Cách Chữa Viêm Da Tiếp Xúc

Mẹo chữa tại nhà hiệu quả cho tình trạng viêm da tiếp xúc nhẹ:

Dùng các nguyên liệu thiên nhiên:

  • Nha đam: Dưỡng ẩm, sát trùng, và ngăn ngừa bội nhiễm.
  • Mật ong: Chống viêm, điều hòa miễn dịch, và dưỡng ẩm.
  • Hành hoa: Chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa ngáy và sưng đỏ.
  • Yến mạch: Dịu tổn thương, dưỡng ẩm, giảm thô ráp.

Sinh hoạt hằng ngày:

  • Chườm lạnh: Giảm mẩn đỏ, mang lại cảm giác thoải mái.
  • Uống nhiều nước: Giảm khó chịu, ngứa ngáy, đào thải độc tố, tăng cường sức đề kháng.
  • Bảo vệ da: Cắt móng, tránh gãi vết thương, không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào vết thương.

Khi cần khám bác sĩ:

  • Ngứa ngáy kèm theo sốt, mệt mỏi, mụn nước, tổn thương nội tạng.
  • Các biểu hiện có thể là dấu hiệu của hội chứng Kaposi-julius berg.
  • Tình trạng tái phát nhiều lần, kéo dài, điều trị sai, lạm dụng corticoid.

Phương Pháp Tây y chữa viêm da tiếp xúc:

  • Thuốc kê đơn: Corticosteroid, thuốc chống viêm, giảm phù nề.
  • Thuốc chống ngứa: Kháng histamin thế hệ 1 và 2.
  • Kháng sinh tại chỗ: Đối với nhiễm khuẩn hoặc nguy cơ nhiễm khuẩn.

Liệu pháp ánh sáng:

  • Sử dụng ánh sáng để ngăn chặn phản ứng miễn dịch gây dị ứng. (Chỉ dành cho người lớn)

Thuốc Nam chữa bệnh:

  • Sử dụng lá đơn đỏ, lá khế, trà xanh, lá tía tô để chữa trị tình trạng viêm da.

Phương pháp Đông y:

  • Sử dụng bài thuốc chứa thảo dược như thuyền thoái, bạch tiên bì, ngân hoa, bạch dược, và các thành phần khác.
  • Nhớ kiên trì và nếu tình trạng không cải thiện, liên hệ với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị dị ứng khi tiếp xúc với các chất kích thích hay chất gây dị ứng. Khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của da khi để lại sẹo. Trong bài viết này, Viện Y Dược Dân Tộc sẽ giới thiệu tới bạn đọc một số cách chữa viêm da dị ứng, giúp làm giảm các triệu chứng đối với người bệnh bị viêm da tiếp xúc từ nhẹ đến mạn tính, cùng tham khảo ngay sau đây.

Tổng quan bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc hay còn được gọi là chàm tiếp xúc, bệnh có liên quan đến những chất mà bạn đã hoặc đang tiếp xúc. Mức độ nghiêm trọng của bệnh còn phụ thuộc vào các yếu tố như loại chất tiếp xúc, khoảng thời gian tiếp xúc ngắn hay dài cũng như cơ địa thể trạng sức khỏe của từng người.

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu có liên quan đến những thứ mà người bệnh đã và đang tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu có liên quan đến những thứ mà người bệnh đã và đang tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc được chia làm hai nhóm chính gồm viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng.

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Đây là tình trạng viêm da tiếp xúc do cơ thể tiếp xúc tới những chất có axit, bazơ mạnh, các loại sơn hóa chất hay dung môi như nhựa thông, acetone, chất tẩy rửa, xi măng, chất nhũ hóa, vôi tôi, xà phòng có tính kiềm cao, thuốc tẩy… Đặc trưng phản ứng ở viêm da tiếp xúc dạng này gần giống như bị bỏng.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Đây là tình trạng viêm da dị ứng có liên quan mật thiết đến sự phản ứng của hệ miễn dịch. Những tác nhân gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng thường không phải xảy ra ở hầu hết mọi người, nó chỉ có khả năng làm ảnh hưởng đến những người có cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng mà thôi. Đặc trưng những tổn thương lâm sàng của viêm da tiếp xúc dị ứng khác với viêm da tiếp xúc kích ứng là những trí tổn thương không những khu trú tại nơi tiếp xúc mà còn lan rộng ra kể cả những vùng da không tiếp xúc, thậm chí phát sinh dị ứng phát ban toàn thân.

