Cách Phân Biệt Bệnh Zona và Viêm Da Tiếp Xúc Chính Xác

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bệnh viêm da tiếp xúc và zona là 2 căn bệnh da liễu phổ biến và có những yếu tố tương tự, gần giống nhau nên thường xuyên chẩn đoán nhầm lẫn. Chính vì vậy khiến việc điều trị không chính xác, bệnh kéo dài dai dẳng và gây ra những rủi ro ngoài ý muốn. Vậy cách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc như thế nào là đúng nhất?

Cách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc chính xác

Theo các chuyên gia da liễu, bệnh Zona và viêm da tiếp xúc là 2 căn bệnh hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên tỷ lệ nhầm lẫn giữa 2 căn bệnh này là rất cao. Nguyên nhân là vì chúng có điểm chung tương tự nhau về nhiều yếu tố như triệu chứng, hình dạng thương tổn…

Điển hình như là vùng da bị tổn thương nổi nhiều mụn nước li ti dính chùm. viêm đỏ và mưng mủ, cơn đau rát của viêm da tiếp xúc giống với cơn đau nhức của bệnh Zona, những tổn thương của bệnh zona chỉ xuất hiện một bên người và khiến người bệnh nhầm lẫn với triệu chứng của viêm da tiếp xúc 1 bên người…

Cách phân biệt bệnh zona và viêm da tiếp xúc
Biết cách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị hiệu quả hơn

Vì vậy, để phân biệt chính xác trường hợp nào là bệnh Zona và trường hợp nào là bệnh viêm da tiếp xúc cần dựa vào một số cách sau đây:

1. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh

  • Bệnh Zona: Đây là căn bệnh được gây ra bởi vi khuẩn Herpes và những người đã từng mắc bệnh thủy đậu sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường. Vì dù đã chữa khỏi bệnh thủy đậu nhưng virus vẫn luôn tồn tại trong các tế bào thần kinh vùng thắt lưng, trú ngụ và đợi đến thời điểm thích hợp như sức đề kháng của bạn suy giảm hay tiến hành hóa trị xạ trị ung thư… sẽ khiến virus bùng phát gây bệnh Zona.
  • Bệnh viêm da tiếp xúc: Viêm da tiếp xúc có rất nhiều dạng từ viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc kích ứng hoặc viêm da tiếp xúc do côn trùng… Cụ thể, việc bạn tiếp xúc với các hóa chất độc hại, nguồn nước bẩn, phấn hoa, lông động vật, nhựa mủ độc thực vật, độc tố từ côn trùng (do muỗi, kiến ba khoang cắn)… đều là những nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm da tiếp xúc. Vì vậy, nếu tính chất công việc bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất, làm ruộng, làm vườn, thường xuyên ngủ dưới ánh đèn, không vệ sinh vật dụng cá nhân thường xuyên… đều có nguy cơ bị viêm da tiếp xúc cao hơn so với những người khác.

2. Dựa vào triệu chứng

Triệu chứng của bệnh Zona và viêm da tiếp xúc có những điểm tương tự nhưng vẫn có vài điểm khác biệt để bác sĩ dựa vào đó để chẩn đoán chính xác.

Triệu chứng bệnh Zona

Mắc bệnh Zona gây ra một số tổn thương ngoài da cơ bản như: xuất hiện các đốm mụn nước li ti hoặc bọng nước tập trung thành từng chùm, chủ yếu là mọc dọc theo dây thần kinh, liên sườn. Quan sát kỹ hơn có thể thấy mụn nước hơi lõm vào trên bề mặt và thường có viêm hạch.

