Dầu Mù U Trị Vết Thương Hở: Cách Dùng Và Lưu Ý Cần Biết

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Dùng dầu mù u trị vết thương hở do trong dầu chứa các chất như calophylic, phospholipid có tác dụng làm liền da, giảm viêm và sản sinh collagen,… Do đó, bên cạnh sử dụng dầu mù u trị mụn, trị thâm, trị bỏng, nhiều người còn sử dụng loại dầu này cho cả đối tượng có vết thương hở. Tuy nhiên cần lưu ý sử dụng đúng cách để tránh các phản ứng không mong muốn.

Dầu mù u là gì?

Mù u là tên của loại cây gỗ có giá trị kinh tế cao, được trồng ở các khu vực khí hậu nhiệt đới tại nhiều nơi trên thế giới như Úc, Đông Phi, Nam Ấn. Tại nước ta, loại cây này thường mọc hoang ở các vùng núi ẩm thấp như ở Trung Bộ, kênh rạch ở Đông và Tây Nam Bộ.

Quả của loại cây này có hình tròn, phần nhân bên trong có màu xanh, có một hạt cứng. Khi quả chín sẽ chuyển sang màu vàng hoặc màu đỏ, loại quả này có chứa lượng tinh dầu nhất định. Người ta thường dùng quả có màu vàng xanh lục để chiết xuất tinh dầu.

Dầu mù u là gì?
Dầu mù u được chiết xuất từ trái mù u qua phương pháp ép lạnh

Dầu mù u là loại dầu được chiết xuất từ hạt của cây mù u thông qua phương pháp ép lạnh. Trong loại dầu này chứa 3 loại chất béo chính là lipid trung tính, glycolipid, phospholipid. Bên cạnh đó còn chứa các thành phần khác chẳng hạn courmarin, calophyllolide. Nhờ chứa các chất này, dầu mù u có khả năng kích thích quá trình sinh sản sinh tế bào, làm nhanh lành vết thương.

Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng loại dầu này để trị mụn, trị sẹo, giảm nhăn hay rạn da, trị vảy nến, chữa bỏng, chàm da, dưỡng tóc,… Đặc biệt, dùng dầu mù u trị vết thương hở cũng là cách chữa được nhiều người áp dụng. Hiện nay loại dầu này đã trở thành sản phẩm Đông y quen thuộc trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý.

Dầu mù u bôi vết thương hở được không?

Ngoài tác dụng của dầu mù u với da mặt, dầu mù u trị mụn, dầu mù u trị sẹo hay dầu mù u trị loét, trị bỏng,… nguyên liệu này còn được tận dụng để giải quyết vô số vấn đề về da khác. Tuy nhiên có nên bôi dầu mù u vào vết thương hở hay không? 

Mặc dù dầu mù u là một biện pháp điều trị hiệu quả với những vết thương hở nhẹ dàng loét da trên bề mặt, trầy xước da, rách da nhưng không chảy nhiều máu. Thậm chí là những bệnh lý ngoài da không quá nghiêm trọng như da bị khô, nứt nẻ, nấm, hăm da, chàm da,… Việc bôi dầu mù u lên những vết thương này sẽ giúp kháng khuẩn nhẹ, dưỡng ẩm cho da một cách tự nhiên. Từ đó giúp vết thương nhanh khô lại, phục hồi nhanh chóng hơn. 

Tuy nhiên, với những trường hợp có vết thương hở ở mức độ nặng, miệng vết thương lớn, sâu dưới da, kèm theo hiện tượng dịch mủ, tổn thương lan rộng thì tốt nhất không nên dùng nguyên liệu này. Nguyên nhân là do tác dụng kháng khuẩn của dầu mù u không đủ khả năng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh cũng như khó kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn. 

Vậy nên, nếu thoa trực tiếp dầu mù u lên những vết thương có độ hở, viêm loét nghiêm trọng không chỉ khiến những tổn thương trên da bị mưng mủ, tăng nguy cơ nhiễm trùng mà còn làm chậm quá trình hồi phục.

