Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Cây cúc tần là vị thuốc Nam quý thường được sử dụng để trị bệnh cho con người. Phổ biến nhất là các bệnh về xương khớp, bệnh trĩ, cảm ho, sốt, sỏi thận… Cùng tìm hiểu kỹ hơn về cây thuốc này trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về cây cúc tần
- Tên gọi khác: Cây từ bị, đại ngải, hoa mai não, cây đại bi, lức ấn, băng phiến ngải…
- Tên khoa học: Pluchea indica
- Họ: Cúc – Asteraceae, Chi Cúc tần – Pluchea
1. Đặc điểm, hình dạng nhận biết
Cây cúc tần trong tự nhiên có một số đặc điểm đặc trưng như sau:
- Cây cúc tần là loại cây thân thảo thường mọc thành từng bụi và phát triển lan rộng, thân cây mọng nước, mềm dai. Nếu chặt xuống thấp cây sẽ mọc thẳng đứng, còn nếu để cây sinh trưởng phát triển tự nhiên cây sẽ nằm rạp xuống mặt đất.
- Cây cúc tần có chiều cao trung bình từ 4 – 5m hoặc cao hơn nữa tùy thuộc vào tuổi thọ của cây.
- Cành cúc tần khá mềm, được phủ một lớp lông tơ màu trắng bạc. Càng đốn thân nhiều lần thì các nhánh càng phân chia nhiều hơn.
- Lá cúc tần thường mọc so le, hình bầu dục và chiều dài khoảng 4 – 5cm. Mặt trên của lá có màu xanh lục, mặt dưới có màu bạc. Hai bên mép lá có răng cưa, lá mỏng, mềm và có mùi thơm khi vò nát.
- Hoa cúc tần là hoa lưỡng tính, thường mọc ở cuối các ngọn cành, ngọn nhánh. Hoa có màu tím nhạt, bề mặt phủ lông và khi hoa tàn lông rụng xuống theo gió bay đi để tái sinh mầm cây mới.
- Quả cúc tần có hình trụ, được phân chia làm 8 – 10 cạnh trụ. Chỉ những cây trưởng thành và già đi mới có quả, còn cây non sẽ không đậu quả.
Một số hình ảnh cây cúc tần
2. Phân bố
Loại cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ và Malaysia. Tại nước ta, cây cúc tần được phân bố ở khắp nơi từ Bắc vào Nam. Cây thường được trồng để làm cảnh, làm hàng rào thay cho tường chắn, khuôn viên nhà vườn, biệt thự, bệnh viện… nhằm tạo không khí trong lành, xanh mát. Tuy nhiên, phần lớn cây cúc tần mọc nhiều ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Nghệ An, Ninh Bình, Thanh Hóa…
3. Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế – Bảo quản
- Bộ phận dùng: Cành, lá và rễ cây cúc tần là những bộ phận được sử dụng chủ yếu để làm thuốc trị bệnh.
- Thu hái: Cây cúc tần có khả năng sinh trưởng tốt nên có thể thu hái quanh năm, tuy nhiên thời điểm cây đạt chất lượng tốt nhất dùng để làm thuốc là vào mùa hè và mùa thu.
- Sơ chế: Tùy vào nhu cầu sử dụng mà có các cách sơ chế khác nhau. Thông thường, cây cúc tần tươi sau khi được thu hái sẽ rửa sạch dùng tươi hoặc phơi/ sấy khô rồi cho vào túi kín sử dụng dần.
- Bảo quản: Đối với dược liệu tươi nên bảo quản lạnh để sử dụng được lâu hơn, còn dược liệu khô nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, khô ráo để tránh ẩm mốc và mối mọt.
4. Thành phần hóa học
Trong cây cúc tần có chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau, trong đó có:
- Các loại tinh dầu như bornéol, camphor, cinéol, limonen, acid palmitic, acid myristic và các sesquiterpen alcol…
- 18 chất triterpen như Erythrodiol, acid hedragonic, acid maslinic, acid ajunolic, acid asiatic, acid hydroxyasiatic…
- Một số chất chóng dị ứng như acid rosmarinic, astragalin, nicotinflorin bauerol… và các flavonoid như: trihydroxy flavon, tetrahydroxy flavon…
- Trong lá cúc tần có chứa hàm lượng lớn tinh dầu và acid chlorogenic, cùng nhiều thành phần khác như sắt, lipid, canxi, protit, lipid, vitamin C, caroten, xenluloza…
Công dụng của dược liệu cây cúc tần
Theo nhiều nghiên cứu về cây cúc tần cho thấy loại dược liệu này có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe của con người.
