Viêm Khớp Gối

Viêm khớp gối là căn bệnh xương khớp gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động của người bệnh. Căn bệnh này có thể xảy ra với bất kỳ ai, mọi giới tính, mọi độ tuổi đều có thể mắc phải. Vậy viêm khớp gối là bệnh gì và làm sao để khắc phục? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Viêm khớp gối là gì?

Đầu gối là một trong những bộ phận chịu áp lực lớn nhất khi đảm nhiệm vai trò nâng đỡ cơ thể và kiểm soát điều khiển các vận động sinh hoạt hằng ngày. Chính vì vậy, sự hoạt động quá mức và gây tổn thương đến đầu gối sẽ rất dễ gây ra viêm khớp gối.

Viêm khớp gối là tình trạng tổn thương, sưng viêm, đau nhức ở một hoặc nhiều khoang trong khớp gối. Đây là một trong những dạng viêm khớp phổ biến, xảy a do sự bào mòn của sụn dịch trong khớp, khiến cho xương lộ ra dẫn đến đau nhức khi thực hiện các hoạt động thường ngày.

Bệnh lý này thường xuất hiện chủ yếu ở người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể hoặc do gặp phải chấn thương nào đó. Có nhiều loại viêm khớp gối khác nhau, trong đó phổ biến nhất là 3 loại sau:

1. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất xảy ra ở đầu gối xảy ra do sự thoái hóa bên trong sụn khớp. Lúc này, sụn khớp không còn lớp bao cản bảo vệ khiến xương cọ xát vào nhau gây ra tổn thương, sưng viêm, đau nhức. Dạng bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là người trên 50 tuổi và lao động quá sức.

2. Viêm khớp dạng thấp

Nếu như viêm khớp gối dạng thoái hóa chỉ ảnh hưởng đến một vài nhất định thì dạng viêm khớp dạng thấp lại gây ảnh hưởng đến rất nhiều khớp cùng lúc. Đây là một dạng bệnh tự miễn xảy ra do sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch tấn công ngược lại các mô trong cơ thể. Lúc này, các tế bào miễn dịch tức bạch cầu tấn công khớp làm cho màng hoạt dịch bọc quanh khớp sưng bị sưng, tiêu xương, vô cùng nóng rát và đau nhức.

Viêm khớp gối
Viêm khớp dạng thấp là một dạng của bệnh viêm khớp xảy ra ở nhiều vị trí, trong đó có khớp gối

3. Viêm khớp kinh niên

Một số chấn thương dây chằng hoặc rách sụn xung quanh khớp đã được khắc phục nhưng để lại biến chứng sẽ gây ra tình trạng viêm khớp kinh niên. Thường thì sau khoảng vài năm tình trạng viêm khớp này sẽ xuất hiện, không chỉ gây đau đớn mà còn làm suy giảm khả năng vận động của người bệnh, thậm chí khiến xương bị biến dạng không thể phục hồi.

4. Bệnh gout

Gout là bệnh lý xảy ra do sự tích tụ và lắng đọng acid uric quá mức trong cơ thể và gây ra viêm khớp. Bất kỳ khớp nào trong cơ thể cũng đều có nguy cơ bị viêm, trong đó có cả khớp gối. Bệnh lý này thường xuất hiện ở những người có thói quen sử dụng rượu bia, ăn uống dư đạm động vật hoặc mắc phải hội chứng chuyển hóa.

Nguyên nhân viêm khớp gối

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm khớp gối, có thể do chấn thương hoặc vì cơ thể bước vào quá trình thoái hóa. Tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân gây ra viêm khớp gối đều ảnh hưởng bởi tuổi tác, bằng chứng là hầu hết những người ở độ tuổi trung niên đều dễ mắc phải căn bệnh này.

Ngoài ra, một số nguyên nhân có liên quan và gây ra viêm khớp gối như:

1. Do giới tính

Một số kết quả thống kê cho thấy phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối cao hơn so với nam giới, nhất là đối với phụ nữ trên 55 tuổi.

2. Do yếu tố di truyền

Các nhà khoa học phát hiện một số đột biến di truyền có liên quan đến bệnh viêm khớp gối. Chúng thường liên quan đến sự bất thường về hình dạng xương bao quanh khớp.

3. Thừa cân béo phì

Những người có trọng lượng cơ thể càng lớn thì nguy cơ bị viêm khớp gối càng cao. Vì khớp gối là bộ phận phải thực hiện rất nhiều hoạt động di chuyển, vận động. Theo đó, trung bình khi tăng khoảng 1kg cân nặng thì đầu gối phải chịu trọng lượng cao hơn mức này khoảng 1.3 - 1.8kg.