Vì sao dầu mù có thể dùng để trị vết thương hở?

Bôi dầu mù u vào vết thương hở không phải là vấn đề hiếm gặp. Bởi từ lâu dầu mù u đã được dùng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc da, tóc và được dùng trong YHCT để trị bệnh ngoài da, sưng viêm, có vết trầy xước, tổn thương, chấn thương ngoài da. 

Dầu mù u trị vết thương hở có an toàn không?
Dầu mù u trị vết thương hở có an toàn không?

Sở dĩ có thể thoa dầu mù u lên vết thương hở để giúp vết thương nhanh chóng hồi phục là do chúng có chứa các thành phần hoạt chất có lợi cho da. Cụ thể gồm có:

  • 4 loại axit béo là axit linoleic, axit oleic, axit panmitic, axit stearic.
  • Kèm theo đó là các hoạt chất như Quercetin, Kaempferol, Calophyllolide, Inophyllum A và B,… 

Thông qua đó chúng ta có thể thấy đây là những thành phần có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau và hỗ trợ làm lành vết thương cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, dầu mù u có bôi vết thương hở được không sẽ phục thuộc vào mức độ tổn thương cụ thể nên bạn cần cân nhắc.

Dầu mù u có tác dụng gì trong việc điều trị vết thương hở?

Khi nói đến tác dụng của dầu mù u trong việc điều trị vết thương hở, chúng ta không thể bỏ qua 3 lợi ích sau đây:

  • Kháng viêm, giảm đau và ngăn ngừa biến chứng: Như đã phân tích, dầu mù u có chứa nhiều hợp chất có tính kháng viêm như gamma-linolenic acid (GLA), stearidonic acid (SDA) hay alpha-linolenic acid (ALA. Do đó, chúng có thể làm giảm nhanh tình trạng sưng viêm, cải thiện cơn đau rát, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng hiệu quả. Chưa kể, dầu mù u còn có chứa vitamin E – chất chống oxy hóa có tính kháng khuẩn, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch tốt. 
  • Tăng tốc quá trình tái tạo tế bào, làm lành vết thương nhanh chóng: Sở dĩ có được công dụng này là do hàm lượng acid béo không bão hòa có trong dầu mù u như acid oleic, acid linoleic giúp tăng quá trình phục hồi da, tái tạo tế bào hữu hiệu. Bên cạnh đó, loại dầu này còn chứa vitamin A – một chất có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp vết thương nhanh lành. 
  • Cải thiện sẹo, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương: Dùng dầu mù u đúng cách sẽ giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da, giảm sự xuất hiện của sẹo. Kèm theo đó là các chất chống oxy hóa, kháng viêm giúp giảm thiểu tình trạng viêm, tránh để những tổn thương lan rộng, giảm nguy cơ hình thành sẹo lớn. 

Nhìn chung, nhờ sở hữu nhiều thành phần quý, đặc biệt là calophyllic và phospholipid mà dầu mù u có thể giảm tình trạng viêm, thúc đẩy quá trình sản sinh collagen. Hỗ trợ phục hồi các mô bị tổn thương, tái tạo lại các mô da mới – đây cũng chính là lý do dầu mù u là nguyên liệu được yêu thích trong việc làm liền da.