Ngoài 2 dạng viêm da tiếp xúc phổ biến ở trên thì một số trường hợp còn mắc phải dạng viêm da tiếp xúc do ánh sáng, tia cực tím hoặc viêm da tiếp xúc bội nhiễm do người bệnh gãi nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào bên trong gây viêm nhiễm, hoại tử.

Thông thường, bệnh chỉ diễn tiến đến mức độ cấp tính. Nếu được phát hiện và chăm sóc kịp thời, tích cực kết hợp dưỡng da đúng cách sẽ giúp các triệu chứng bệnh nhanh chóng thuyên giảm sau 1 – 4 tuần.

Bệnh viêm da tiếp xúc xảy ra khi tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng và kích ứng khiến cho lớp màng lipid bị suy giảm, từ đó gây ra tình trạng làn da bị mất nước, khô ráp và suy yếu.

Theo các chuyên gia, có rất nhiều tác nhân gây ra căn bệnh nay, tùy theo dạng viêm da tiếp xúc.

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng

Đây là tình trạng làn da tiếp xúc với những chất có khả năng gây ra dị ứng khiến cơ thể phát sinh các triệu chứng viêm, ngứa.

  • Tiếp xúc với các loại thực vật có mủ độc như cây thường xuân, cây sồi, cây sơn do có chứa loại dầu urushiol hay phấn hoa, lông động vật, bụi bẩm, mạt cưa trong không khí.
  • Dị ứng với các loại sản phẩm thuốc duỗi, nhuộm tóc hóa chất
  • Do tiếp xúc với một số loại thuốc bôi như benzocaine, thimerosal hay chứa thành phần kháng sinh.
  • Dị ứng với cao su latex
  • Dị ứng da động vật hoặc những sảm phẩm làm từ da động vật có sử dụng hóa chất để xử lý làm mềm.
  • Dị ứng với hóa chất có trong các sản phẩm tạo mùi, tạo màu trong sữa tắm, xà phòng, dầu gội, các loại kem dưỡng da cùng một số loại mỹ phẩm khác.
  • Dị ứng với một số loại thuốc bôi ngoài da
  • Dị ứng với chất Niken, một loại kim loại được sử dụng phổ biến trong điều chế trang sức, khóa thắt lưng.

Tiếp xúc với các tác nhân dị ứng từ thực vật, động vật, hóa chất… là nguyên nhân khởi phát triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúcTiếp xúc với các tác nhân dị ứng từ thực vật, động vật, hóa chất… là nguyên nhân khởi phát triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc kích ứng

Dạng viêm da này xảy ra phổ biến hơn so với dạng trên, là tình trạng kích ứng trên bề mặt da càng kéo dài lâu thì càng khiến cho tình trạng viêm da ngày càng nghiêm trọng. Một số tác nhân chủ yếu gây ra viêm da tiếp xúc kích ứng là:

  • Một số loại thuốc tẩy rửa cực mạnh như bột thông cống, nước tẩy bồn cuầ…
  • Dị ứng với các loại axit có trong pin
  • Dị ứng nước sơn móng tay, vecni, sơn tường, chất dẻo, nhựa, epoxy…
  • Dị ứng với nhựa của một số loài thực vật như cây trạng nguyên, cây ớt…
  • Do bị côn trùng cắn, phổ biến nhất là khi bị kiến ba khoang cắn hay tiếp xúc với bướm đục thân lúa.
  • Ngoài ra, những người có tiền sử mắc bệnh Chàm Eczema thì nguy cơ cao mắc bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng hơn so với những người không bệnh.

Theo một thống kê cho thấy, viêm da tiếp xúc thường chủ yếu xảy ra ở những người làm các công việc đặc thù như:

  • Nội trợ
  • Y tá
  • Thợ làm tóc, nhân viên spa, thẩm mỹ
  • Nha sĩ
  • Nhân viên vệ sinh
  • Đầu bếp
  • Công nhân xây dựng

Bệnh viêm da tiếp xúc ở từng người sẽ có những triệu chứng khác nhau tùy theo cơ địa. Ngoài ra, bệnh sẽ gây ra những tổn thương khó chịu trên bề mặt da ứng với phạm vị tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Sau đó, nếu bệnh có xu hướng tiến triển nặng sẽ làm lan rộng những tổn thương đến các vùng da lân cận.

