Cây Xạ Đen: Tổng Quan Đặc Điểm Và 7 Bài Thuốc Trị Bệnh Hay

Cây xạ đen là loại thảo dược quý được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền. Vị thuốc này sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời như hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, máu nhiễm mỡ, tiểu đường, huyết áp, ung thư, giảm viêm nhiễm, thanh nhiệt, giải độc… nên được rất nhiều người tin dùng. 

Cây xạ đen
Cây xạ đen là dược liệu quý được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh cổ truyền

Tổng quan về dược liệu cây xạ đen

  • Tên gọi khác: cây dót, xạ đen cuống, bách giải, xạ cái, bạch vạn hoa, cây qủa nâu, dây gối, đông triều, cây ung thư, Su bao hou ke shu (tiếng Trung Quốc)…
  • Tên khoa học: Ehretia asperula Zoll. & Mor
  • Họ: Vòi voi (Boraginaceae)

1. Đặc điểm, hình dạng nhận biết

  • Cây xạ đen là loại cây thân leo và có kích thước nhỏ chỉ bằng ngón chân cái. Chúng sống chủ yếu dựa vào việc leo quanh các cây lớn, cổ thụ để phát triển. Chiều cao của cây trung bình khoảng từ 3 – 10m. Các cây con thường có màu xanh nhạt, khi trưởng thành thường chuyển sang màu nâu hoặc xanh thẫm, trên bề mặt phủ rất nhiều lông tơ.
  • Khi chặt cây, thân sẽ tiết ra nhựa, ban đầu nhựa có màu trắng trong nhưng rất nhanh sau đó chuyển sang màu đen đặc trưng.
  • Lá cây xạ đen có hình dạng khá giống với lá chè xanh nhưng có kích thước to và dài hơn. Chúng mọc so le từ thân cây, mọc vênh lên và cụp xuống ở phần chóp nhọn của lá.
  • Những lá xạ đen còn non có màu đỏ tía như lá tía tô, khi già đi chuyển sang màu xanh sẫm. Bề mặt lá nhẵn bóng, mép răng cưa của lá thấp và thưa. Cuống lá có chiều dài khoảng 4 – 8cm.
  • Hoa xạ đen thường nở rộ vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè. Hoa mọc thành từng chùm, màu trắng ở đầu cành dài khoang 5 – 10cm. Cuống hoa khá ngắn từ 2 – 4cm.
  • Quả giống hình quả trứng, dài và nhỏ khoảng 1cm. Khi mọc quả nằm chung thành từng chùm với cuống dài. Khi quả khô sẽ nở bung ra thành 3 mảnh, chứa hạt màu đỏ. Mùa quả thường rơi vào khoảng tháng 8 – 12.

Một số hình ảnh về dược liệu cây xạ đen

Cây xạ đen
Lá xạ đen thon dài, 2 bên mép có răng cưa
Cây xạ đen
Hoa xạ đen màu trắng, mọc thành từng cụm ở đầu cành
Cây xạ đen
Quả xạ đen khi chín có màu đỏ hoặc cam

2. Phân loại

Mặc dù là loại dược liệu quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết cây xạ đen có mấy loại. Theo các chuyên gia, đây là loài cây này có rất nhiều loại, xét cùng chi thực vật thì có đến 9 loại khác nhau. Tuy nhiên, trong tự nhiên chỉ có một loại xạ đen duy nhất, ngoài ra còn một số loại dễ nhầm lẫn khác là cây xạ vàng, xạ đỏ, xạ trắng…

Cây xạ đen là loại được sử dụng phổ biến nhất và cách để nhận biết như sau:

Đối với cây xạ tươi

  • Cây xạ đen: Lá dày, có sắc tím khi còn non và chuyển sang xanh sẫm khi già, thân cây cũng rất sẫm màu.
  • Cây xạ vàng: Lá mỏng, hoàn toàn là màu xanh và 2 bên mép lá không có răng cưa.

Đối với cây xạ khô

  • Cây xạ đen: Lá khi khô không bị giòn hay vụn nát và có mùi thơm nhẹ. Thân cây đen và có mùi hương thoang thoảng.
  • Cây xạ vàng: Lá sau khi phơi khô dễ bị nát vụn. Thân cây có màu trắng nhạt, không có mùi hương.

