Cây Bồng Bông: Tìm Hiểu 25 Bài Thuốc Hay Và Lưu Ý Khi Dùng

Cây bồng bông (thòng bong, hải kim sa) có tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, tả thấp nhiệt ở bàng quang, tiểu trường và thông lâm. Do đó, vị thuốc này thường được dùng để chữa trị các chứng bệnh như sỏi đường tiết niệu do thấp nhiệt, chứng tiểu tiện vàng/ đỏ,…

Cây Bồng Bông: Dược Liệu Quý với Nhiều Bài Thuốc Chữa Bệnh Hay
Cây bồng bông có công dụng thanh nhiệt, thông lâm, giải độc, lợi thấp, tả nhiệt ở tiểu trường, bàng quang

Mô tả dược liệu bồng bông

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Hải kim sa, Thạch vĩ dây, Thòng bong, Dương vong, Bòng bong dẻo, Dương vĩ
  • Tên dược: Spora Lygodii
  • Tên khoa học: Lyofodium japonium
  • Họ: Thòng bong – Schizaeaceae

2. Đặc điểm – hình ảnh cây bồng bông

Bồng bông là loại thực vật thân leo, phần thân rễ mọc bò, xanh tốt quanh năm. Lá dài từ 16 – 30cm, mỏng, mặt nhẵn, xẻ lông chim 2 – 3 lần và thường mọc thành cặp với nhau thành lá chét. Cuống chính dày 2.4mm. Ở mỗi mép lá chét con chứa nhiều túi bào tử – ổ tử lang. Bào tử có kích thước nhỏ, hình tròn, màu vàng nhạt hoặc vàng nâu.

Một số hình ảnh cây bồng bông:

Hình ảnh cây bồng bông
Bồng bông là loại thực vật thân leo, phần thân rễ mọc bò, xanh tốt quanh năm
Hình ảnh cây bồng bông
Lá cây mỏng, mặt nhẵn, kép lông chim xẻ 2 – 3 lần

3. Phân bố

Bồng bông là cây học hoang, thường mọc bò, bám vào những cây to, hàng rào, bờ bụi,… cây được tìm thấy ở nhiều địa phương. Nhất là ở khu vực phía Bắc nước ta như Vĩnh Phúc, Lào Cai, Hà Giang,…

Loài cây này ưa ẩm nên thường sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng đất ẩm ướt, dưới tán của những cây to, nơi có ít ánh sáng mặt trời.

4. Bộ phận dùng

Toàn bộ rễ, dây leo và lá của cây bồng bông đều có dược tính nên được dùng làm thuốc chữa bệnh. Trong Đông y thường sử dụng bào tử phơi khô, mọc trên mép lá – vị thuốc hải kim sa.

5. Thu hái – sơ chế

Dược liệu được thu hái quanh năm và được bào chế khá đơn giản:

  • Thuốc sau khi hái xong thì mang đi rửa sạch, loại bỏ bụi đất bám trên cây
  • Có thể sử dụng dược liệu tươi hoặc phơi/ sấy khô và để dùng dần

Cách bào chế vị thuốc hải kim sa được thực hiện như sau:

  • Vào tiết lập thu là thời điểm các bào tử chín, thu hái dây leo vào lúc sáng sớm ngày nắng, thời điểm sương chưa khô.
  • Rửa sạch, phơi khô ở nơi tránh gió
  • Dùng tay chà xát, vò lá cây cho các bào tử khô rơi rụng. Sau đó sàng lọc bỏ đi phần thân dây, thu được bào tử khô hải kim sa.

6. Bảo quản

Dược liệu sau khi bào chế để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt, sâu mọt.

7. Thành phần hoá học

Các nghiên cứu khoa học nhận thấy trong cây bồng bông có chứa flavonoid và một số axit hữu cơ.

Vị thuốc hải kim sa

1. Tính vị – Quy kinh

  • Tính hàn, vị ngọt
  • Quy vào kinh Bàng quang, Tiểu trường

2. Tác dụng dược liệu

Công dụng của hải kim sa theo Đông y:

Dược liệu có công dụng thanh nhiệt, thông lâm, giải độc, lợi thấp, tả nhiệt ở tiểu trường, bàng quang.