Viêm da tiếp xúc
Đặc trưng triệu chứng của viêm da tiếp xúc là ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mụn nước, nóng rát, rỉ dịch…

Nhìn chung, một số triệu chứng điển hình của viêm da tiếp xúc tại những vị trí cụ thể như sau:

  • Viêm da tiếp xúc trên da đầu: Trên da đầu của người bệnh xuất hiện các đốm mẩn đỏ, bong tróc vảy hay hạt bụi li ti, ngứa ngáy. Hầu hết những trường hợp mắc bệnh này thường khá khó nhận biết chính xác là viêm da tiếp xúc, người bệnh thường nhầm lẫn với tình trạng da đầu có gàu.
  • Viêm da tiếp xúc ở mặt: Xuất hiện một số đốm mụn mủ, mẩn đỏ, đau rát và gây ngứa ngáy thường xuyên. Kéo theo đó là tình trạng làn da tiết nhiều bã nhờn, gây bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn.
  • Viêm da tiếp xúc ở mắt: Khi những tác nhân dị ứng tiếp xúc vào vị trí gần mắt sẽ gây ra hiện tượng phù nề mí mắt, thậm chí có những trường hợp nặng hơn gây ra viêm kết mạc mắt cực kỳ nguy hiểm.
  • Viêm da tiếp xúc ở môi: Điển hình với triệu chứng là bong tróc da môi, ngứa ngáy, nổi sần sùi, ngứa ngáy, khó chịu, nứt nẻ, tiết dịch và thậm chí là chảy máu.
  • Viêm da tiếp xúc ở dái tai: Triệu chứng phổ biến khi bị viêm da tiếp xúc tại vị trí này là viêm da tiết bã, khô da, bong tróc vảy, thậm chí kèm theo đó là những đốm mụn nước, tiết dịch và nhiễm trùng, tiết dịch.
  • Viêm da tiếp xúc ở tay, chân: Một số triệu chứng điển hình như da khô ráp, bong tróc, nổi mụn nước li ti, tiết dịch…

Lưu ý: Tùy vào cơ địa của từng người bệnh cũng như tác nhân dị ứng, vị trí bị tiếp xúc là ở đâu mà mỗi người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau, có thể có hoặc không đầy đủ những triệu chứng vừa kể trên, cũng có trường hợp triệu chứng nặng nề và nguy hiểm. Do đó, tốt nhất người bệnh nên chủ động thăm khám càng sớm càng tốt để có hướng điều trị phù hợp.

Mẹo chữa tại nhà hiệu quả

Khi gặp tình trạng viêm da tiếp xúc ở mức độ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo chữa tại nhà.

Dùng các nguyên liệu thiên nhiên

Dưới đây là những nguyên liệu thiên nhiên, hoàn toàn lành tính với cơ thể, được sử dụng để giảm các triệu chứng của bệnh như:

  • Nha đam: Nha đam là loại cây có chứa nhiều vitamin, acid amin, chất chống oxy hóa, đem lại hiệu quả tốt cho làn da. Khi sử dụng cho tình trạng viêm da tiếp xúc, sẽ có tác dụng dưỡng ẩm, sát trùng và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm có thể xảy ra.
  • Mật ong: Trong mật ong có chứa các thành phần chống viêm, điều hòa hệ miễn dịch. Ngoài ra, một vài thành phần dưỡng ẩm cho da khác như vitamin E, acid amin và các antioxidants, phù hợp với tình trạng da bị viêm nhiễm.
  • Hành hoa: Trong hành hoa chứa một lượng chất kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, khi sử dụng sẽ giúp diệt khuẩn hiệu quả, đào thải các độc tố bên trong cơ thể, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ ngoài da.
  • Yến mạch: Trong loại ngũ cốc này có chứa kẽm và nhiều acid ferulic, beta-glucan, avenanthramides… Những hoạt chất này đều có khả năng làm dịu các tổn thương ngoài da, dưỡng ẩm, giảm thô ráp.

Yến mạch có khả năng làm dịu các tổn thương ngoài da
Yến mạch có khả năng làm dịu các tổn thương ngoài da

Sinh hoạt hằng ngày

Một vài mẹo nhỏ trong giúp giảm các triệu chứng của bệnh được nhiều người áp dụng như:

  • Chườm lạnh: Việc chườm lạnh vào vết thương có thể giúp ngăn chặn tình trạng mẩn đỏ lan rộng khắp toàn thân, người bệnh sẽ không còn cảm thấy khó chịu mà thay vào đó là cảm giác thoải mái hơn rất nhiều.
  • Uống nhiều nước: Trong giai đoạn điều trị bệnh, bạn nên uống đủ lượng nước mỗi ngày để giảm các triệu chứng khó chịu, giảm ngứa ngáy, đào thải độc tố và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Bảo vệ da cẩn thận: Móng tay cần được cắt thường xuyên, không gãi vào vết thương hở khi bị ngứa thay vào đó có thể băng vết thương lại. Tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào vết thương vì các vùng da non này rất nhạy cảm.