3. Phân bố

Loại cây này mọc rất phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt ở các tỉnh như Vân Nam, Quảng Tây, Phúc Kiến… Ngoài ra, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia… cũng là những quốc gia có sự xuất hiện của loại cây này một cách tự nhiên.

Tại Việt Nam, cây xạ đen được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1998 tại Hòa Bình. Nhờ những nghiên cứu khoa học chứng minh công dụng tốt trong chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, loại dược liệu này đã được nhân giống rộng rãi ở các tỉnh thành có đồi núi cao như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Gia Lai, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Vuờn Quốc gia Cúc Phương, Ba Vì…

4. Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế

  • Bộ phận dùng: Thân, cành và lá cây xạ đen đều được sử dụng để làm thuốc.
  • Thu hái: Bất kỳ thời điểm nào trong năm đều có thể thu hái dược liệu này. Đối với phần lá cây, có thể thu hái khi cây đã trưởng thành, đối với phần cành và thân cây, chỉ thu hoạch khi cây đã già để đảm bảo dược tính trong cây đạt cao nhất.
  • Sơ chế, bảo quản: Sau khi thu hoạch về, rửa sạch và vớt ra để cho thật ráo nước. Cắt thành từng đoạn nhỏ đem trải đều ra rổ và phơi khô hoặc sấy khô đều được. Sau khi dược liệu đã khô hoàn toàn, cho vào túi hoặc hũ có nắp đậy kín. Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để sử dụng dần.

5. Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu mới nhất về loại dược liệu này cho thấy có chứa nhiều hoạt chất quý quan trọng và cần thiết cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh như:

  • Flavonoid: Đây là sắc tố quan trọng đóng vai trò tạo nên màu sắc của dược liệu. Bên cạnh đó, Flavonoid có khả năng hấp thu vitamin C tối đa cho cơ thể, hỗ trợ tăng trưởng và tái tạo các tế bào mô. Đồng thời, hoạt chất này còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn quá trình oxy hóa do các gốc tự do gây ra, ổn định sự cân bằng oxy hóa trong cơ thể.
  • Quinon: Được nghiên cứu với kết quả hỗ trợ làm hóa lỏng các tế bào ung thư và đào thải chúng ra ngoài, từ đó ngăn ngừa quá trình lão hóa trong cơ thể. Sự kết hợp giữa Quinon và Flavonoid sẽ giúp loại bỏ các tế bào ung thư nhanh chóng, hiệu quả hơn.
  • Polyphenol: bao gồm các hoạt chất chính như stilbenes, phenolic acid, lignans cùng nhiều hợp chất khác. Những chất này có khả năng hỗ trợ tái tạo các tế bào, ngăn ngừa những tổn thương, chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn ở đường ruột. Từ đó, đem lại kết quả khả quan trong điều trị các bệnh như béo phì, tim mạch, tiểu đường, viêm nhiễm…
  • Acid amin: Hỗ trợ ổn định quá trình sinh hóa trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng mất cơ, hỗ trợ giảm cân và cải thiện chất lượng giấc ngủ… Vậy nên trước câu hỏi “uống xạ đen có giảm cân không?”. Câu trả lời là có.
  • Tanin: Hoạt chất này có khả năng khử các gốc tự do trong cơ thể, làm giảm bệnh lý và ức chế quá trình lão hóa.

Ngoài những hoạt chất vừa kể trên, các chuyên gia cũng cho biết trong cây xạ đen tồn tại một số thành phần khác như: đường khử, Triterpenoid, Cyanoglucoside… Đây đều là những hoạt chất có lợi cho sức khỏe.

Khám phá công dụng cây xạ đen

Theo các nghiên cứu về dược tính của xạ đen, loại cây này được ứng dụng trong chữa bệnh ở cả 2 nền y học gồm y học cổ truyền và y học hiện đại.

