Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Hoa đu đủ đực là một trong những loại dược liệu thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị một số bệnh về ung thư, sỏi thận, tiểu đường, giun sán… Không những đem lại hiệu quả cao và còn rất an toàn, lành tính cho người sử dụng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về dược liệu trong bài viết sau.
Tổng quan về hoa đu đủ đực
- Tên dược liệu: Hoa đu đủ đực
- Tên gọi khác: Phan qua thu, cà lao…
- Tên gọi theo khoa học: Carica papaya L.
- Thuộc họ: Caricaceae
1. Đặc điểm, hình dạng nhận biết
Đu đủ thuộc nhóm cây ăn quả được phổ biến ở nước. Loài thực vật này được xếp vào nhóm đa tính vì có cả đu đủ đực và đu đủ cái. Trong đó, hoa đu đủ cái ra quả, còn đu đủ đực chủ yếu cho hoa. Thông thường, số lượng đu đủ đực thường hiếm hơn đu đủ
Đu đủ đực là loại cây thân thảo mọc thẳng đứng, mọc một ngọn duy nhất hoăc phân nhánh khi ngọn đó bị gãy khoảng 2 – 3 ngọn. Thân cây xù xì, không nhẵn mịn và có màu xanh nhạt. Một cây đu đủ trưởng thành thường có chiều cao từ 3 – 10m.
Lá của cây đủ đủ là lá bánh tẻ, dạng xẻ rách, trên bề mặt có nhiều phiến được tạo thành từ 8 – 9 thùy sâu. Lá mọc chủ yếu ở phần ngọn cây và mọc xung quanh đối xứng nhau. Phần cuống của lá hình ống thon dài nối với thân, bên trong rỗng và dễ gãy.
Hoa đu đủ đực khi mọc nằm tập trung từ ngọn đến khoảng giữa thân cây và mọc theo cụm. Hoa có màu muốt, 5 cánh, nhụy vàng, vị đắng và có mùi thơm thoang thoảng đặc trưng.
Một số hình ảnh về dược liệu hoa đu đủ đực
2. Cách phân biệt cây đu đủ đực và cây đu đủ cái
Sử dụng hoa đu đủ đực mới đem lại hiệu quả chữa bệnh cao, vì vậy bạn cần nắm rõ cách phân biệt để tránh nhầm lẫn giữa chúng.
- Hoa đu đủ đực: Hoa chủ yếu mọc ra từ phần kẽ lá, hoa mọc nhiều trên cùng một nhánh dài và phân theo chùm. Còn hoa đu đủ cái chủ yếu mọc đơn lẻ, không theo chùm.
- Quả đu đủ đực: Cây đu đủ đực thường không có quả hoặc quả rất bé không ăn được.
- Rễ đu đủ đực: Mọc sâu xuống lòng đất rất cứng cáp, khác với rễ cây đu đủ cái mọc thành chùm.
3. Phân bố
Cây đu đủ có nguồn gốc từ Mexico, nhờ giá trị dinh dưỡng cao nên được lại trồng ở nhiều quốc gia khác như châu Á, châu Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ… Tại Việt Nam, cây đu đủ đực có thể trồng ở khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam, chủ yếu ở các tỉnh thành phía Bắc như Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn…
4. Bộ phận dùng, thu hái và bảo quản
- Bộ phận dùng: Không chỉ hoa được sử dụng để làm thuốc, lá cây cũng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền dân gian.
- Thu hái: Việc thu hái hoa có thể thực hiện bất kỳ lúc nào trong năm vì hoa thường ra liên tục. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất là từ tháng 5 – 10 hằng năm, lúc này mùa hoa nở rộ và có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Nên thu hái hoa vào những buổi sáng sớm tinh sương để đạt hiệu quả cao về mặt công năng trị bệnh.
- Cách sơ chế: Hoa hái về rửa sạch qua nhiều lần nước, tốt nhất nên ngâm vào thau nước muối khoảng 15 phút để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn. Có thể sử dụng hoa tươi ngay sau khi sơ chế hoặc tiến hành sấy hoặc phơi, bảo quản ở nơi thoáng mát, không mối một để sử lâu dài.
4. Thành phần hóa học
Theo kết quả của các nghiên cứu khoa học, trong loại dược liệu này có chứa một số thành phần hóa học sau:
- Phenol,
- Carbohydrat
- Beta-Carotene
- Acid gallic
- Tanin
- Sắt
- Canxi
- Phốt pho
- Protein
- Một số loại vitamin thiết yếu như A, C, B1…
Khám phá công dụng của hoa đu đủ đực
Hoa đu đủ đực là loại dược liệu đã được nghiên cứu kỹ lưỡng ở cả khía cạnh Y học cổ truyền và y học hiện đại với nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe và chữa bệnh hiệu quả.
