẽ làm lan rộng những tổn thương đến các vùng da lân cận.

Viêm da tiếp xúc
Đặc trưng triệu chứng của viêm da tiếp xúc là ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mụn nước, nóng rát, rỉ dịch…

Nhìn chung, một số triệu chứng điển hình của bệnh tại những vị trí cụ thể như sau:

  • Viêm da tiếp xúc trên da đầu: Trên da đầu của người bệnh xuất hiện các đốm mẩn đỏ, bong tróc vảy hay hạt bụi li ti, ngứa ngáy. Hầu hết những trường hợp mắc bệnh này thường khá khó nhận biết chính xác là bệnh lý, người bệnh thường nhầm lẫn với tình trạng da đầu có gàu.
  • Viêm da tiếp xúc ở mặt: Xuất hiện một số đốm mụn mủ, mẩn đỏ, đau rát và gây ngứa ngáy thường xuyên. Kéo theo đó là tình trạng làn da tiết nhiều bã nhờn, gây bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn.
  • Viêm da tiếp xúc ở mắt: Khi những tác nhân dị ứng tiếp xúc vào vị trí gần mắt sẽ gây ra hiện tượng phù nề mí mắt, thậm chí có những trường hợp nặng hơn gây ra viêm kết mạc mắt cực kỳ nguy hiểm.
  • Viêm da tiếp xúc ở môi: Điển hình với triệu chứng là bong tróc da môi, ngứa ngáy, nổi sần sùi, ngứa ngáy, khó chịu, nứt nẻ, tiết dịch và thậm chí là chảy máu.
  • Viêm da tiếp xúc ở dái tai: Tại vị trí này là viêm da tiết bã, khô da, bong tróc vảy, thậm chí kèm theo đó là những đốm mụn nước, tiết dịch và nhiễm trùng, tiết dịch.
  • Viêm da tiếp xúc ở tay, chân: Một số triệu chứng điển hình như da khô ráp, bong tróc, nổi mụn nước li ti, tiết dịch…

Lưu ý: Tùy vào cơ địa của từng người bệnh cũng như tác nhân dị ứng, vị trí bị tiếp xúc là ở đâu mà mỗi người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau, có thể có hoặc không đầy đủ những triệu chứng vừa kể trên, cũng có trường hợp triệu chứng nặng nề và nguy hiểm. Do đó, tốt nhất người bệnh nên chủ động thăm khám càng sớm càng tốt để có hướng điều trị phù hợp.

Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?

Hầu hết những nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc đều xuất phát từ những tác nhân phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày. Song song với việc can thiệp điều trị bằng các loại thuốc Tây để cải thiện triệu chứng, người bệnh cũng nên chú ý tập trung thực hiện các biện pháp kiêng cữ để quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ, đạt kết quả cao và phòng ngừa biến chứng như nhiễm trùng, bội nhiễm, nhiễm trùng huyết hay để lại sẹo thâm xấu xí trên da.

1. Kiêng cữ trong chế độ ăn uống

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là một trong những điều quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình điều trị bệnh viêm da tiếp xúc. Có những loại thực phẩm khi nạp vào cơ thể vô tình làm tăng nặng mức độ kích ứng, suy giảm sắc tố da như:
Thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng
Thức ăn nhiều dầu mỡ béo ngậy, nhiều gia vị kích thích vị giác là món ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đây lại là những loại thực phẩm không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt nó lại là "kẻ thù" của những người mắc bệnh viêm da tiếp xúc. Những loại thực phẩm này làm tăng độc tố tích tụ bên trong cơ thể, từ đó suy giảm chức năng đào thải độc tố của gan, gây nóng trong người và làm tăng mức độ viêm nhiễm trên bề mặt da bị tổn thương.
Các loại thịt đỏ, giàu đạm
Thực phẩm giàu đạm gần như thứ không thể thiếu trong thực đơn ăn uống hằng ngày của nhiều gia đình. Trong đó, một số loại thịt đỏ là thực phẩm có chứa hàm lượng đạm rất cao, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể làm tăng mức độ viêm da, làm suy giảm sắc tố da và hình thành các vết sẹo thâm vĩnh viễn trên bề mặt da.

Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?
Tránh ăn các loại thịt đỏ giàu đạm trong quá trình điều trị viêm da tiếp xúc để ức chế viêm da, giảm sẹo thâm

Chất kích thích, đồ uống có cồn
Đây cũng là một trong những thực phẩm cần kiêng cữ trong quá trình điều trị bệnh viêm da tiếp xúc. Điển hình như rượu bia có chứa cồn, chất kích thích như cà phê, thuốc lá... Các chất này khi vào trong cơ thể làm suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ bùng phát nặng hơn các triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc.
Thực phẩm dị ứng, có mùi tanh
Theo các chuyên da dinh dưỡng, một số loại thực phẩm có chứa thành phần kích ứng cao như hải sản có mùi tanh hôi, nấm, rau muống, thịt gà, gạo nếp... đều là tác nhân làm bùng phát mạnh các triệu chứng như ngứa ngáy, đau rát, viêm nhiễm.. Vì vậy, khi bị viêm da tiếp xúc bạn nên tránh xa các loại thực phẩm này.
Đồ ngọt, thức ăn nhiều đường
Viêm da tiếp xúc phải kiêng đường trong chế biến thức ăn hay bánh kẹo ngọt. Vì đường khi được nạp vào cơ thể sẽ kích thích sự hoạt động của hệ bài tiết, khiến da tăng tiết bã nhờn và kích thích triệu chứng ngứa ngáy, khô ráp, sưng đau tại vùng da bị viêm da.

2. Từ bỏ những thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày

Nếu chỉ kiêng cữ trong chế độ ăn uống là chưa đủ vì để có một làn da khỏe mạnh, người bệnh viêm da tiếp xúc cần kiêng các thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày.

  • Cân nhắc trong việc chọn lựa sản phẩm chăm sóc da: Tránh sử dụng những sản phẩm chăm sóc da có chứa cồn, chứa chất kích ứng, hương liệu... vì sẽ làm khô da, tăng mức độ viêm nhiễm và ngứa ngáy, từ đó làm tăng nguy cơ bùng phát các triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc.
  • Hạn chế cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương: Đây là thói quen bạn cần loại bỏ ngay lập tức trong sinh hoạt, tắm rửa hằng ngày. Vì cào gãi, chà xát mạnh lên da khi bị ngứa hay trong lúc tắm sẽ tạo điều kiện cho các ổ vi khuẩn càng bùng phát mạnh hơn trên bề mặt da, tạo ra vết thương hở để vi khuẩn hoạt động nhiều hơn.
  • Không sử dụng các sản phẩm bảo vệ da: Làn da con người vốn rất nhạy cảm, dễ bị tác động và khởi phát các triệu chứng khó chịu ngoài da. Nếu không có thói quen sử dụng các sản phẩm chăm sóc bảo vệ da như kem chống nắng, kem dưỡng ẩm... sẽ làm tăng nguy cơ tái phát viêm da tiếp xúc.
  • Lạm dụng các loại thuốc bôi: Dùng thuốc bôi chứa corticoid là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng ngoài da nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, có nhiều người bệnh chủ quan và lệ thuộc vào thuốc quá mức, tăng liều thuốc vượt mức quy định gây nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn khiến bệnh diễn tiến phức tạp và khó điều trị hơn.

Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?
Hạn chế tối đa việc cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương do viêm da tiếp xúc để tránh lây lan trên diện rộng

Ngoài những thói quen vừa kể trên, người bệnh viêm da tiếp xúc cũng cần kiêng một số tác nhân dị ứng từ môi trường như:

  • Các loại hóa chất: Tránh sử dụng các loại hóa chất có tính tẩy mạnh như thuốc nhuộm, hóa chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, chất tạo mùi... Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, hãy mặc đồ bảo hộ, khẩu trang, găng tay hoặc đi ủng cao su... để bảo vệ da.
  • Căng thẳng kéo dài: Stress là một trong những yếu tố tác nhân hàng đầu làm bùng phát các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm da tiếp xúc. Bởi căng thẳng quá mức sẽ kích thích não bộ tiết ra hàng loạt chất gây kích ứng da, khiến bệnh càng tiến triển phức tạp, kéo dài dai dẳng và khó chữa hơn. Vì vậy, trong quá trình điều trị viêm da tiếp xúc, người bệnh nên kiêng stress, mệt mỏi, thay vào đó nên giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, ngủ nghỉ đúng giờ giấc, không thức khuya.
  • Tác nhân từ thời tiết: Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp đều là những tác động xấu ảnh hưởng đến làn da. Nếu bạn có cơ địa làn da nhạy cảm hoặc suy giảm hệ miễn dịch sẽ rất dễ làm bùng phát triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc như da sần sùi, bong tróc, da mất đi độ ẩm. Nếu bị viêm da tiếp xúc do thời tiết thì không thể phòng tránh hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên áp dụng các biện pháp bảo vệ như mặc áo khoác, đeo khẩu trang, găng tay, đội nón...