Xem thêm: La Hán Quả: Tác Dụng Và Cách Nấu Nước Uống, Ngâm Rượu Trị Bệnh

Cây xạ đen
Dược liệu xạ đen có rất nhiều tác dụng chữa bệnh như gan, huyết áp, máu nhiễm mỡ, ung thư…

Theo y học cổ truyền

  • Tính vị: Xạ đen có vị đắng, chát, tính hàn
  • Công dụng: là dược liệu chủ trị một số tình trạng như giải độc mát gan, điều trị các bệnh về ung bướu, nổi mụn nhọt, vàng da…

Theo y học hiện đại

Với những thành phần hóa học, dược chất quý như thông tin ở trên cho thấy, cây xạ đen được sử dụng phổ biến để hỗ trợ điều trị các bệnh lý, cải thiện các vấn đề sức khỏe sau:

  • Chữa ung thư: Thành phần hoạt chất diphenyl propane và macrocyclic lactone, quinoflavan trong xạ đen được chứng minh có khả năng hỗ trợ điều trị rất tốt các căn bệnh về ung thư như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư máu, ung thư vú, ung thư ruột kết…
  • Lá xạ đen có tác dụng gì? Trị bệnh viêm gan, xơ gan: Với khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, hạn chế sự phát triển và lây lan của các tế bào bị bệnh ở gan gây viêm gan, xơ gan, men gan cao. Đồng thời tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây hại.
  • Hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ: Với khả năng ức chế quá trình tăng lipid trong cơ thể, xạ đen được đánh giá là có khả năng hỗ trợ điều trị phần nào chứng gan nhiễm mỡ.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm A, B, C: Một trong những đặc tính nổi bật của xạ đen là kháng khả năng kháng sinh, chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn, vi sinh vật đa bào đơn bào. Nhờ đó đem lại kết quả khả quan trong điều trị viêm gan A, B, C hiệu quả.
  • Lá xạ đen chữa bệnh gì? Giảm áp lực, giải tỏa thần kinh: Các hoạt chất trong xạ đen có tác dụng tác động tích cực đến hệ thần kinh, tăng cường tuần hoàn máu đến não, giảm nguy cơ suy nhược, điều trị thiếu máu, từ đó làm giảm các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và giải tỏa căng thẳng, áp lực hiệu quả.
  • Kiểm soát nồng độ huyết áp: Kết hợp xạ đen cùng một ít gừng đem lại hiệu quả rất tốt trong việc ổn định huyết áp và duy trì kết quả này trong thời gian dài nếu kiên trì sử dụng.
  • Chữa chứng nổi mụn nhọt, viêm loét da, ngứa ngáy: Tính mát của trong loại dược liệu này có khả năng hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng viêm loét da, nổi mụn nhọt, ngứa ngáy…
  • Hỗ trợ an thần, điều trị mất ngủ: Với khả năng thanh lọc, đào thải độc tố, giảm đau, an thần nên sử dụng xạ đen giúp người bệnh có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Điều trị các bệnh về xương khớp, cột sống: Một số tổn thương về xương khớp và cột sống mức độ nhẹ như đau dây thần kinh tọa, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm… cũng có thể được cải thiện rõ rệt nhờ sử dụng xạ đen đúng cách.
  • Cây xạ đen có tác dụng gì? Chữa bệnh phụ khoa: Theo nghiên cứu, trong cây xạ đen có chứa các hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm tốt. Nên đã có rất nhiều người kết hợp loại dược liệu này cùng cây trinh nữ hoàng cung để hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa, điển hình là u xơ tử cung thông qua việc ức chế sự phát triển của khối u, ngăn ngừa sự lây lan sang các cơ quan bình thường khác.

Liều dùng:

  • Đối với lá xạ đen: Dùng khoảng 50g lá tươi hoặc khô đều được, rửa sạch và cho vào siêu sắc cùng 1.5 lít nước. Đun sôi trong vòng 10 – 15 phút thì lọc lấy nước thuốc uống đều đặn hằng ngày.
  • Đối với thân xạ đen: Chuẩn bị 100g thân cây xạ đen rửa sạch, cho vào ấm sắc cùng 1.5 lít nước trong khoảng 15 phút. Sau đó chắt lấy phần nước uống hằng ngày.
  • Kết hợp cả thân và lá xạ đen: Liều dùng phối hợp cơ bản như sau: 50g thân và 50g lá xạ đen, sắc cùng 2 lít nước lấy nước uống.

Gợi ý một số bài thuốc chữa bệnh từ cây xạ đen

Cây xạ đen là loại dược liệu rất quý, chữa được rất nhiều bệnh nên ngày càng có nhiều bài thuốc đa dạng, phong phú về cách thực hiện và đem lại hiệu quả điều trị cao. Tùy vào nhu cầu mà người bệnh có thể sắc lấy nước uống hoặc chế biến thành cao dùng rất tiện lợi. Dưới đây là một số cách sử dụng cây xạ đen Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ.