Khi nào cần khám bác sĩ?

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da xuất hiện theo từng đợt và sẽ thuyên giảm sau một thời gian. Đối với những người bệnh thường xuyên ngứa, gãi nhiều có thể sẽ gây nhiễm trùng da, gây lở loét để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Nếu gặp một vài trường hợp dưới đây, người bệnh cần sớm liên hệ với bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời:

  • Không những ngứa ngáy, người bệnh còn gặp tình trạng sốt, mệt mỏi, mụn nước trên da, tổn thương nội tạng…
  • Những biểu hiện trên có thể xuất phát từ việc da bị bội nhiễm virus, gây nên hội chứng Kaposi-julius berg. Đây là biến chứng nặng và có thể sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.
  • Nếu tình trạng tái phát quá nhiều lần, kéo dài nhiều năm, điều trị sai, lạm dụng các thuốc bôi hoặc uống có Corticoid. Lúc này, da sẽ bị mẩn đỏ toàn thân cùng các triệu chứng khác như sốt từng đợt, rét run, ngứa thường xuyên. Người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và có các biện pháp khắc phục phù hợp.

Nếu tình trạng tái phát quá nhiều lần, bạn cần thăm khám bác sĩ
Nếu tình trạng tái phát quá nhiều lần, bạn cần thăm khám bác sĩ

Phương Pháp Tây y chữa viêm da tiếp xúc

Nếu tình trạng ngày càng trở nặng, người bệnh có thể chuyển qua các phương pháp như sử dụng thuốc Tây y, liệu pháp ánh sáng để điều trị bệnh.

Thuốc kê đơn

  • Thuốc chống viêm, giảm phù nề: Người bệnh có thể sử dụng Corticosteroid đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch. Sử dụng liều trung bình và giảm dần trong 2 - 3 tuần để điều trị bệnh triệt để. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê dùng corticosteroid dạng gel bôi tại chỗ kết hợp với thuốc uống để đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương da.
  • Thuốc chống ngứa: Các loại thuốc kháng histamin được uống tường được chỉ định, có thể dùng 1 loại hoặc 2 loại kết hợp cả hai thế hệ. Thuốc kháng histamin thế hệ 1 được chống chỉ định cho những người cần sự tập trung cao vì nó có thể gây buồn ngủ, nên sử dụng vào ban đêm như: hydroxyzine, chlorpheniramine,... Thuốc kháng histamin thế hệ 2 ít gây buồn ngủ hơn, phù hợp với đa số những đối tượng, một số loại thường dùng như: levocetirizin, cetirizine,...
  • Kháng sinh tại chỗ: Dùng trong trường hợp da bị nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn. Thuốc có thể dùng bằng cách uống hoặc tiêm nếu tình trạng đã quá nghiêm trọng.
  • Vệ sinh, sát khuẩn da: Vùng da bị nhiễm khuẩn cần được vệ sinh đúng cách, sử dụng dung dịch thuốc tím tỉ lệ 1/10.000. Khi dùng dung dịch này tắm lên vùng da bị tổn thương sẽ giúp sát khuẩn da, làm săn da, giảm tiết dịch trên da.
  • Vitamin khác: Khi gặp tình trạng viêm da tiếp xúc, người bệnh có thể kết hợp uống các loại Vitamin A, C, E cùng với kẽm để đẩy nhanh tốc độ phục hồi da và khỏi bệnh.

Liệu pháp ánh sáng

Sử dụng liệu pháp ánh sáng là phương pháp ứng dụng cho những người bệnh không có tiến triển khi điều trị tại nhà hay sử dụng các loại thuốc đặc trị. Cơ chế hoạt động của phương pháp này là sử dụng đèn chiếu để ngăn chặn các phản ứng miễn dịch gây dị ứng. Sau quá trình điều trị, làn da sẽ trở nên mềm mại, tránh nguy cơ tái phát. Lưu ý rằng phương pháp này chỉ sử dụng với người lớn, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh không nên sử dụng bởi nó có thể đem đến các tác dụng phụ không mong muốn.