Tác dụng dược liệu
Dược liệu thường dùng chữa các chứng tả thấp nhiệt gây viêm bàng quang, đường tiết niệu

Do đó, trong Đông y thường dùng vị thuốc này trong chữa trị một số bệnh lý như:

  • Chữa sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo
  • Chữa viêm thận, phù nề, phù thũng
  • Chữa các chứng tả thấp nhiệt gây viêm bàng quang, đường tiết niệu
  • Chữa các chứng tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, tiểu tiện ra dưỡng chất, tiểu thiện ra mủ
  • Điều trị bệnh viêm gan
  • Sử dụng cho người bị nổi mụn nhọt trên da, chảy máu do tai nạn, bỏng da.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Hiện nay, hải kim sa được dùng chủ yếu trong phạm vi nhân dân nên các nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng còn hạn chế.

3. Cách dùng – liều lượng

Vị thuốc hải kim sa được dùng chủ yếu ở dạng sắc với liều 12 – 24g/ ngày. Bên cạnh đó, có thể dùng lá bồng bông tươi giã nát và đắp lên khu vực da cần điều trị.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu

Các bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc bồng bông thường được áp dụng rộng rãi trong phạm vi nhân dân. Việc áp dụng đúng cách và đều đặn không chỉ hỗ trợ cải thiện bệnh lý mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng cường sức khỏe.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu
Các bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc bồng bông thường được áp dụng rộng rãi trong phạm vi nhân dân

Bài thuốc chữa vết thương do ong vàng đốt:

  •  Chuẩn bị lá bồng bông tươi
  • Thực hiện: Sau khi rửa sạch thì mang đi giã nát rồi đắp lên vùng da bị ong vàng đốt. Áp dụng đều đặn mỗi ngày đến khi khỏi.

Bài thuốc chữa chứng mụn rộp loang vòng:

  • Chuẩn bị: Lá và dây thòng bong tươi
  • Thực hiện: Sau khi rửa sạch thì mang đi giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp vào vùng da cần điều trị. Thực hiện mỗi ngày 2 lần đến khi khỏi.

Bài thuốc chữa viêm tuyến vú:

  • Chuẩn bị 25 – 30g hải kim sa
  • Thực hiện: Dược liệu đem đi sắc nước nước và rượu theo tỷ lệ 1:1. Dùng nước thuốc sắc được chia thành 3 lần và uống hết trong ngày

Trà hải kim sa giúp lợi tiểu, phù hợp với người tiểu ít, khó khăn khi tiểu tiện:

  • Chuẩn bị hải kim sa 60 – 90g
  • Thực hiện: Dược liệu đem đi sắc với nước, cho thêm 1 ít đường, khuấy đều và uống thay trà.

Bài thuốc chữa chứng tiểu tiện ra máu:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị biển súc và dây bồng bông mỗi vị 15 – 20g. Cho dược vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ, sắc uống mỗi ngày
  • Bài thuốc 2: Hải kim sa mang đi tán thành bột mịn, mỗi lần dùng khoảng 8g uống cùng với nước đường, ngày uống 3 lần để cải thiện bệnh.

Bài thuốc trị bệnh thạch lâm (sỏi đường tiết niệu):

  • Chuẩn bị hoạt thạch, bạch mao căn, hải kim sa mỗi vị 30g, kim tiền thảo 60g, cỏ mã đề 12g
  • Thực hiện: Các dược liệu cho vào ấm sắc cùng với lượng nước vừa đủ. Chia lượng nước thuốc sắc được thành 3 phần và uống hết trong ngày

Bài thuốc chữa chứng cao lâm (tiểu tiện ra dưỡng chất):

  • Chuẩn bị cam thảo 10g, mạch môn 20g, hoạt thạch, hải kim sa mỗi vị 40g
  • Thực hiện: Mạch môn đem sắc lấy nước riêng. Các vị thuốc còn lại mang đi tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 8g bột thuốc uống cùng với nước sắc mạch môn. Ngày uống 3 lần

Bài thuốc chữa chứng di mộng tinh:

  • Chuẩn bị dây bồng bông đốt tồn tính
  • Thực hiện: Dược liệu đem đi nghiền mịn, mỗi lần dùng 4 – 6g hoà với nước sôi và uống khi còn ấm

Bài thuốc trị chứng tiêu chảy:

  • Chuẩn bị cả cây bồng bông
  • Thực hiện: Sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Chia lượng nước thuốc thành nhiều phần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi khỏi hẳn.

