Đại Bổ Đan TDT – “10 vị bổ 10” giúp phục hồi, nâng cao thể trạng toàn diện
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên
Suy nhược cơ thể là tình trạng cơ thể bị mệt mỏi, yếu đuối, giảm sút năng lượng, sức lực, khả năng lao động và sinh hoạt hàng ngày. Trong y học cổ truyền, tình trạng suy nhược cơ thể được lý giải là CHÍNH KHÍ suy giảm, từ đó khiến các TÀ KHÍ tức các tác nhân bên ngoài dễ dàng xâm nhập và gây ra suy yếu của tạng phủ và hệ thống tuần hoàn cơ thể. Đặc biệt, khi cơ thể vừa trải qua một quá trình điều trị, phẫu thuật hay bệnh tật nặng, tình trạng này càng dễ xảy ra.
Bài thuốc Đại Bổ Đan TDT là công trình nghiên cứu của đội ngũ bác sĩ hàng đầu tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược dân tộc Tradimec và Trung tâm Thuốc Dân Tộc nhằm NÂNG CAO CHÍNH KHÍ tức là năng lực tự nhiên của cơ thể, bao gồm sự kết hợp của khí (năng lượng sống) và huyết (máu và các dịch cơ thể). Trong trường hợp suy nhược cơ thể sau điều trị hay phẫu thuật, các bài thuốc này sẽ giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh chóng, đồng thời giúp cải thiện các triệu chứng như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ.
Đại Bổ Đan TDT – Kế thừa tinh hoa ngàn năm thuốc Việt
Đại Bổ Đan TDT là thành quả của nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm từ các thầy thuốc đầu ngành trong lĩnh vực y học cổ truyền như Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương); TTƯT.BS CKII Nguyễn Thị Nhuần (Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương); TTƯT.BS CKII Lê Hữu Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm CNC Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương):
- Kế thừa tinh hoa bài thuốc Thập toàn đại bổ
- Ứng dụng dược liệu bản địa Tây Bắc
- Dựa trên lý luận y học cổ truyền “hư thì bổ, thực thì tả”
- Mục đích lập lại cân bằng âm dương trong cơ thể
- Thí nghiệm, khảo sát thực tế, chứng minh lâm sàng
- Kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ
Năm 2022: Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Viện Phó Viện Y dược dân tộc Tradimec lên ý tưởng nghiên cứu từ bài thuốc Thập toàn đại bổ: Thập toàn đại bổ là bài thuốc cổ phương đã được ghi trong sách cổ. Dùng cho các trường hợp khí huyết hư, cơ thể suy nhược, kèm theo dương hư. Tuy nhiên cần điều chỉnh để tác dụng nhanh hơn, mạnh hơn với các trường hợp suy nhược nặng đặc biệt là người sau điều trị và sau phẫu thuật.

Năm 2023: Nghiên cứu, nâng cấp bài thuốc trong phòng thí nghiệm: Hội đồng nghiên cứu là Ban lãnh đạo chuyên môn của Trung tâm Thuốc dân tộc gồm Th.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan (Giám đốc chuyên môn); TTƯT.BS CKII Nguyễn Thị Nhuần (Phó Giám đốc chuyên môn) và TTƯT.BS CKII Lê Hữu Tuấn đã nghiên cứu bổ sung thêm các thành phần quý hiếm để nâng cao tác dụng của bài Thập toàn đại bổ.

Năm 2024, 2025: Sưu tầm, chọn lọc dược liệu bản địa: Hội đồng nghiên cứu quyết định chọn nguồn dược liệu bản địa tự nhiên vùng Tây Bắc, Đông Bắc Việt Nam bổ sung vào bài thuốc bởi dược tính cao, sạch

Thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân tự nguyện đã điều trị tại Thuốc Dân Tộc: Đa phần bệnh nhân điều trị tại Thuốc Dân Tộc đều có mong muốn được bổ trợ sức khỏe trước, trong và sau điều trị để rút ngắn thời gian vì thế việc thử nghiệm lâm sàng tự nguyện đạt 300 mẫu chỉ trong 1 tháng. Kết quả cho thấy 95% bệnh nhân đều thấy sức khỏe được cải thiện chỉ sau 1-2 tuần sử dụng, số còn lại thể hư nhược nhiều cần thời gian 1 tháng.