Liệu pháp ánh sáng chỉ sử dụng với người lớn
Liệu pháp ánh sáng chỉ sử dụng với người lớn

Thuốc Nam chữa bệnh

Từ xưa đến nay, với tình trạng viêm da tiếp xúc, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các loại thuốc nam như sau:

Lá đơn đỏ

Đây là một vị thuốc nam nổi tiếng, mang lại rất nhiều lợi ích như làm tiêu viêm, giúp thanh nhiệt, trị rôm sảy hiệu quả. Trong loại lá này có chứa Anthranoid cùng Flavonoid, là hai hoạt chất có công dụng loại bỏ cảm giác ngứa ngáy do bệnh da liễu, diệt khuẩn, sát trùng, tiêu viêm và tăng cường khả năng chống oxy hóa. Ngoài ra, loại lá này còn giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp tăng cường hồi phục các tế bào da bị tổn thương và ngăn bệnh lan rộng ra xung quanh.

Cách thực hiện:

  • Lá đơn đỏ đem đi rửa sạch, phơi khô để ráo nước hoàn toàn. Cho lá vào nồi đun cùng 1.5 lít nước và đun sôi cùng với lửa nhỏ.
  • Sau khi đun được 1 thời gian, nước đã cạn bớt, người bệnh cần để nguội và uống lúc còn ấm, sử dụng trong ngày.
  • Kiên trì uống đều đặn hàng ngày cho tới khi quan sát thấy bệnh có tiến triển tốt hơn.

Lá khế

Lá khế có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu các vùng da bị viêm và giảm ngứa hiệu quả. Đây là cây thuốc nam được sử dụng để điều trị bệnh hiệu quả, lành tính với cơ thể, được nhiều người áp dụng. Trong đó, sử dụng lá khế để điều trị các tình trạng viêm da rất phổ biến. Khi áp dụng cách điều trị này, các tinh chất có trong lá khế sẽ đi vào bên trong cơ thể và phát huy công dụng nhanh chóng.

Các thực hiện:

  • Lá khế cần chuẩn bị khoảng 30g và 10g hoa khế. Đem lá đi rửa sạch rồi cho vào ngâm cùng nước muối pha loãng 15 phút.
  • Thêm nước vào nồi nấu lá khế trong khoảng nửa tiếng sau đó tắt bếp. Phần bã cần loại bỏ và lấy được để uống đều đặn mỗi ngày.
  • Lượng nước sử dụng không nên uống quá 500ml/ngày và vẫn cần bổ sung thêm nước lọc.

Lá trà xanh

Trà xanh là loại thức uống thơm ngon và đem lại nhiều công dụng chữa bệnh vô cùng tốt. Trong trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, kháng khuẩn, tình trạng ngứa ngáy cũng được thuyên giảm, đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị một số bệnh về da như viêm da cơ địa hay viêm da tiếp xúc. Các vết thương sau khi phục hồi cũng sẽ không để lại sẹo, đảm bảo về độ thẩm mỹ.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh tươi, rửa thật sạch và để ráo nước.
  • Tiến hành đun lá trà xanh cùng với 2 lít nước trong khoảng 15 phút để các dưỡng chất tiết ra ngoài.
  • Sau khi tắt bếp, để nước nguội hẳn và sau đó thêm một chút muối và tắm.
  • Người bệnh có thể thực hiện 2 lần/ ngày đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, kháng khuẩn
Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, kháng khuẩn

Lá tía tô

Lá tía tô là loại rau quen thuộc, không những dùng trong bữa ăn hằng ngày mà còn có thể chữa các bệnh về da. Trong loại lá này có chứa hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất giúp ổn định hệ miễn dịch. Đối với tình trạng viêm da tiếp xúc, lá tía tô sẽ giúp hỗ trợ tiêu viêm, làm ức chế hoạt động của vi khuẩn trong cơ thể, ổn định quá trình trao đổi chất bên trong và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô tươi, lọc sạch các lá kém chất lượng sau đó rửa sạch với nước muối và để ráo.
  • Đun lá tía tô cùng 1 lít nước cho tới khi nồi cạn lại còn một nửa và sau đó tắt bếp.
  • Lá tía tô dùng để uống mỗi ngày 1 lần, chia đều theo các bữa ăn. Nếu cảm thấy quá khó uống, người bệnh có thể dùng một chút đường để dễ uống hơn.
  • Bã tía tô sau khi lọc có thể dùng để đắp lên vùng viêm da tiếp xúc để ức chế các vi khuẩn có hại, giúp vết thương nhanh chóng hồi phục.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng lá tía tô để pha trà uống mỗi ngày,  giúp giải độc, thanh nhiệt và tăng sức đề kháng.