1. Bài thuốc hỗ trợ chữa trị ung thư

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 40g cây xạ đen, 20g bán chi liên và 30g bạch hoa xà.
  • Rửa sạch tất cả các dược liệu, cho vào siêu sắc cùng 1.5 lít nước.
  • Đun trên lửa nhỏ khoảng 15 phút, khi thấy nước cạn xuống 600ml thì tắt bếp.
  • Lọc lấy phần nước thuốc cho ra chén, chia làm nhiều phần và uống hết trong ngày. Nên uống sau mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

2. Bài thuốc điều trị tiểu đường

Cách thực hiện

  • Dùng 20g lá xạ đen, rửa sạch, ngâm vào thau nước muối pha loãng và vớt ra để ráo nước.
  • Cho dược liệu vào nồi sắc cùng 500ml nước trên lửa nhỏ.
  • Khi nước cạn xuống còn 200ml thì tắt bếp, chắt lấy phần nước thuốc uống hết hằng ngày. Nên uống trước khi ăn để đạt hiệu quả tối đa.

3. Bài thuốc lợi tiểu, thông kinh, giải nhiệt

Cách thực hiện 

  • Chuẩn bị 15g xạ đen cả thân và lá, 12g kim ngân hoa.
  • Rửa sạch bụi bẩn qua vài lần nước, ngâm vào thau nước muối để loại bỏ vi khuẩn bám trên bề mặt.
  • Đem đi sao vàng hạ thổ, cho vào bình hãm cùng nước sôi trong vòng 20 phút.
  • Chắt nước ra chén, đợi cho nguội bớt thì uống hết trong ngày.

4. Bài thuốc chữa các bệnh về gan

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 50g xạ đen cả thân, cành và lá, 30g cà gai leo và 10g mật nhân.
  • Rửa sạch tất cả các dược liệu đã chuẩn bị và sắc cùng 1.5 lít nước.
  • Đun sôi trên lửa vừa khoảng 10 – 15 phút, nước cạn xuống còn khoảng nửa nồi thì tắt bếp.
  • Lọc lấy phần nước này uống hết hằng ngày để đạt được kết quả rõ rệt.

5. Bài thuốc tăng cường sức đề kháng

Cách thực hiện

  • Dùng 70g xạ đen tươi, lấy cả phần lá và thân cành, rửa sạch qua nước muối và nước sạch.
  • Cho dược liệu vào ấm sắc cùng 1.5 lít nước trên lửa nhỏ trong vòng 20 phút thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra chén, chỉ gạn lấy phần nước trong và chia làm nhiều phần, uống hết trong ngày.
Cây xạ đen
Một số bài thuốc chữa bệnh đơn giản, dễ thực hiện từ dược liệu xạ đen quý

6. Bài thuốc cầm máu, điều trị mụn nhọt

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 5 lá xạ đen tươi, rửa sạch và ngâm vào nước muối để diệt hết vi khuẩn.
  • Sau khi lá ráo nước thì đem giã nát, đắp trực tiếp lên vùng da chảy máu do tổn thương, dùng băng gạc cố định lại và giữ yên trong khoảng 20 – 30 phút.
  • Sau đó tháo ra và rửa lại bằng nước ấm. Lưu ý trước khi đắp nên vệ sinh vùng da bị bệnh bằng dung dịch sát khuẩn thông dụng để tránh nhiễm khuẩn.

7. Bài thuốc an thần, điều trị mất ngủ

Cách thực hiện

  • Dùng khoảng 50g xạ đen dược liệu tươi hoặc khô đều được.
  • Nếu xạ đen tươi hãy rửa sạch và đem đi phơi khô và cho vào ấm thuốc sắc cùng 1 lít nước trên lửa vừa.
  • Lọc lấy phần nước thuốc, chú ý gạn thật kỹ để tránh các cặn lá và uống thay trà hằng ngày.
  • Lưu ý nên uống hết trong ngày và nấu mới trong ngày tiếp theo, không uống trà để qua đêm vì sẽ không đạt công dụng tối đa.

Những đối tượng không nên và nên sử dụng xạ đen

Không thể phủ nhận những công dụng của xạ đen đối với sức khỏe con người và trong việc hỗ trợ chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại dược liệu này.

Những ai không nên uống xạ đen?