Bài thuốc trị chứng lỵ ra máu:

  • Chuẩn bị dây và lá bồng bông 60 – 90g
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ, sắc kỹ và chia thành 2 – 3 lần uống hết trong ngày

Bài thuốc chữa viêm gan:

  • Chuẩn bị hải kim sa 15g, xa tiền thảo 20g và nhân trần 30g
  • Thực hiện: Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Chia nước thuốc sắc được thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang

Bài thuốc chữa chứng phù thũng toàn thân gây trướng bụng, khó thở khi nằm:

  • Chuẩn bị hải kim sa, cam toại mỗi vị 15g, khiên ngưu tử (hạt bìm bìm) 30g nửa sống nửa sao chín.
  • Thực hiện: Các dược liệu mang đi nghiền thành bột, trộn đều. Mỗi lần dùng 8g thuốc sắc với 1 chén nước và dùng trước bữa ăn.

Bài thuốc trị thấp trệ gây trướng bụng, ăn uống khó tiêu:

  • Chuẩn bị bồng bông 20g, cam thảo 2g, bạch truật 8g
  • Thực hiện: Các dược liệu cho vào ấm sắc cùng với 500ml nước đến khi con lại 150ml thì tắt bếp. Chia lượng nước thu được thành 2 lần và uống hết trong ngày. Sử dụng bài thuốc sau khi ăn khoảng 15 phút và thực hiện trong vòng 5 – 10 ngày

Bài thuốc giúp lợi sữa, trị chứng sữa ít ở phụ nữ sau sinh:

  • Chuẩn bị cây bòng bong 12 – 24g
  • Thực hiện: Dược liệu sau khi rửa sạch thì đem đi sắc với 400ml. Đun trên lửa nhỏ đến khi còn lại 200ml thì tắt bếp. Chia lượng nước thành 3 lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, áp dụng trong vòng 5 ngày.

Bài thuốc chữa bỏng do lửa (bỏng nhẹ, phạm vi nhỏ):

  • Chuẩn bị bồng bông 25g
  • Thực hiện: Dược liệu mang đi đốt tồn tính, nghiền thành bột mịn rồi trộn đều với dầu vừng. Sau đó thoa vết bỏng.

Bài thuốc chữa chứng khó tiểu, tiểu đỏ:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị mang tiêu 100g, hổ phách 40g, bằng sa 20g, bồng bông 100g. Các vị thuốc mang đi tán bột mịn, dùng từ 5 – 8g/ ngày, chia thành 2 – 3 lần dùng và uống cùng với nước ấm.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 24g bồng bông đem đi sắc với 400ml, đun trên lửa nhỏ đến khi sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp. Chắt lấy phần nước, cho thêm đường vào và uống thay nước trà mỗi ngày

Bài thuốc trị vết thương ở phần mềm:

  • Chuẩn bị lá mỏ quạ và lá bồng bồng tươi với liều lượng bằng nhau
  • Thực hiện: Các dược liệu sau khi rửa sạch thì mang đi giã nát rồi đắp lên vết thương. Mỗi ngày thay 1 lần trong vòng 3 – 4 ngày. Kế đến dùng lá nhỏ quạ tươi, lá hàn the và lá bồng bông giã nát rồi đắp lên vết thương. Với bài thuốc này, cứ 2 – 3 ngày thay 1 lần.

Bài thuốc trị chứng sỏi tiết niệu:

  • Chuẩn bị hoa hoè 10, tiên hạc thảo 15g, mộc thông 9g, biển súc 12g, hải kim sa 15g, kê nội kim 8g, hoạt thạch 15g, sơn chi 12g, kim tiền thảo 30g, cam thảo 6g, cù mạch 12g và đại hoàng 6g (cho vào sau).
  • Thực hiện: Các vị thuốc mang đi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia thành 3 lần uống.

Bài thuốc trị sỏi lâu ngày không khỏi do thấp nhiệt hoặc tuổi cao:

  • Chuẩn bị xa tiền tử, hoàng kỳ, hải kim sa mỗi vị 5g, hoàng bá, thục địa, tri mẫu, đương quy, trạch tả mỗi vị 12g, cam thảo 6g, kim tiền thảo 30g, mộc thông và kê nội kim mỗi vị 9g
  • Thực hiện: Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Chia lượng nước thuốc sắc được thành 3 lần và uống hết trong ngày.