Theo y học cổ truyền
Theo Đông y, hoa đu đủ đực là loại thuốc có vị đắng, tính bình và được sử dụng chủ yếu trong điều trị các bệnh lý sau:
- Sỏi thận
- Đái rắt
- Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
- Hoa đu đủ đực chữa trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày
- Viêm họng, khàn tiếng
- Hoa đu đủ đực trị ho khan, ho gà, ho có đờm
- Hoa đu đủ đực chữa bướu cổ
- …
Xem thêm: Diệp Hạ Châu (Cây Chó Đẻ): Tác Dụng Chữa Bệnh Và Cách Dùng Dược Liệu
Theo y học hiện đại
Với các thành phần dược chất hóa học vừa nhắc đến ở trên, loại dược liệu này đem lại một số tác dụng chữa bệnh như:
- Tăng cường hệ miễn dịch
Hoa đu đủ đực có chứa hàm lượng cao vitamin C khá cao, nếu biết cách sử dụng thường xuyên sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng và bồi dưỡng sức khỏe, chống lại bệnh tật.
- Tốt cho hệ tiêu hóa
Hàm lượng cao hoạt chất papain trong loại hoa này có khả năng thúc đẩy sự hoạt động của hệ tiêu hóa thông qua cơ chế kích thích nhu động ruột co bóp mạnh và hiệu quả hơn. Từ đó, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tích cực, thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ nhanh hơn, ngăn chặn tối đa nguy cơ bị táo bón, đau bụng, đầy hơi, ợ hơi…
Không những vậy, các chất vitamin A, B, C, E và folate trong hoa còn có khả năng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi những tổn thương do viêm nhiễm, nhờ đó mà quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra được trơn tru hơn.
- Duy trì chức năng hệ tuần hoàn và tim mạch
Theo các nghiên cứu khoa học, trong loại hoa này có chứa lượng cao các hoạt chất như folate, chất chống oxy hóa và beta – carotene. Đây đều là những chất có khả năng bảo vệ chức năng thành mạnh, duy trì sự hoạt động ổn định của hệ tim mạch, chỉ số huyết áo, giảm thiểu tối đa mức cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ….
Bên cạnh đó, những chất này còn giúp ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các huyết khối tĩnh mạch, các mảng xơ vữa động mạch… Nhờ đó mà quá trình tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi, ổn định hơn.
- Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học về tác dụng này của hoa đu đủ đực và kết quả cho thấy đối giai đoạn đầu của bệnh ung thư, sử dụng hoa đu đủ đực đúng cách sẽ hỗ trợ ức chế sự phát triển của các khối u nhờ các hoạt chất lycopene và carotenoids, phenol, acid gallic… Đồng thời, còn giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư ác tính như ung thư vú, ung thư bạch cầu, ung thư tuyến liệt, ung thư phổi, ung thư ruột kết…
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp
Một trong những tác dụng của hoa đu đủ đực là chữa viêm phổi, ho hiệu quả là công được nhiều người biết đến. Đó là nhờ các chất kháng viêm, chống khuẩn mạnh, ức chế sự phát triển lây lan của các ổ vi khuẩn, từ đó cải thiện hiệu quả một số triệu chứng hô hấp như ho khan, ho đờm, khà giọng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…
- Hỗ trợ kiểm soát chỉ số đường huyết
Hoa đu đủ đực chữa được những bệnh gì? Chuyên gia cho biết hoa đu đủ đực trị tiểu đường. Một số hoạt chất trong dược liệu còn có tác dụng cải thiện và duy trì chỉ số insulin trong cơ thể. Nhờ đó giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe do căn bệnh tiểu đường gây ra.
- Giúp giảm cân
Hàm lượng lớn chất xơ, vitamin A, B, C có trong loại dược liệu này đều là những chất có tác dụng làm giảm cảm giác đói. Vì vậy, nếu biết sử dụng hoa đu đủ đực đúng cách và kết hợp với một chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động khoa học sẽ hỗ trợ kiểm soát tốt cân nặng, giúp chị em giảm cân hiệu quả, an toàn.