Cách sử dụng dầu mù u trị vết thương hở an toàn

Bạn có thể sử dụng dầu mù u bôi trực tiếp lên vết thương hở nhỏ, không quá nghiêm trọng như vết trầy xước nhẹ, các vết nấm, nốt đỏ, mụn,… trên da. Tuyệt đối không tự ý bôi lên khu vực cơ vết thương hở rộng, sâu và mưng mủ. Dưới dây là cách sử dụng dầu mù u trị vết thương hở nhẹ, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Bước 1: Bạn chú ý vệ sinh khu vực quanh vết thương sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Bước 2: Dùng bông gạc y tế lau khô lại vị trí cần bôi dầu.
  • Bước 3: Lấy một lượng nhỏ dầu mù u pha loãng với nước vừa đủ, sau đó thấm bông gạc y tế rồi thoa lên vết thương.
  • Bước 4: Áp dụng cho đến khi vết thương có dấu hiệu khô mặt, kéo da non.
Trước khi thực hiện cần vệ sinh vùng da bị tổn thương sạch sẽ
Trước khi thực hiện cần vệ sinh vùng da bị tổn thương sạch sẽ

Sau khi vết thương hở đã lành, bạn có thể tiếp tục bôi dầu mù u để giúp mau lành sẹo hơn.

Tác dụng không mong muốn khi dùng dầu mù u trị vết thương hở

Bên cạnh các tác dụng hữu hiệu mà dầu mù u mang lại, một số người cơ địa nhạy cảm có thể gặp phải một vài phản ứng phụ. Tuy nhiên chúng thường nhẹ và không quá nguy hại sức khỏe như cảm giác nóng rát khi bôi, kích ứng, dị ứng da và ngứa ngáy nhẹ.

Nhằm đảm bảo an toàn khi dùng, nếu bạn nhận thấy cơ thể có triệu chứng bất thường, bạn nên ngưng dùng và theo dõi phản ứng có thuyên giảm không. Trong trường hợp chúng không cải thiện hoặc có chiều hướng nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm.

Lưu ý khi dùng dầu mù u trị vết thương hở

Dùng dầu mù u trị vết thương hở mức độ nhẹ như các vết trầy xước, nấm, mụn,… Không áp dụng cho đối tượng có vết thương sâu, rộng và mưng mủ. Ngoài ra, khi dùng bạn cần lưu ý thêm một vài vấn đề sau đây:

  • Tùy cơ địa của từng người mà thời gian phục hồi vết thương nhanh hay chậm, người bệnh nên kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian nhất định.
  • Dầu mù u là loại dầu có tác dụng hỗ trợ điều trị một số vấn đề ngoài da, không có khả năng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
  • Tránh để dầu tiếp xúc với niêm mạc mắt, trước khi dùng nên bôi thử lên vùng da nhỏ, đợi 30 phút xem phản ứng. Nếu bình thường có thể dùng, nếu gặp phải các phản ứng nóng rát, kích ứng da nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Thận trọng với người có cơ địa nhạy cảm, phụ nữ mang thai. Tốt nhất nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Ăn uống đầy đủ, bổ sung thực phẩm dinh dưỡng như rau xanh, trái cây tươi, nước ép, trái cây,… để tăng cường vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
  • Kiêng các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, tránh sử dụng chất kích thích, đồ uống chứa cồn,…
  • Giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực bị thương để tránh vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào vết thương gây viêm nhiễm.

Sử dụng dầu mù u trị vết thương hở với trường hợp vết thương nhỏ, trầy xước nhẹ,… Trường hợp nặng cần thăm khám y tế để được hướng dẫn xử lý bằng phương pháp an toàn hơn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc về dầu mù u và cách sử dụng cho trường hợp có vết thương hở nhẹ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...
Giải Mã Bí Dược “Dựng Lên” Hoàn Thiện Mãnh Lực Phục Dương Khang - Hạ Gục Rối Loạn Cương Dương

Giải Mã Bí Dược “Dựng Lên” Hoàn Thiện Mãnh Lực Phục Dương Khang – Hạ Gục Rối Loạn Cương Dương

Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, Trung tâm Thuốc Dân Tộc kết hợp...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Rối Loạn Cương Dương, Phục Hồi Sinh Lý

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Rối Loạn Cương Dương, Phục Hồi Sinh Lý

Rối loạn cương dương là tình trạng khó cương cứng, dễ mềm, xìu khiến cuộc...