Năm 2025: Chính thức đưa vào áp dụng tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc: Đại bổ đan TDT được đưa vào áp dụng kê đơn cho bệnh nhân có nhu cầu bồi bổ sức khỏe dưới dạng sắc thang, có hỗ trợ cô viên hoàn nếu bệnh nhân có nhu cầu và nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Thành phần được phối ngũ theo nguyên tắc Quân – Thần – Tá – Sứ
Quân dược: Sâm, Lộc nhung, Cao ban long – đại bổ nguyên khí, dương khí
- Cao ban long: Vị ngọt, mặn, tính ấm. Quy vào Can, Thận. Có tác dụng bổ tinh, ích khí, mạnh gân cốt, thường dùng trong các chứng hư nhược, dương suy, mệt mỏi lâu ngày. Chủ dược giúp phục hồi thể lực nhanh chóng, đặc biệt cho người vừa khỏi bệnh nặng, ốm lâu ngày.
- Cao quy bản: Vị mặn, ngọt, tính hàn. Quy vào Can, Thận. Tác dụng: Bổ âm, dưỡng huyết, mạnh xương cốt, làm chắc gân xương. Cân bằng âm dương, giúp bài thuốc không nghiêng lệch về dương – đặc biệt quan trọng khi cơ thể đã tiêu hao nhiều âm dịch sau bệnh.
- Lộc nhung: Vị ngọt, mặn, ấm. Quy vào Thận, Can. Tác dụng: Đại bổ nguyên khí, ích tinh huyết, cường gân cốt, tráng dương. Chủ vị tráng dương, bổ tinh huyết, tăng sinh lực nam giới, mạnh gân xương.
- Nhân sâm: Vị ngọt, hơi đắng, hơi ôn. Quy vào Tỳ, Phế. Tác dụng: Đại bổ nguyên khí, ích tỳ phế, sinh tân chỉ khát, an thần ích trí. Trụ cột trong việc phục hồi chính khí, tăng sức đề kháng, chống suy nhược.

Thần dược: Thục địa, Đương quy, Hoàng kỳ – bổ huyết, tăng tuần hoàn.
- Đương quy: Vị ngọt, cay, tính ấm. Quy vào Can, Tâm, Tỳ. Tác dụng: Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, nhuận tràng. Vai trò: Bổ huyết mạnh mẽ, đặc biệt cần thiết với phụ nữ sau sinh, người mất máu, thiếu máu, da xanh, chóng mặt.
- Thục địa: Vị ngọt, tính ấm. Quy vào Can, Thận. Tác dụng: Bổ huyết, dưỡng âm, sinh tinh. Vai trò: Làm nền cho việc dưỡng huyết, sinh tủy, bồi bổ âm dịch.
- Hoàng kỳ (có mặt hai lần để nhấn mạnh công năng): Vị ngọt, ấm. Quy vào Phế, Tỳ. Tác dụng: Bổ khí, nâng dương, kiện tỳ, cố biểu, sinh cơ. Vai trò: Hỗ trợ tăng sức miễn dịch, chống ra mồ hôi, nâng đỡ chính khí.