Cách phân biệt bệnh zona và viêm da tiếp xúc
Bệnh zona đặc trưng với triệu chứng nổi mụn nước li ti tập trung thành từng chùm trên da

Kèm theo đó là một số triệu chứng toàn thân như sốt 38 độ C, cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, nhạy cảm với ánh sáng, gây ra đau nhức dữ dội như điện giật chứ không gây ngứa ngáy. Những người cao tuổi mắc bệnh sẽ có mức độ đau tăng cao hơn so với người trẻ tuổi, ngoài ra, người có sức đề kháng yếu, phụ nữ mang thai cũng dễ mắc bệnh hơn.

Khoảng 4 – 5 ngày sau, mụn nước sẽ tự vỡ, xẹp xuống, khô lại, đóng vảy tiết và để lại những vết sẹo lọm bạc màu. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đau mắt, sưng phù, sụp mí mắt, đỏ rát… thậm chí hậu quả nặng nhất là suy giảm thị lực, dẫn đến mù lòa.

Triệu chứng viêm da tiếp xúc

Tùy vào dạng viêm da tiếp xúc mà triệu chứng bệnh sẽ khác nhau, cụ thể triệu chứng viêm da tiếp xúc thường xuất hiện ngay sau khi làn da tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Điển hình như bị côn trùng cắn làm cho độc tố bám vào da hoặc tiếp xúc với hóa chất dị ứng gây kích phát nhiều triệu chứng như ngứa ngáy, da ửng đỏ, phồng rộp, nổi mụn nước với nhiều hình dạng khác nhau.

Kèm theo đó là tình trạng nóng rát, đau nhức, dị ứng nổi mề đay toàn thân, phù nề, nổi sẩn, phát ban đỏ và ngứa ngáy dữ dội, thậm chí khởi phát viêm nhiễm. Những tổn thương do viêm da tiếp xúc có thể tự lành lại từ 3 – 5 ngày hoặc lâu hơn nếu mức độ bệnh nặng, mạn tính và chuyển sang giai đoạn viêm da tiếp xúc bội nhiễm.

3. Dựa vào biến chứng của bệnh

Bệnh viêm da tiếp xúc và bệnh Zona đều là những căn bệnh da liễu gây ra các tổn thương khó chịu ngoài da và ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, đời sống tinh thần của người bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nếu so sánh về mức độ ảnh hưởng thì bệnh Zona có xu hướng tiến triển nặng hơn bệnh viêm da tiếp xúc.

Biến chứng viêm da tiếp xúc

Phần lớn các trường hợp bị viêm da tiếp xúc đều không gây nguy hiểm đến tính mạng và cũng không quá khó trong việc kiểm soát triệu chứng. Nếu chăm sóc và áp dụng các biện pháp điều trị đúng cách, chỉ sau 1 – 4 tuần những tổn thương trên da sẽ nhanh chóng khô lại, bong tróc vảy và không để lại sẹo thâm trên da.

Tuy nhiên, nếu không được quan tâm chăm sóc, áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu chắc chắn bệnh sẽ tiến triển ngày càng xấu đi. Trong đó, một số biến chứng của viêm da tiếp xúc như:

Cách phân biệt bệnh zona và viêm da tiếp xúc
Biến chứng viêm da tiếp xúc thường không nghiêm trọng như biến chứng bệnh Zona
  • Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Da bị viêm nhiễm, lở loét, mưng mủ nhưng vẫn cào gãi, chà xát mạnh khiến da bị nhiễm trùng, tăng nguy cơ bội nhiễm do các ổ vi khuẩn bắt đầu hoạt động mạnh hơn. Một số triệu chứng phổ biến như sốt cao, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn…
  • Viêm da thần kinh: Viêm da tiếp xúc thường xuyên tái đi tái lại, càng tái phát nhiều càng làm tăng mức độ nặng. Người bệnh cào gãi thường xuyên gây ra tình trạng dày sừng, lichen hóa, nhiễm cộm, ngứa ngáy… khiến vùng da bị tổn thương khô cứng, sậm màu và bám chặt không bong ra được.