Phương pháp Đông y

Đông y là phương pháp không chỉ giúp tình trạng bệnh sớm thuyên giảm mà còn giúp bồi bổ cho cơ thể, tránh mệt mỏi, căng thẳng.

Ưu điểm khi sử dụng thuốc Đông y

  • An toàn và lành tính: Bài thuốc Đông y đều có nguồn gốc tự nhiên, được bào chế tự nhiên nên đảm bảo được dược tính. Dù để qua một thời gian dài cũng không lo chất độc tích tụ trong cơ thể.
  • Mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững: Phương pháp Đông y thường chữa bệnh từ những nguyên nhân gốc rễ các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần. Vì vậy, các bài thuốc được chia sẻ bên dưới đây đều mang lại hiệu quả cao, bền vững, tránh tình trạng tái phát.
  • Ít hoặc không gây ra tác dụng phụ: Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, người bệnh sẽ không cần lo lắng gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, thuốc đông y sẽ không gây ảnh hưởng đến gan, thận và phù hợp cả với các bệnh mạn tính.

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu: Thuyền thoái, bạch tiên bì, ngân hoa, bạch dược, phòng phong, sà diệp sài hồ, kinh giới, thương hoạt, đường quất, độc hoạt, bồ công anh và bạch linh.

Thực hiện:

  • Các dược liệu đã chuẩn bị cần làm sạch rồi cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước. Sau khoảng 60 phút ở lửa nhỏ rồi tắt bếp.
  • Lọc bỏ phần bã, chắt nước và chia đều để uống ngày 3 lần sau khi ăn. Thực hiện kiên trì sau một thời gian cho đến khi thấy tình trạng bệnh thuyên giảm và khỏi hẳn thì có thể ngưng sử dụng.

Bài thuốc 2:

Nguyên liệu: 4 gam quốc lão, 8 gam phòng phong, 12 gam thổ phục linh, 8 gam thạch cao, 10 gam tần quy, 10 gam kinh giới, 12 gam sài đất, 8 gam tri loại, 10 gam khổ sâm, 12 gam tích tuyết thảo, 12 gam sinh địa, 12 gam bồ công anh, 12 gam hương truật, 6 gam thuyền thoái, 8 gam hắc phong tử, 12 gam kim ngân hoa.

Thực hiện:

  • Làm sạch các loại dược liệu rồi cho vào nồi sắc cùng 2 lít nước cạn còn 2⁄3 ấm thì tắt bếp.
  • Chắt lấy nước thuốc để uống ngày 3 lần, mỗi lần một chén sau khi ăn, phần bã bỏ đi.

Thuốc Đông y chữa viêm da dị ứng
Thuốc Đông y chữa viêm da dị ứng

Bài thuốc 3

Nguyên liệu: Kim ngân, thảo dược quốc thảo, thương lang chủng, cúc nháp và diếp hoang.

Thực hiện:

  • Đem làm sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị và cho vào ấm sắc cùng một lượng nước vừa đủ. Đun cho tới khi nước cạn khoảng nửa ấm, để nguội và sử dụng để uống trong ngày.
  • Nước có thể chia làm 3 lần uống sau khi ăn, để dược tính của thuốc phát huy tác dụng, người bệnh cần uống khi nước còn ấm và tránh sử dụng thuốc đã để qua đêm.

Qua bài viết này, chắc hẳn người bệnh đã có thể nắm được các cách chữa viêm da tiếp xúc hiệu quả. Hơn hết, bạn vẫn nên đến các trung tâm da liễu để được thăm khám kỹ càng và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Hy vọng tình trạng da của bạn sớm được cải thiện. 

Nguồn tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Chương trình tư vấn sức khỏe miễn phí diễn ra tại quận Bình Thạnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Đẩy Lùi Bệnh Lý Tim Mạch Tại Quận Bình Thạnh

Hướng tới “Dự án bảo vệ tim mạch Việt Nam” phủ sóng khắp 63 tỉnh...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

[HOT] Cục Máu Đông Do Vắc-Xin, Đột Quỵ Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả – Chuyên Gia Tim Mạch Giải Đáp

Thông tin AstraZeneca thừa nhận tác dụng phụ của vaccine Covid-19 của họ có thể...