- Hoa đu đủ đực chữa bệnh gì? Hỗ trợ điều trị sỏi thận
Các hoạt chất như carotenoid vàs lycopene trong dược liệu có khả năng ngăn chặn sự hình thành sỏi nên sỏi thận, ngay khi các tinh thể sỏi thận này tích tụ sẽ nhanh chóng bị tiêu tán. Đồng thời, uống nước hoa đu đủ đực giúp làm mát cơ thể, tăng khả năng thanh lọc và đào thải sỏi thận ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng. Nhờ đó cải thiện các triệu chứng đau rát khi đi tiểu.
Gợi ý một số bài thuốc chữa bệnh từ hoa đu đủ đực
Để đạt được những lợi ích trong chữa bệnh và cải thiện sức khỏe, bạn cần nắm rõ về cách sử dụng, chế biến sao cho phù hợp. Tham khảo ngay một số cách dưới đây nếu bạn chưa từng dùng qua loại dược liệu này.
1. Bài thuốc chữa bệnh ung thư
Cách dùng hoa đu đủ đực chữa ung thư
- Chuẩn bị 10g hoa đu đủ khô, ngâm rửa với nước cho sạch rồi vớt ra để ráo.
- Cho dược liệu vào ấm thuốc, đổ 300ml nước vào và đun trên lửa khoảng 30 phút.
- Khi thấy nước thuốc cạn xuống còn nửa một nửa thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc ra chén, chia làm 3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày.
- Nên uống khi nước thuốc còn ấm và uống sau khi ăn no khoảng 20 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.
2. Bài thuốc chữa sỏi thận
Cách thực hiện
- Dùng 500g hoa khô, rửa sạch và để cho thật ráo nước.
- Cho vào siêu thuốc sắc cùng 5 chén nước, nấu trên lửa nhỏ và đợi đến khi thấy nước thuốc cạn xuống chỉ còn khoảng 2 bát thì tắt bếp
- Chắt lấy phần nước thuốc, chia làm 2 chén nhỏ và uống hết trong ngày.
- Nên uống sau khi ăn và kiên trì áp dụng liên tục trong vòng 10 – 15 ngày sẽ giúp làm tan các viên sỏi thận nhỏ. Khi đi ngủ để ý sẽ thấy cặn sỏi sẽ đi ra ngoài theo nước tiểu.
3. Bài thuốc chữa bệnh dạ dày nhờ hoa đu đủ đực ngâm rượu
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 100g hoa đu đủ đực, 200ml rượu trắng trên 40 độ.
- Sau khi sơ chế sạch sẽ, để ráo nước vài phút thì đem phơi khô hoặc sao vàng, đảm bảo dược liệu khô héo hoàn toàn.
- Xếp vào trong hũ thủy tinh, đô rượu vào ngập hết phần dược liệu và ngâm trong khoảng 1 – 2 tháng tùy theo số lượng là có thể sử dụng được.
- Liều dùng khuyến khích cho người bị dạ dày là khoảng 20ml/ ngày sau mỗi bữa ăn. Kiên trì thực hiện từ 15 – 20 ngày sẽ đạt được kết quả cải thiện triệu chưng 1 dạ dày rõ rệt.
4. Bài thuốc dùng hoa đu đủ đực chữa ho, viêm phế quản
Cách trị ho bằng hoa đu đủ đực
Cách 1: Hấp hoa đu đủ với đường phèn
- Chuẩn bị 15 – 20g hoa đu đủ đực khô và 1 cục đường phèn
- Hoa đu đủ rửa sạch qua vài nước rồi vớt ra rổ để ráo nước.
- Cho vào chén sứ và trộ chung với đường phèn, sau đó đem hấp cách thủy trong vòng 15 phút cho đường tan hết và các dược chất trong hoa tiết ra hoàn toàn thì tắt bếp.
- Sử dụng ngay khi còn nóng hoặc ấm. Nên dùng mỗi ngày một chén và dùng liên tục trong vòng 3 ngày sẽ giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng.
Cách 2: Cách ngâm hoa đu đủ đực với mật ong
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 100g hoa khô và 40ml mật ong
- Hoa đu đủ sau khi sơ chế xong cho vào lọ thủy tinh, sau đó rót mật ong vào và đậy kín nắp.
- Sau 1 tháng, các tinh chất trong hoa được tiết ra hết là có thể dùng. Để giúp phát huy tối đa tác dụng của hoa đu đủ đực ngâm mật ong, người bệnh nên uống liên tục trong vòng 3 ngày, mỗi ngày 2 lần sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng.
5. Bài thuốc chữa bệnh ho gà
Cách thực hiện
- Chuẩn bị đầy đủ các loại dược liệu sau: 50g hoa, 5g dây liêm hồ đằng, 35g rau má, 2g lá xương xông và 15g hẹ tươi.