Biến chứng bệnh Zona

Trong khi đó, bệnh Zona có biến chứng nguy hiểm hơn rất nhiều, do có sự tồn tại của virus trong các tế bào thần kinh, từ đó gây ra nhiều triệu chứng ở cả trong và bên ngoài cơ thể. Có thể kể đến một số biến chứng như:

  • Đau thần kinh sau zona: Dù đã điều trị khỏi bệnh zona nhưng có rất nhiều người vẫn cảm thấy đau nhức tại vùng da đã từng tổn thương, tình trạng này được gọi là đau thần kinh sau zona. Tình trạng này xảy ra do các dây thần kinh tổn thương quá mức chưa thể phục hồi lại như bình thường. Cơn đau zona thường kéo dài từ 6 tháng cho đến vài năm sau đó tùy vào từng trường hợp sức khỏe.
  • Suy giảm thị lực: Virus Herpes của bệnh Zona trú ngụ ở các dây thần kinh mắt có thể gây ra viêm nhiễm, về lâu dài sẽ làm suy giảm thị lực và thậm chí là mù lòa.
  • Các biến chứng thần kinh khác: Một số cơ quan thần kinh bị zona gây ra các biến chứng nặng nề như suy giảm thính giác, viêm não, liệt mặt, khó giữ thăng bằng…
  • Nhiễm trùng da: Cào gãi quá mức khiến da trầy xước, tổn thương và gây ra nhiễm trùng da, bội nhiễm.

Phương pháp điều trị bệnh zona và viêm da tiếp xúc

“Bệnh nào thuốc ấy” là phương châm điều trị bệnh được hầu hết các chuyên gia da liễu áp dụng. Vì nếu xét về bản chất, bệnh zona và viêm da tiếp xúc là 2 căn bệnh khác nhau nên phương pháp điều trị cũng sẽ khác. Những trường hợp chẩn đoán nhầm chắc chắn việc điều trị sẽ không đạt hiệu quả.

Vì vậy, từng bệnh phải được điều trị theo cách riêng biệt nhằm mục đích điều trị khỏi hoàn toàn các triệu chứng.

Điều trị bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu không quá nặng, trường hợp chỉ gây kích ứng đơn thuần trên da, cách điều trị sẽ không quá  phức tạp. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp phù hợp như:

Dùng các loại thuốc bôi ngoài da

Nếu bị viêm da tiếp xúc do dị ứng, kích ứng khi tiếp xúc với hóa chất, nọc độc côn trùng… sẽ được chỉ định dùng các lại thuốc sau:

  • Dung dịch rửa, sát khuẩn như nước muối sinh lý, thuốc tím, xanh Methylen 1%, dung dịch Jarish, hồ nước…
  • Thuốc kem bôi, thuốc mỡ có chứa corticoid, kẽm để làm dịu da, cải thiện triệu chứng.
  • Nếu có dấu hiệu bội nhiễm có thể dùng thuốc kháng sinh dạng bôi ngoài da hoặc dạng uống.
  • Thuốc kháng histamine dạng uống.
Cách phân biệt bệnh zona và viêm da tiếp xúc
Bị viêm da tiếp xúc với các dị ứng đơn thuần chỉ cần rửa da bằng cồn và dùng kem bôi giảm ngứa, làm dịu da

Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh điều trị bằng thuốc Tây, người bệnh cũng cần chú ý thực hiện các biện pháp hỗ trợ điều trị sau để đạt kết quả tốt nhất:

  • Chườm lạnh hỗ trợ giảm ngứa
  • Bôi kem dưỡng ẩm làm dịu da, giảm ngứa ngáy và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương trên da.
  • Tuyệt đối không dùng tay cào gãi lên vùng da bị tổn tương.
  • Giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt tại vết thương.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là vitamin khoáng chất, ngủ nghỉ đúng giờ, sinh hoạt điều độ, vận động đều đặn để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.

Nếu tuân thủ điều trị sớm và đúng cách, chỉ từ 7 – 10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng, không biến chứng và không để lại sẹo thâm trên da.

