Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Hoa đậu biếc trước kia được trồng để như một loại hoa trang trí, làm cảnh. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều người biết được những lợi ích tuyệt vời mà loại hoa này đem lại và truyền tai nhau sử dụng như một loại dược liệu chữa bệnh hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về dược liệu hoa đậu biếc trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về hoa đậu biếc
- Tên gọi khác: đậu hoa tím, bông biếc
- Họ: cây thuộc họ đậu (Fabaceae)
- Chi: đậu biếc (Clitoria)
1. Đặc điểm hình dạng nhận biết
Hoa đậu biếc ngày càng trở nên phổ biến trong nhiều khía cạnh của cuộc sống như trị bệnh, nấu ăn, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, trang trí nhà cửa, kuh vực bờ rào, bờ tường. Bạn có thể dễ dàng nhận biết loài hoa này thông qua một số đặc điểm sau:
- Cây hoa đậu biếc là loài thực vật thân thảo, mảnh, trên thân cây được bao phủ một lớp lông tơ. Thân cũng khá mềm và dẻo, thường cao từ 15 – 17m.
- Chúng mọc theo dạng leo bám, dựa vào những nơi có điểm tựa để phát triển như hàng rào, các loại cây cao lớn khác…
- Phần lá của cây thuộc dạng lá kép, hình dẹt, thon thài và mọc đối xứng 2 bên. Trong một cành sẽ có nhiều lá và sẽ có 1 chiếc lá có kích thước lớn hơn những lá còn lại mọc ở phần ngọn. Bề mặt lá được phủ một lớp lông tơ mềm mại.
- Hoa đậu biếc chính là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Hoa có màu xanh biếc hơi ngả màu tím. Đối với cây đậu biếc kép hoa sẽ có nhiều cánh, còn hoa đậu biếc đơn chỉ có 1 cánh duy nhất. Một số loại hoa đậu biếc ít phổ biến hơn có màu hồng có mùi thơm dịu nhẹ, thoang thoang dễ chịu.
- Quả của cây đậu biếc khi vừa mọc sẽ có màu xanh, khi quả chín chuyển sang màu nâu đậm. Quả có chiều dài từ 5 – 7cm, bên trong quả có thể chứa tối đa là 9 hạt, hạt có màu đen, lốm đốm và có độ bóng nhất định.
Một số hình ảnh về hoa đậu biếc
2. Phân bố
Cây đậu biếc là loại cây mọc hoang, dễ phát triển nên có thể mọc ở khắp mọi nơi trên thế giới, tuy nhiên phổ biến nhất là các quốc gia thuộc Đông Nam Á, nơi có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm gió mùa. Tại Việt Nam, cây mọc được ở khắp các tỉnh thành trên cả nước từ Bắc vào Nam.
3. Bộ phận sử dụng
Cây đậu biếc thường được trồng để trang trí nhà cửa, tăng tính thẩm mỹ cho các khu vực như sân vườn, hàng rào… Đặc biệt, hoa đậu biếc là bộ phận được sử dụng phổ biến nhất với nhiều công dụng như chế biến thực phẩm, bài thuốc trị bệnh hay làm chất tạo màu phẩm nhuộm…
4. Thành phần hóa học
Bất kỳ loài thực vật nào cũng đều chứa các thành phần hóa học riêng biệt, đặc trưng của giống loài và trong hoa đậu biếc cũng vậy. Vì đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nên loại dược liệu này được nghiên cứu và kết luận về các thành phần hóa học chủ yếu sau:
- Trong hạt đậu biếc có chứa các hoạt chất chính gồm: chất nhựa đắng cùng một số acid amin như isoleucin, leucin, adenin và valin.
- Lá của cây có chứa các chất glucose và aparajita.
- Hoa chứa thành phần este và glycosid tạo ra màu xanh đặc trưng của hoa. Bên cạnh đó, trong loài hoa này còn chứa hàm lượng cao chất flavonoid và anthocyanin rất tốt cho sức khỏe con người.
Công dụng của hoa đậu biếc
Không chỉ hoa đậu biếc tươi mà các chế phẩm khác như hoa đậu biếc khô, bột hoa… đều đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Trong đó, nổi bật với một số công dụng sau:
- Ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da
Theo các nghiên cứu về các thành phần trong hoa đậu biếc cho thấy loài thực vật này có chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, tăng cường khả năng chống lại quá trình oxy hóa sớm. Bên cạnh đó, hoạt chất anthocyanin còn hỗ trợ kích thích làm tăng lưu lượng máu lưu thông đến da đầu, duy trì sự phát triển chắc khỏe của các nang tóc, giảm thiểu tối đa nguy cơ rụng tóc, hói đầu, bạc tóc…
Ngoài ra, hàm lượng cao collagen và elastin trong hoa đậu biếc đều là những hoạt chất đóng vai trò không nhỏ trong việc duy trì nét thanh xuân, sự trẻ trung thông qua cơ chế duy trì độ ẩm, độ đàn hồi và ngăn ngừa các nếp nhăn trên da.