Theo y học cổ truyền
Các tài liệu Đông y ghi nhận cây cúc tần có vị đắng, tính mát và được quy vào hai kinh gồm kinh Thận và kinh Phế. Công dụng chính là khu phong, trừ thấp, tán phong hàn, tiêu độc, tán uất hỏa, tiêu thũng, lợi tiểu, tiêu ứ, lợi tiểu, sát trùng, kháng viêm, hoạt huyết, cường tim, hạ áp, minh mục, kích thích hệ tiêu hóa và bồi bổ cơ thể.
Chính vì vậy, trong dân gian nhiều người sử dụng cây cúc tần để điều trị một số bệnh lý như: cảm mạo, sốt, giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp, giảm căng thẳng, mệt mỏi, điều trị các bệnh liên quan đến bài tiết, giảm đau bụng, đau răng, đau lưng, đau bụng kinh, điều trị vết thương, làm tan máu bầm…
Theo y học hiện đại
Tương tự như y học cổ truyền, nhiều nghiên cứu hiện đại về cây cúc tần cho thấy trong loại dược liệu này có chứa thành phần chính là tinh dầu và acid chlorogenic. Không những vậy, hàm lượng cao các chất như: 15mg vitamin C, 197mg Ca, 5mg Fe, 4.6mg caroten 2.3% Photpho, 2.3% tro, 5.7% protid, 1% lipid và 18 hoạt chất triterpen,… đem lại nhiều công dụng như:
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp như gai cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… ;
- Trị chứng bí tiểu, tiểu rắt;
- Hạ sốt, điều trị cảm cúm;
- Cải thiện chức năng hệ tiêu hóa;
- Kháng viêm, chống nấm hiệu quả.
Liều dùng và cách dùng
- Liều dùng: khoảng 6 – 12 lá/ ngày hoặc 15 – 30g rễ/ ngày.
- Cách dùng: Tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể mà cách sử dụng cây cúc tần sẽ khác nhau. Có hai cách phổ biến nhất là nấu nước thuốc uống và nấu nước ngâm rửa. Cụ thể như sau:
- Dùng rễ hoặc lá cây cúc tần tươi sấy hoặc phơi khô rồi đem sắc lấy nước thuốc uống hằng ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể nấu thành cao rồi uống với liều lượng thích hợp.
- Giã nát các nguyên liệu rồi dùng để rửa, ngâm hoặc đắp ngoài da.
Các bài thuốc chữa bệnh hay từ cây cúc tần
Các tài liệu y học cổ truyền ghi nhận có rất nhiều bài thuốc hay chữa bệnh hiệu quả từ cây cúc tần. Điển hình như một vài bài thuốc dưới đây:
1. Bài thuốc chữa bệnh thấp khớp
Cách thực hiện
- Dùng 30g rễ cây cúc tần và 30g kê huyết đằng.
- Cho hết các vị thuốc này vào ấm sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày một thang.
- Ngoài ra dùng thang thuốc này để ngâm vào rượu trắng uống hoặc xoa bóp giúp hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp hiệu quả.
2. Bài thuốc chữa ho từ cây cúc tần
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 200g lá cúc tần, 50g lá chanh, rễ thủy xương bồ, rễ cà gai leo, 50g trần bì và 100g sả.
- Rửa sạch các vị thuốc, cắt ngắn rồi sao vàng. Cho vào ấm sắc 2 lần nước để thu được khoảng 700ml nước.
- Lọc lấy phần nước thuốc, cho vào 300ml siro tiếp tục nấu để thu được 1 lít cao, cho vào hũ thủy tinh bảo quản kín.
- Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 20ml, hòa vào nước ấm uống ngày 2 lần.
3. Bài thuốc chữa bệnh viêm khí quản từ cây cúc tần
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 20g cây cúc tần tươi, già, 3g gừng củ, 2 nắm gạo và 50g thịt lợn nạc.
- Rửa sạch các nguyên liệu và tiến hành sơ chế. Thịt băm và cúc tần băm nhuyễn, gừng thái lát, gạo vo sạch.
- Cho thịt vào xào sơ cùng cúc tần rồi đổ vào nồi cháo đã chín mềm. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Kiên trì ăn món cháo này 3 ngày sẽ giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng viêm phế quản.
4. Bài thuốc trị bệnh cảm sốt, đau đầu
Cách thực hiện
- Chuẩn bị cây cúc tần, lá chanh, lá sả mỗi loại 8 – 10g.
- Rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào nồi, sắc lấy nước thuốc uống hết trong ngày.
- Phần bã đừng vội vứt đi, đổ thêm nước vào nấu sôi trong vòng 10 phút. Tiếp theo đổ nước ra chậu, tiến hành xông hơi để tăng hiệu quả điều trị.