Dược liệu xạ đen chống chỉ định sử dụng cho những đối tượng sau:

  • Người bị suy thận: Đây là dược liệu rất tốt cho gan, tuy nhiên nó lại không hề tốt đối với những người đang mắc bệnh suy thận. Tác hại của cây xạ đen đối với suy thận thế nào? Nước lá xạ đen khi vào trong cơ thể vô tình gây cản trở quá trình lọc máu của thận. Vì vậy, thận đã suy yếu khi dùng xạ đen lại càng yếu hơn, quá trình lọc máu bị chậm lại gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khó lường.
  • Người đang bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng: Những người đang gặp các bệnh lý gây tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng hay sốt cao không nên sử dụng loại dược liệu này. Bởi hàm lượng dược chất trong xạ đen khá cao, có thể làm tăng nặng triệu chứng, sốt cao hơn, thậm chí rơi vào hôn mê, mất nước nghiêm trọng…
  • Người có huyết áp thấp: Các hoạt chất trong xạ đen chỉ có tác dụng hạ huyết áp và không có khả năng làm tăng huyết áp. Vì vậy, những người có huyết áp thấp không nên sử dụng loại dược liệu này để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
  • Phụ nữ mang thai: Cây xạ đen có nhiều công dụng như an thần, giảm đau nhức xương khớp, tăng sức đề kháng.. rất hiệu quả. Nhưng phụ nữ mang thai hay phụ nữ sau sinh nên tránh sử dụng loại dược liệu này để phòng ngừa những rủi ro có thể xay ra trong thai kỳ.

Đối tượng có thể sử dụng

  • Người vừa phát hiện có khối u trong người, chẩn đoán mắc bệnh ung thư, đang trog quá trình xạ trị…
  • Người có men gan tăng cao, máu nhiễm mỡ, viêm gan B,…
  • Người có tiền sử huyết áp cao

Một số lưu ý khi sử dụng dược liệu cây xạ đen

Sử dụng xạ đen đúng cách sẽ đem lại những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe, nhưng ngược lại sử dụng tùy tiện, không theo hướng dẫn sẽ gây ra rất nhiều những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như:

Cây xạ đen
Sử dụng dược liệu này với liều lượng vừa phải, không lạm dụng quá mức để tránh gây tác dụng phụ
  • Uống nước xạ đen hàng ngày có tốt không? Sẽ rất tốt nếu sử dụng đúng liều lượng nhưng lạm dụng quá mức có thể gây ra hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, tay chân bủn rủn, mất tập trung…
  • Các bài thuốc sắc từ xạ đen nên sử dụng hết trong ngày, không được dùng thuốc đã để qua đêm. Vì thuốc để lâu sẽ rất dễ hỏng, gây đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy, đại tiện ra phân lỏng…
  • Pha trà xạ đen nên pha loãng, không quá đậm đặc. Nhất là không uống trà đậm vào buổi sáng sẽ làm giảm tập trung, ảnh hưởng đến tinh thần, giảm hiệu suất làm việc và học tập…
  • Không ăn rau muống sau khi sử dụng xạ đen vì rau muống sẽ làm mất đi các tác dụng chữa bệnh của dược liệu. Ngoài ra, nên kiêng cà pháo, đậu xanh, măng chua, chất kích thích… để đạt được hiệu quả tối ưu.
  • Uuống thuốc tây có uống được xạ đen không? Có thể sử dụng dược liệu này song song với các loại thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, không sử dụng cùng lúc, mỗi lần dùng cách nhau khoảng 30 phút để phát huy tối đa công dụng của thuốc mà không gây tác dụng phụ.
  • Với những người không dùng xạ đen để trị bệnh có thể nấu loãng dược liệu sử dụng hằng ngày để tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
  • Đây là loại dược liệu có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh, không thay thế cho các loại thuốc đặc trị. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng để tránh những rủi ro ngoài ý muốn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về đặc điểm và chi tiết cây xạ đen chữa bệnh gì. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp quý bạn đọc có thêm những kinh nghiệm chữa bệnh hiệu quả, an toàn bằng dược liệu, giảm tác dụng phụ của thuốc Tây và thúc đẩy quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, hãy chú ý chọn mua dược liệu ở những nơi uy tín, đáng tin cậy để đảm bảo công hiệu cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Tham khảo thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...