Tá dược: Bạch truật, Bạch linh, Xuyên khung – kiện tỳ, hành khí, chống tích trệ.
- Bạch truật: Vị đắng, ngọt, tính ấm. Quy vào Tỳ, Vị. Tác dụng: Kiện tỳ, táo thấp, lợi thủy. Vai trò: Kiện vận tỳ vị, giúp tiêu hóa hấp thu tốt hơn, đặc biệt hữu ích với người chán ăn, ăn kém.
- Bạch linh (Phục linh): Vị ngọt nhạt, tính bình. Quy vào Tâm, Tỳ. Tác dụng: Lợi thủy thẩm thấp, kiện tỳ, an thần. Vai trò: Tăng khả năng vận hóa tỳ vị, lợi tiểu, an thần, giảm mệt mỏi đầu óc.
- Xuyên khung: Vị cay, ôn. Quy vào Can, Tâm bào. Tác dụng: Hoạt huyết, hành khí, khử ứ, chỉ thống. Vai trò: Tăng lưu thông huyết mạch, giúp người bệnh phục hồi nhanh, giảm nhức mỏi.
Sứ dược: Quế nhục – dẫn thuốc vào các kinh, điều hòa âm dương.
- Quế nhục: Tính vị – Quy kinh: Cay, ngọt, đại nhiệt. Quy vào Tâm, Tỳ, Thận. Tác dụng: Ôn trung tán hàn, hành huyết thông mạch. Vai trò: Tăng tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể, chống hư hàn – rất phù hợp với người suy nhược, tay chân lạnh, mệt mỏi.
Áp dụng chuẩn y lý y học cổ truyền “cân bằng âm dương”
Đại Bổ Đan TDT là bài thuốc mang tính toàn diện, vừa bổ khí huyết – tráng dương – dưỡng tâm – hoạt huyết, giúp người bệnh phục hồi thể lực, cải thiện chức năng ngũ tạng, đặc biệt phù hợp với người suy nhược sau điều trị, phẫu thuật, hoặc thể trạng yếu kém kéo dài.
- Bổ khí huyết – Làm gốc cho phục hồi thể lực
“Khí là soái của huyết, huyết là mẹ của khí”. Người suy nhược, sau bệnh nặng, hậu phẫu, hậu sản thường tổn thương cả khí lẫn huyết. Đại Bổ Đan với các vị như Nhân sâm, Hoàng kỳ, Thục địa, Đương quy, Bạch thược giúp ích khí sinh huyết, phục hồi chính khí, bổ huyết tân sinh, từ đó nâng cao thể trạng.
- Bổ thận tráng dương – Cường gân kiện cốt, tăng sinh lực
“Thận tàng tinh, chủ cốt sinh tủy”, “thận là gốc của tiên thiên”. Người yếu gân cốt, sinh lực kém đều do thận hư. Lộc nhung, Cao ban long, Cao quy bản, Đỗ trọng trong Đại Bổ Đan TDT giúp bổ thận dương, ích tinh huyết, mạnh gân cốt, nâng cao sinh lực nam giới, hỗ trợ người bị suy sinh lý, lưng gối đau mỏi, gân xương yếu.
- An thần, dưỡng tâm – Điều hòa thần trí, ngủ ngon, giảm hồi hộp
Tâm chủ huyết mạch, tàng thần. Tỳ sinh khí huyết nuôi dưỡng tâm. Tâm tỳ hư gây lo âu, mất ngủ, hồi hộp. Các vị Bạch linh, Bạch truật, Quế nhục, Bạch thược giúp kiện tỳ an thần, dưỡng tâm huyết, điều hòa thần trí, làm ổn định cảm xúc, giúp ngủ sâu, giảm mồ hôi trộm, tay chân lạnh.
- Hoạt huyết thông mạch – Tăng tuần hoàn, ích não
Huyết ứ thì đau, khí huyết không thông thì sinh bệnh. Cần hoạt huyết để dẫn thuốc khắp cơ thể. Xuyên khung, Quế nhục, Đương quy có tác dụng hoạt huyết, hành khí, thông mạch, giúp tăng tuần hoàn máu, giảm đau nhức, hỗ trợ tuần hoàn não, tăng trí nhớ, cải thiện tình trạng chóng mặt.
- Đối tượng sử dụng:
- Người mệt mỏi, suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy, tuần hoàn máu kém, chóng mặt hoa mắt, trí nhớ suy giảm.
- Người thường xuyên hồi hộp đánh trống ngực, ăn kém, mất ngủ, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, ra nhiều mồ hôi, chân tay lạnh, đau mỏi lưng gối.
- Phụ nữ sau sinh mất cân bằng, rong kinh rong huyết, thiếu máu, khí huyết hư.
- Hỗ trợ nam giới suy nhược cơ thể, suy giảm chức năng sinh lực nam
Liều dùng: Ngày dùng 1 viên hoặc theo chỉ định của thầy thuốc ( nên uống sau khi ăn 20 phút)
“Đại Bổ Đan TDT là bài thuốc được phối ngũ theo đúng nguyên tắc biện chứng luận trị của y học cổ truyền: vừa bổ khí – vừa dưỡng huyết – vừa kiện tỳ – vừa ôn thận. Các vị thuốc như Lộc nhung, Cao ban long, Thục địa, Hoàng kỳ… đều là danh phương trong các bài thuốc bổ nổi tiếng. Đặc biệt, bài thuốc cho thấy hiệu quả rõ rệt ở người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh, và người suy nhược sau điều trị dài ngày. Đây là hướng đi đáng khuyến khích trong phát triển dược phẩm cổ truyền hiện đại.“, Thầy thuốc Ưu tú. Lương y.Dược sĩ Nguyễn Đức Đoàn – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền Bộ Y tế

“Tôi đánh giá cao việc Trung tâm Thuốc Dân Tộc giữ nguyên tinh thần “Nam dược trị Nam nhân” khi xây dựng Đại Bổ Đan TDT. Sự kết hợp giữa những vị thuốc quý như Nhân sâm, Đương quy, Đỗ trọng và các dược liệu tăng cường sinh lực như Lộc nhung, Cao quy bản giúp bài thuốc không chỉ dùng trong bồi bổ sau bệnh mà còn hữu hiệu trong các chứng hư hàn, mỏi mệt, lạnh tay chân, mất ngủ lâu ngày. Đây là bài thuốc mang tính thực tiễn cao, phù hợp với thể trạng người Việt hiện đại.”, Bác sĩ Lê Phương – Phó Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện
“Khi xây dựng công thức Đại Bổ Đan, tôi và các cộng sự luôn giữ quan điểm: ‘Bồi bổ nhưng không bổ thừa – Hành khí nhưng không tán khí’. Do đó, bài thuốc vừa có nhóm bổ khí huyết mạnh như Nhân sâm, Thục địa, Hoàng kỳ, lại có nhóm an thần, điều huyết như Bạch linh, Xuyên khung, Đương quy. Kết cấu thuốc hài hòa giữa âm – dương, khí – huyết, giúp người bệnh phục hồi từ căn nguyên, đặc biệt với thể trạng hư nhược sau điều trị, hậu sản hay suy giảm sinh lực”, Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Nguyên PGĐ chuyên môn Bệnh viện Y học cổ truyền TW, Phó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc Dân Tộc
LƯU Ý: Bài thuốc hiện được áp dụng trực tiếp cho bệnh nhân tại phòng khám TDT và không lưu hành trên thị trường. Dạng bào chế, viên hoàn được thực hiện theo yêu cầu của bệnh nhân và thiết kế tiện lợi cho việc sử dụng. Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược dân tộc cổ truyền Tradimec
- Địa chỉ: B31 – Ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội hoặc 145 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
- Số điện thoại liên hệ/Hotline: 0979509155
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!