Bên cạnh đó, hoạt chất flavonoid còn được các chuyên gia chứng minh là có tác dụng làm tăng sinh lượng collagen trong cơ thể, giúp chị em có được làn da căng mịn, đàn hồi. Đồng thời, lượng quercetin trong hoa đậu biếc còn hỗ trợ phục hồi và tăng cường các tế bào da, tóc bị tổn thương.
- Hỗ trợ duy trì sức khỏe tim mạch
Ngoài công dụng ngăn ngừa lão hóa, các hoạt chất chống oxy hóa còn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện và kiểm soát mức độ cholesterol trong máu không vượt mức cho phép.
- Tốt cho não bộ
Theo các chuyên gia, hàm lượng chất proanthocyanidin trong hoa đậu biếc có tác dụng kích thích sự hoạt động tích cực của não bộ. Hoạt chất này giúp máu huyết lưu thông đến não bộ trơn tru hơn, từ đó giải quyết những vấn đề trục trặc ở đây, hỗ trợ cải thiện trí nhớ cũng rất hiệu quả.
- Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Hoạt chất cliotede trong hoa có khả năng ức chế sự phân chia và nhân đôi của các tế bào ung thư thông qua cơ chế kích thích tăng sinh số lượng bạch cầu.
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Thường xuyên sử dụng hoa đậu biếc giúp giúp kích thích cơ thể tiết ra hàm lượng cao insulin. Đây là hoạt chất giúp ổn định hàm lượng đường trong máu, kiểm soát nồng độ đường huyết trong mức cho phép và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
- Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn
Đây cũng là một trong những lợi ích tuyệt vời mà hoa đậu biếc đem lại dành cho những người bị hen suyễn hay các bệnh lý về đường hô hấp. Các hoạt chất trong loại dược liệu này có khả năng cắt nhanh cơn hen, giảm thiểu triệu chứng sưng phù đường hô hấp cũng như các bệnh lý liên quan.
- Tăng cường hệ miễn dịch
Với hàm lượng cao hoạt chất anthocyanin trong hoa đậu biếc giúp bảo vệ hệ miễn dịch khỏi những tổn thương ADN và lipid peroxidation. Đồng thời, kích thích cơ thể sản sinh nhiều cytokine có lợi cho hệ miễn dịch.
- Duy trì sức khỏe của đôi mắt
Thành phần hoạt chất proanthocyanidin là một trong những chất chống oxy hóa mạnh có khả năng hỗ trợ tăng cường lưu thông máu đến các mao mạch ở cơ quan mắt. Từ đó giúp giảm thiểu tối đa những tổn thương đến võng mạc, giảm nguy cơ làm tăng nhãn áp hay các triệu chứng như mắt mỏi, mờ, chảy nước mắt…
- Giảm đau, hạ sốt
Các nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh rằng chiết xuất từ 200 – 400g hoa đậu biếc có khả năng làm giảm nhiệt độ của cơ thể, hạ sốt nhanh. Hiệu quả có thể duy trì tối đa khoảng 5 tiếng thông qua cơ chế làm giãn nở các mạch máu dưới da, tăng cường quá trình lưu thông máu và hạ nhiệt độ cơ thể nhanh chóng.
- Giúp giảm cân
Đây cũng là một trong những lợi ích được nhiều chị em biết đến khi sử dụng hoa đậu biếc. Nấu nước hoa đậu biếc uống hằng ngày giúp bổ sung hàm hoạt chất catechin EGCG có khả năng thúc đẩy quá trình đốt cháy calo thông qua việc tăng mức trao đổi chất trong cơ thể.
Chính vì vậy, uống trà hoa đậu biếc giúp giảm cân tốt hơn so với các loại trà khác. Bên cạnh đó, trà của loại hoa này còn có khả năng lợi tiểu, chống viêm, hỗ trợ thanh lọc, giảm thiểu lượng nước thừa và đào thải độc tố, các chất cặn bã tích tụ trong cơ thể.
- An thần, giảm stress, chống trầm cảm
Các chuyên gia khuyến khích sử dụng trà hoa đậu biếc nếu bạn đang gặp phải tình trạng khó ngủ. Vì loại hoa này có tác dụng an thần, giảm stress, làm dịu thần kinh nhờ vào màu xanh đặc trưng của hoa.
- Điều hòa kinh nguyệt
Một số hoạt chất có trong hoa đậu biếc có khả năng kích thích sự co bóp của tư cung, ngăn ngừa tình trạng ứ trệ máu kinh, ổn định và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, những chị em phụ nữ có kinh nguyệt không đều, thường xuyên tắt kinh có thể cân nhắc sử dụng loại dược liệu này để cải thiện chu kỳ hành kinh.