Bài thuốc trị nhiệt chứng gây tâm phiến, niệu đạo nóng rát, lưỡi đỏ và miệng đắng:

  • Chuẩn bị: bòng bong 60g, tiêu thạch 15g, kim tiền thảo 60g, đông quỳ tử 9g, kê nội kim 12g, xa tiền tử 15g, thạch vi 12g
  • Thực hiện: Các vị thuốc mang đi sắc uống với lượng nước vừa đủ. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi bệnh lý thuyên giảm.

Bài thuốc chữa chứng nhiệt ứ và sỏi gây đau dưới bụng, tiểu tiện khó khăn:

  • Chuẩn bị phổ phách 9g, cam thảo 3g, ngưu tất 10g, kim tiền thảo 60g, bòng bong 9g, trạch tả, cù mạch, trư linh, xa tiền, phục linh, biển súc, mộc thông mỗi vị 15g, hoạt thạch 18g
  • Thực hiện: Các dược liệu mang đi sắc cùng với lượng nước vừa đủ, chia lượng nước thuốc thu được thành 3 phần và uống hết trong ngày.
  • Lưu ý: Nếu khí trệ ứ huyết gia thêm mộc hương 8g, nga truật 12g và trần bì 10g. Trường hợp khí hư gia thêm hoàng kỳ 15g, huyết hư gia thêm bạch thược 12g, thục địa 16g, đương quy 12g, xuyên khung 8g.

Bài thuốc chữa sạn ở đường tiết niệu:

  • Chuẩn bị hoạt thạch, xuyên phá thạch, đông quỳ, hải kim sa mỗi vị 15g, kim tiền thảo 30 – 60g
  • Thực hiện: Các vị thuốc đem đi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi bệnh lý thuyên giảm.

Bài thuốc trị chứng thận hư đi kèm sạn do thấp nhiệt:

  • Chuẩn bị hoàng tinh, vương bất lưu hành,  xuyên phá thạch, hoài ngưu tất, hải kim sa mỗi vị 15g, hoàng kỳ 30g, kim tiền thảo 20g.
  • Thực hiện: Các dược liệu đem đi rửa sạch rồi sắc với lượng nước vừa đủ. Chia lượng nước thuốc sắc được thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang

Bài thuốc chữa sỏi mật:

  • Chuẩn bị uất kim, kê nội kim, hải kim sa gia giảm liều lượng theo từng trường hợp cụ thể
  • Thực hiện: Đem các vị thuốc sắc lấy nước uống. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi chứng bệnh thuyên giảm

Bài thuốc chữa chứng phù, cổ trướng nhẹ, tiểu ít do thấp nhiệt:

  • Chuẩn bị hậu phác, trần bì, mộc thông mỗi dị 6g, hạnh nhân, la bạc tử, thông thảo, kê nội kim mỗi dị 10g, hải kim sa 12g
  • Thực hiện: Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi bệnh thuyên giảm.

Một số lưu ý và kiêng kỵ khi sử dụng dược liệu

Cây bồng bông là vị thuốc dân gian mang lại nhiều công dụng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh khác nhau. Vị thuốc này có độ an toàn cao, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng dược liệu, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần tham vấn chuyên khoa trước khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ cây bồng bông cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Dược liệu không dùng cho người tiểu nhiều do thận dương hư, người có tỳ vị hư hàn
  • Trước khi dùng dược liệu, bạn cần ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất
  • Đối với các bài thuốc đắp, người bệnh cần chú ý vệ sinh sạch vết thương trước khi băng bó, tránh tình trạng nhiễm trùng
  • Đối với dược liệu khô, nên tìm mua tại những cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nên chọn dược liệu đã được sấy khô hoàn toàn, có màu vàng nâu đều, không nấm mốc, sâu mọt.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây bồng bồng được lưu truyền trong y học nhân dân. Hầu hết chưa được nghiên cứu và kiểm chứng trên phương diện khoa học. Do đó, trước khi áp dụng, người bệnh nên tham khảo bác sĩ khoa y học cổ truyền để được hướng dẫn cụ thể, tránh phát sinh tác dụng phụ, rủi ro.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...