4. Gặp chấn thương liên tục

Việc gặp chấn thương nhiều lần ở những người có tính chất công việc đặc thù như phải ngồi xổm hay quỳ gối liên tục, chơi thể thao cần sức mạnh đầu gối như bóng đám tennis, điền kinh... tạo ra áp lực lớn lên khớp gối dẫn đến tổn thương, sưng viêm và đau nhức.

Viêm khớp gối
Gặp chấn thương khi vận động, chơi thể thao... lặp lại nhiều lần là nguyên nhân dẫn đến viêm khớp gối mức độ nặng

5. Một số bệnh lý khác

Bệnh viêm khớp gối được cho là có liên quan đến một vài bệnh lý về chuyển hóa rối loạn. Tình trạng này khiến cho lượng hormone trong cơ thể được sản sinh quá mức cho phép gây rối loạn hoặc do bị dư thừa sắt gây ra.

Triệu chứng viêm khớp gối

Ban đầu khi vừa mắc bệnh bạn sẽ không thể nhận biết sớm vì các triệu chứng thường chưa rõ ràng. Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển đến một mức độ nhất định, tổn thương nhiều thì bạn sẽ dễ dàng nhận biết mình đã mắc viêm khớp gối thông qua các triệu chứng sau đây:

  • Đau nhức

Cũng tương tự như những bệnh lý xương khớp khác, viêm khớp gối đặc trưng bởi các cơn đau nhức khó chịu, có khi âm ỉ có khi dữ dội. Triệu chứng này thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau giấc ngủ trưa. Thậm chí, một vài trường hợp cơn đau viêm khớp gối xuất hiện vào ban đêm khiến bạn mất ngủ, thiếu ngủ và mệt mỏi vào sáng hôm sau.

  • Sưng đỏ và nóng ấm quanh khớp

Tình trạng xung quanh khớp sưng đỏ và nóng ấm khi bị viêm khớp gối là điều hết sức bình thường. Nguyên nhân là do sự tích tụ quá mức của các chất lỏng trong khớp khi bị nhiễm trùng. Lúc này khớp sẽ sưng đỏ, phù nề và sờ vào có cảm giác ấm nóng.

Viêm khớp gối
Khớp gối bị viêm kèm theo sưng đỏ, nóng ấm và phồng lên gây ảnh hưởng đến khả năng vận động

  • Cứng khớp

Đây cũng là một trong những triệu chứng thường gặp ở người bệnh viêm khớp gối. Triệu chứng này thường xuất hiện rõ nhất là vào sáng sớm khi vừa thức dậy, sau một đêm dài khớp không vận động. Người bệnh phải xoa bóp một lúc lâu mới có thể phục hồi vận động như bình thường.

  • Hạn chế vận động

Hầu hết những trường hợp khớp gối bị viêm khi phát hiện đều ở giai đoạn nặng và gây khó khăn trong việc vận động. Không những vậy, khi cố gắng hoạt động còn khiến bạn đau đớn dữ dội, dù là những động tác đơn giản như duỗi thẳng chân, đứng lên, ngồi xuống, cúi gập...

Cách phòng tránh bệnh viêm khớp gối

Phòng tránh bệnh viêm khớp gối ngay từ đầu là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe xương khớp nói chung và duy trì khả năng vận động của đầu gối một cách tốt nhất. Và dưới đây là một số biện pháp khoa học giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:

  • Luôn duy trì cân nặng trong mức ổn định và một trạng thái sức khỏe tốt nhất.
  • Cân đối và phân chia thời gian làm việc, ăn uống, tập thể thao và nghỉ ngơi sao cho phù hợp. Đặc biệt đảm bảo ngủ đủ giấc, ngủ ngon và tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để các khớp linh hoạt, dẻo dai.
  • Một số bộ môn tốt cho sức khỏe xương khớp như đạp xe, bơi lội, aerobics... Đối với người cao tuổi có thể tập dưỡng sinh, thái cực quyền, yoga... Chú ý trước khi tập thể thao cần khởi động kỹ để tránh gây chấn thương, dẫn đến viêm khớp gối.
  • Trong chế độ ăn uống hằng ngày, cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, canxi và vitamin để vừa duy trì sức khỏe vừa bảo vệ xương khớp.

Viêm khớp gối
Vận động, tập thể thao hằng ngày ngay từ sớm là cách tốt nhất để bạn chủ động phòng ngừa viêm khớp gối

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm khớp gối, hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho quý bạn đọc trong việc điều trị và chủ động phòng ngừa tốt hơn. Khuyến khích người bệnh nên thăm khám sớm tại các cơ sở y tế ngay khi các triệu chứng xuất hiện để ngăn chặn những biến chứng khó lường của bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...