Liều dùng: Tối đa chỉ sử dụng 20 bông đậu biếc, tương đương với 640mg anthocyanin để tránh gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Hướng dẫn cách sử dụng hoa đậu biếc để chữa bệnh
Hoa đậu biếc tốt cho sức khoẻ là điều ai cũng biết, tuy nhiên không phải sử dụng như thế nào, liều dùng tùy ý ra sao cũng đều đem lại hiệu quả đúng nhất. Vì vậy, người bệnh cần chú ý nắm rõ công thức thực hiện và điều chỉnh liều lượng cho phù hợp với từng loại bệnh.
1. Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường
Cách thực hiện
- Dùng 3 – 4 hoa đậu biếc nấu với 100ml nước.
- Đợi khi nước sôi già, nước cạn xuống bớt thi tắt bếp.
- Lọc lấy phần nước cho ra ly, đợi cho nguội bớt và uống hết trong ngày.
- Cách thực bài thuốc này rất đơn giản, chỉ cần kiên trì thực hiện lâu dài sẽ đạt được kết quả rõ rệt qua từng ngày.
2. Bài thuốc chữa bệnh viêm xoang
Cách thực hiện
- Dùng 1 – 2 bông đậu biếc cho vào nồi, đổ vào 1 ly nước to và đun sôi lên.
- Đợi khoảng 3 phút thì tắt bếp, đổ nước ra ly và hít lấy hơi nước nóng tỏa ra.
- Cố gắng dùng mũi hít thật mạnh, mỗi bên hít từ 10 – 15 lần.
- Thực hiện liên tục cách này trong vòng 5 – 7 ngày giúp cải thiện triệu chứng rất hiệu quả.
3. Bài thuốc hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư
Cách thực hiện
- Chuẩn bị các nguyên liệu sau: 50ml dịch chiết từ hoa đậu biếc, 1 nhánh sả, 2 quả tắc, 10ml mật ong nguyên chất và 1 ly nước sôi.
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ly nước sôi, đậy kín nắp và hãm trong vòng 15 phút.
- Lọc lấy phần nước thuốc uống hết trong ngày. Chỉ cần thực hiện 2 – 3 lần/ tuần trong suốt thời gian dài sẽ đạt được hiệu quả rất tốt.
4. Cách tăng cường hệ miễn dịch bằng hoa đậu biếc
- Dùng 2 – 3 bông đậu biếc khô cho vào cốc nước nóng, thêm vào vài giọt nước cốt chanh.
- Khuấy đều lên và uống hết một lần.
- Mỗi ngày chỉ áp dụng cách này một lần và thực hiện liên tục trong suốt khoảng thời gian dài để có được sức khỏe tốt nhất.
Ngoài những cách sử dụng bông đậu biếc chữa bệnh, nhiều người còn sử dụng nó để chế biến thành các món ăn hoặc thức uống thơm ngon và đặc biệt tốt cho sức khỏe. Điển hình như:
- Siro hoa đậu biếc: Dùng khoảng 50 bông đậu biếc tươi rửa sạch. Cho vào nồi 250g đường và 500ml nước lọc. Khuấy hỗn hợp này đến khi đường tan hết rồi cho bông đậu biếc vào nấu sôi lên. Khi nước chuyển sang màu xanh thì chỉnh nhỏ lửa xuống rồi tiếp tục nấu cho đến khi nước cô đặc lại thành siro lỏng. Đợi nguội hẳn và cho vào hũ thủy tinh đậy kín nắp, bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng lâu hơn.
- Chế biến thành món ăn: Một số món ăn ngon từ hoa đậu biếc như xôi, miến xào, trộn, rau câu, bánh trôi… Không chỉ thơm ngon mà còn giúp nâng cao cải thiện sức khỏe
Một số lưu ý khi sử dụng
Để đạt được hiệu quả tốt nhất từ hoa đậu biếc, bạn cần nắm rõ và tuân thủ các lưu ý sau đây:
- Chọn lựa hoa đậu biếc sạch, tươi ngon, không lẫn hóa chất, thuốc trừ sâu hay thuốc tăng trưởng để tránh gây hại cho sức khỏe.
- Không lạm dụng hoa đậu biếc quá mức cho phép, đặc biệt đối với những người đang mang thai, đang trong giai đoạn hành kinh, đang sử dụng nhóm thuốc chống đông máu và chuẩn bị bước vào cuộc phẫu thuật… Vì hàm lượng cao anthocyanin trong hoa có khả năng làm tăng quá trình lưu thông máu, ức chế sự kết tụ tiểu cầu và kích thích sự co bóp của tử cung…
- Trong quá trình sử dụng dược liệu này để chữa bệnh, nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được xử lý kịp thời và tư vấn phương pháp khác điều trị tốt hơn.
Hoa đậu biếc không chỉ là loài hoa đẹp mà còn là một trong những loại dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh, tốt cho sức khỏe con người. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp quý bạn đọc có thêm kiến thức về dược liệu trị bệnh và cân nhắc sử dụng đúng cách, đúng liều lượng tốt cho sức khỏe.
Tham khảo thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!