Bị viêm da tiếp xúc nên ăn gì để hồi phục nhanh?

Đối với các bệnh da liễu nói chung và bệnh viêm da tiếp xúc nói riêng, bạn nên chủ động bổ sung một số nhóm thực phẩm cần thiết như:

  • Nhóm thực phẩm giàu kẽm có tác dụng kích thích quá trình sản sinh các tế bào da non và tăng cường sức đề kháng của lớp màng tự nhiên bảo vệ da.
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin A, E, C, D... trong cam, bưởi, dâu, bông cải xanh... nhằm hỗ trợ phục hồi nhanh những tổn thương trên da. Đồng thời, ức chế hình thành sẹo hoặc làm mờ các vết thâm xấu trên da.
  • Thay thế dầu mỡ động vật bằng dầu thực vật để vừa bổ sung đủ lượng chất cần thiết cho cơ thể mà vẫn không làm ảnh hưởng đến sức khỏe làn da.
  • Ưu tiên các món hấp, luộc, hầm thay vì thức ăn chiên xào.
  • Thay các loại thực phẩm giàu tinh bột bằng những loại ngũ cốc nguyên cám như các loại quả hạch như quả óc chó, hạnh nhân, macca, yến mạch, lúa mì...
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho làn da. Nếu không thể lượng nước quá nhiều, bạn có thể thay thế bằng các loại nước trà thanh nhiệt giải độc, nước ép trái cây nguyên chất...

Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?
Bị viêm da tiếp xúc nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin khoáng chất có tác dụng phục hồi tổn thương trên da

Lưu ý: Xây dựng thực đơn ăn uống hằng ngày khoa học, đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, tạo thói quen ăn uống đúng cữ, đúng giờ giấc, không bỏ bữa để giảm các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày như đầy bụng, khó tiêu...

Cách phòng ngừa tái phát viêm da tiếp xúc hiệu quả

Bị viêm da tiếp xúc kiêng cần kiêng gì phụ thuộc chủ yếu vào thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Đồng thời, người bệnh cũng cần tuân thủ áp dụng một số phương pháp phòng ngừa hiệu quả để hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bệnh.

  • Tạo thói quen dưỡng ẩm da hằng ngày bằng cách sử dụng sữa tắm cấp ẩm, bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm.
  • Nên tắm bằng nước ấm hoặc nước mát và không tắm lâu hơn 20 phút. Lưu ý phải loại bỏ sạch bọt xà phòng, cặn bẩn trên bề mặt da để giảm nguy cơ bít tắc lỗ chân lông.
  • Nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát và làm từ chất liệu dễ thấm hút mồ hôi.
  • Bôi kem chống nắng trước khi đi ra ngoài. Nên chọn lựa các sản phẩm có chỉ số chống nắng từ 50 fps trở lên từ những thương hiệu uy tín.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như hóa chất tẩy rửa, bụi bẩn, kim loại, lông động vật, thuốc nhuộm...
  • Giữ vệ sinh không gian sống xung quanh, lau dọn, giặt giũ chăn, drap, gối, nệm, khăn mặt...
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc bôi hay thuốc uống khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Nếu sử dụng phải tuân thủ liều dùng, tần suất dùng thuốc để tránh gây tác dụng phụ, làm bùng phát triệu chứng viêm da tiếp xúc.