Điều trị bệnh Zona

Bệnh Zona thường có mức độ nặng hơn viêm da tiếp xúc nên việc điều trị cũng phức tạp hơn rất nhiều. Để điều trị bệnh Zona chủ yếu sử dụng các loại thuốc Tây, chăm sóc tại nhà và phòng ngừa tái phát.

Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh Zona chủ yếu là thuốc dạng bôi dạng uống hoặc tiêm.

  • Thuốc đặc trị chống virus như Acyclovir (Zovirax), Valacyclovir (Valtrex) hoặc Famciclovir (Famvir).
  • Thuốc chống viêm
  • Thuốc chứa hoạt chất Acyclovir dạng bôi hoặc dạng uống.
  • Thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptyline
  • Thuốc chống co giật như gabapentin
  • Thuốc tê làm giảm cảm giác đau đớn dưới dạng miếng dán, gel, thuốc xịt, lidocain…
  • Thuốc corticosteroid dạng tiêm hoặc thuốc tê có tác dụng tại chỗ dành cho những trường hợp bệnh nặng.
Cách phân biệt bệnh zona và viêm da tiếp xúc
Điều trị bệnh Zona bằng các loại thuốc đặc trị, diệt virus, chống viêm, giảm ngứa, an thần… do bệnh có diễn tiến khá nghiêm trọng

Lưu ý: Tuyệt đối tuân thủ loại thuốc, liều dùng và tần suất sử dụng do bác sĩ chỉ định để tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Kết hợp chăm sóc tại nhà

Các loại thuốc Tây chữa bệnh Zona có tác dụng rất mạnh và dễ gây ra tác dụng phụ nếu lạm dụng quá mức, trong thời gian dài. Vì vậy, để đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương, rút ngắn thời gian sử dụng thuốc, người bệnh có thể áp dụng cũng cần tuân thủ thực hiện các cách chăm sóc tại nhà sau:

  • Sử dụng các loại dược liệu tự nhiên như lá khế, lá chè xanh, lá trầu không… để tắm hoặc thoa lên vết thương trong trường hợp bệnh không quá nặng.
  • Giữ vệ sinh thân thể, đặc biệt tại vùng da bị tổn thương để tránh nguy cơ bội nhiễm.
  • Tuyệt đối không cào gãi, chà xát mạnh lên da vì sẽ gây trầy xước tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin như vitamin C, B6, B12, lysine… Bên cạnh đó, tránh xa những loại thực phẩm cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, rượu bia, mầm lúa mì, ngũ cốc chưa qua tinh chế… để giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.

Nếu áp dụng các biện pháp điều trị sớm, đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, chỉ khoảng 2 – 3 tuần bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, sau khi những tổn thương lành lại sẽ để lại vùng da giảm sắc, sậm màu hơn so với những vùng da lân cận.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc cơ bản bạn cần tham khảo và nắm rõ để phát hiện bệnh sớm, chủ động áp dụng các biện pháp điều trị tích cực cải thiện tình trạng bệnh. Hoặc nếu không thể chẩn đoán được bệnh, ngay khi xuất hiện các triệu chứng trên da, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn hướng điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng và phòng ngừa tái phát bệnh lâu dài.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...
Giải Mã Bí Dược “Dựng Lên” Hoàn Thiện Mãnh Lực Phục Dương Khang - Hạ Gục Rối Loạn Cương Dương

Giải Mã Bí Dược “Dựng Lên” Hoàn Thiện Mãnh Lực Phục Dương Khang – Hạ Gục Rối Loạn Cương Dương

Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, Trung tâm Thuốc Dân Tộc kết hợp...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Rối Loạn Cương Dương, Phục Hồi Sinh Lý

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Rối Loạn Cương Dương, Phục Hồi Sinh Lý

Rối loạn cương dương là tình trạng khó cương cứng, dễ mềm, xìu khiến cuộc...