- Rửa sạch các dược liệu qua vài lần nước, ngâm vào thau nước muối 15 – 20 phút.
- Cho hết số dược liệu đã chuẩn bị vào ấm, đổ 1.5 lít nước vào và đun trên lửa vừa. Khi thấy nước trong nồi cạn xuống còn khoảng 300 – 500ml nước thì tắt bếp.
- Chắt lấy phần nước thuốc ra ché, chia làm 3 phần và uống hết trong ngày. Nên thêm vào một ít đường cho dễ uống.
6. Bài thuốc hoa đu đủ đực chữa u tuyến giáp
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 100g hoa đu đủ đực, 2 lít nước
- Đem hoa khô rồi sao đến khi vàng, sau đó đem sắc với 2 lít nước.
- Đợi đến khi nước sôi, cạn còn 500ml thì chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày sau khi ăn.
Bên cạnh các bài thuốc chữa bệnh, bạn cũng có thể dùng hoa đu đủ đực để chế biến thành những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng như:
1. Xào tỏi
Cách thực chế biến
- Chuẩn bị 20g hoa đu đủ tươi, tỏi và các gia vị nêm nếm thông thường.
- Hoa đu đủ rửa sạch, cho vào nồi nước luộc trong vòng 20 phút cho hoa mềm và giảm bớt vị đắng chát.
- Vớt hoa ra và vắt kiệt nước, sau đó trộn vào thau hoa đu đủ một ít gia vị muối, đường, hạt nêm, tiêu… và ướp khoảng 5 phút cho ngấm hết các gia vị.
- Băm tỏi nhuyễn rồi phi thơm, đổ hoa vào xào sơ, cho hành ngò vào đảo nhanh tay rồi tắt bếp.
- Đổ ra đĩa và ăn với cơm nóng.
2. Gỏi hoa đu đủ
Cách chế biến
- Chuẩn bị 200g hoa đu đủ đực và các loại rau trộn gỏi kèm như ngó sen, măng nứa, cà rốt, dưa leo, hành tây….
- Sơ chế sạch các nguyên liệu và cắt miếng vừa ăn. Sau đó đem luộc chín các nguyên liệu, vớt ra ngâm vào thau nước đá lạnh.
- Vắt nước rồi cho hết vào thau, đổ vào hỗn hợp nước trộn gỏi đã pha sẵn gồm nước mắm, tỏi, ớt, đường, chanh hoặc giấm.
- Trộn đều tay cho thấm đều gia vị, thêm vào đậu phộng rang hoặc hành phi để tăng thêm gia vị cho món ăn.
Vài lưu ý khi sử dụng hoa đu đủ đực làm thuốc chữa bệnh
Mặc dù là loại thuốc dược liệu được sử phổ biến nhờ sự công hiệu và lành tính, tuy nhiên sử dụng không đúng cách cũng có thể gây ra phản tác dụng hoặc giảm hiệu quả từ bài thuốc. Vì vậy, hãy đảm bảo chắc chắn trong quá trình sử dụng không sai phạm và tuân thủ các lưu ý sau đây:
- Nên ưu tiên sử dụng dươc liệu khô vì vẫn giữ được các dược chất trị bệnh mà không lo chất độc trong dịch mủ tiết ra như dược liệu tươi.
- Ai không nên uống hoa đu đủ đực? Chống chỉ định sử dụng với phụ nữ mang thai vì trong đu đủ có chứa hoạt chất không tốt cho sức khỏe của thai phù và sự phát của thai nhi. Bên cạnh đó, nhiều người băn khoăn trẻ sơ sinh uống hoa đu đủ đực được không? Chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, trẻ em dưới 1 tuổi và những người có cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng với dược liệu cũng tránh sử dụng để đảm bảo an toàn.
- Chỉ sử dụng dược liệu trong mức cho phép theo tình trạng, tuyệt đối không lạm dụng quá mức để tránh gây ra tác dụng phụ của hoa đu đủ đực như đau bụng, đầy hơi, nôn ói, buồn nôn…
- Sử dụng chế biến món ăn nên chú ý về các nguyên liệu đi cùng, tránh kết hợp với những nguyên liệu dễ phản ứng và gây ra dị ứng như đậu xanh, cà pháo, rau muống…, làm giảm tác dụng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về đặc điểm, công dụng và cách uống hoa đu đủ đực. Để đạt được những tác dụng như bài viết trên, bạn nên sử dụng dược liệu tự nhiên hái trong vườn nhà hoặc mua dược liệu khô ở những cơ sở cửa hàng uy tín để tránh mua nhầm hàng kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!