Mẹo chữa tại nhà hiệu quả cho tình trạng viêm da tiếp xúc nhẹ:

Dùng các nguyên liệu thiên nhiên:

  • Nha đam: Dưỡng ẩm, sát trùng, và ngăn ngừa bội nhiễm.
  • Mật ong: Chống viêm, điều hòa miễn dịch, và dưỡng ẩm.
  • Hành hoa: Chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa ngáy và sưng đỏ.
  • Yến mạch: Dịu tổn thương, dưỡng ẩm, giảm thô ráp.

Sinh hoạt hằng ngày:

  • Chườm lạnh: Giảm mẩn đỏ, mang lại cảm giác thoải mái.
  • Uống nhiều nước: Giảm khó chịu, ngứa ngáy, đào thải độc tố, tăng cường sức đề kháng.
  • Bảo vệ da: Cắt móng, tránh gãi vết thương, không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào vết thương.

Khi cần khám bác sĩ:

  • Ngứa ngáy kèm theo sốt, mệt mỏi, mụn nước, tổn thương nội tạng.
  • Các biểu hiện có thể là dấu hiệu của hội chứng Kaposi-julius berg.
  • Tình trạng tái phát nhiều lần, kéo dài, điều trị sai, lạm dụng corticoid.

Phương Pháp Tây y chữa viêm da tiếp xúc:

  • Thuốc kê đơn: Corticosteroid, thuốc chống viêm, giảm phù nề.
  • Thuốc chống ngứa: Kháng histamin thế hệ 1 và 2.
  • Kháng sinh tại chỗ: Đối với nhiễm khuẩn hoặc nguy cơ nhiễm khuẩn.

Liệu pháp ánh sáng:

  • Sử dụng ánh sáng để ngăn chặn phản ứng miễn dịch gây dị ứng. (Chỉ dành cho người lớn)

Thuốc Nam chữa bệnh:

  • Sử dụng lá đơn đỏ, lá khế, trà xanh, lá tía tô để chữa trị tình trạng viêm da.

Phương pháp Đông y:

  • Sử dụng bài thuốc chứa thảo dược như thuyền thoái, bạch tiên bì, ngân hoa, bạch dược, và các thành phần khác.
  • Nhớ kiên trì và nếu tình trạng không cải thiện, liên hệ với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số loại thuốc bôi trị viêm da tiếp xúc thường được kê đơn:

  • Dung dịch thuốc bôi sát khuẩn: Kẽm oxide 10%: Tăng cường bảo vệ da, giảm ngứa ngáy. Hồ nước: Làm dịu da, giảm ngứa, sát khuẩn, dùng 2 lần/ngày. Dung dịch Jarish: Sát trùng, ức chế sự phát triển vi khuẩn.
  • Thuốc kem bôi corticoid: Nhóm 1: Clobetason propionate, Betamethason dipropionat. Nhóm 2: Fluocinolon acetonid, Desoximetasone. Nhóm 3: Triamcinolon acetonid, Alcloetasone. Nhóm 4: Dexamethason, Hydrocortison acetat.
  • Thuốc bạt sừng acid salicylic: Một số loại phổ biến như acid salicylic, diprosalic, dibetalic, betnoval, benzosali.
  • Thuốc bôi kháng sinh: Hỗ trợ giảm sưng, chống khuẩn. Sử dụng theo toa bác sĩ.
  • Thuốc ức chế miễn dịch trị viêm da tiếp xúc: Tacrolimus, Pimecrolimus giúp găn chặn sự hoạt động của ổ khuẩn, cải thiện triệu chứng.
  • Thuốc hỗ trợ cải thiện triệu chứng: Kem Dipolac chứa corticoid, giảm ngứa, sưng viêm. Kem Gentrisone giảm triệu chứng ngứa ngáy, đau rát. Kem bôi Fucidin H ức chế sôi phát triển vi khuẩn, giảm ngứa, nổi mẩn đỏ.
  • Kem dưỡng ẩm: Sử dụng kết hợp với thuốc trị viêm da tiếp xúc. Các loại kem như Physiogel, Lacticare - HC, A-derma Exomega, Panthenol giúp cải thiện và phục hồi da.

Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để phòng ngừa tái phát bệnh là một trong những yếu tố cần đặt song song với các biện pháp đều trị y tế. Trong đó, bạn cần nắm rõ và kiểm soát các thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học hằng ngày để tránh gây kích ứng cho làn da, tránh làm tái phát bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...