5. Bài thuốc trị bệnh đau nhức xương khớp
Cách thực hiện
Cách 1: đối với trường hợp đau nhẹ
- Chuẩn bị 15 – 20g rễ cây cúc tần, rửa sạch rồi cho vào nồi, sắc với nước theo tỷ lệ đổ 3 còn 1. Tức là sau khi sắc xong, phần nước thuốc thu được chỉ bằng 1/3 so với lượng nước ban đầu đổ vào.
- Uống hết chén thuốc khi còn ấm nóng và kiên trì áp dụng liên tục trong vòng 5 – 7 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách 2: đối với trường hợp bệnh nặng hơn
- Chuẩn bị 20g rễ cúc tần, 20g rễ cây bưởi bung, 20g rễ trinh nữ, 10g đinh lăng và 10g cam thảo dây.
- Sau khi rửa sạch, cho hết dược liệu đã chuẩn bị vào nồi sắc lấy nước thuốc uống khi còn nóng.
6. Bài thuốc trị bệnh hen suyễn bằng cây cúc tần
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 bó cúc tần, 1 bó rau muống, nhặt lấy phần ngọn rồi rửa sạch qua nhiều lần nước, cho vào thau nước muối pha loãng ngâm 15 phút.
- Sau khi vớt rau ra để cho ráo nước, tiến hành giã nát hai nguyên liệu này với nhau và vắt lấy nước cốt.
- Uống phần nước cốt này 2 – 3 lần/ tuần sẽ giúp cải thiện hiện quả triệu chứng bệnh hen suyễn.
7. Bài thuốc chữa bệnh trĩ
Cách thực hiện
- Chuẩn bị cúc tần, lá sung, lá ngải cứu và lá lốt mỗi loại một nắm bằng nhau, kèm theo vài lát nghệ tươi.
- Rửa sạch các dược liệu đã chuẩn bị, cho vào nồi nấu sôi lên trong khoảng 10 phút.
- Đổ nước ra chậu, tiến hành xông hơi vùng hậu môn. Đến khi nước nguội thì dùng nước này tiếp tục ngâm hậu môn thêm 15 phút.
- Chú ý xông hơi thật cẩn thận vì vùng da xung quanh hậu môn khá mỏng, dễ bị bỏng hơi nước nếu để quá gần.
- Sau khi thực hiện xong rửa lại bằng nước sạch, thấm khô bằng khăn bông.
- Kiên trì thực hiện 2 – 3 ngày/ lần trong vòng 2 tháng sẽ đạt được hiệu quả cải thiện rõ rệt.
8. Bài thuốc chữa chứng bí tiểu từ cây cúc tần
Cách thực hiện: Chuẩn bị 40g lá cúc tần khô hoặc 100g lá cúc tần tươi. Rửa sạch nguyên liệu và nấu sôi lên lấy nước uống hằng ngày.
9. Bài thuốc giúp làm giảm mệt mỏi, căng thẳng
Cách thực hiện
- Dùng 50g cúc tần, 50g cúc trắng, 100g đu đủ và 100g óc lợn.
- Cho các dược liệu vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước sạch. Khi các nguyên liệu chín mềm thì cho óc heo vào nấu thêm 20 phút, nêm nếm gia vị cho vừa ăn,
- Nên ăn món này trước mỗi bữa ăn chính và ăn khi còn nóng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
10. Bài thuốc chữa đau bụng kinh
Cách thực hiện
- Dùng 30g rễ cây cúc tần và 15g ích mẫu.
- Cho hai vị thuốc này vào ấm sắc cùng 500ml nước, khi nước cạn xuống còn khoảng 250ml thì tắt bếp.
- Rót nước thuốc ra chén chia làm 2 phần uống hết trong ngày. Kết hợp với chườm nóng sẽ giúp cải thiện hiệu quả chứng đau bụng kinh.
11. Bài thuốc cải thiện triệu chứng ghẻ
Cách thực hiện
- Dùng 1 nắm lá cúc tần tươi rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng cho sạch.
- Rửa vùng da bị tổn thương bằng nước muối sinh lý, sau đó giã nát lá cúc tần rồi đắp trực tiếp lên da.
- Kết hợp với nấu nước lá cúc tần tắm hằng ngày để cải thiện triệu chứng ghẻ nhanh hơn.
12. Bài thuốc chữa chứng viêm tai có mủ bằng cây cúc tần
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 10g lá cúc tần, 2.5g băng phiến, 10g mẫu lệ, 0.5g xạ hương, 10g chương đơn, 15g long cốt.
- Đem phơi khô các dược liệu rồi sao vàng sau đó tán thành bột mịn, cho vào hũ thủy tinh bảo quản.
- Mỗi lần sử dụng dùng 1 thìa cà phê hòa vào ly nước ấm, uống 2 lần/ ngày.
13. Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 nắm lá cúc tần và 1 lon bia.
- Lá cúc tần rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn rồi pha cùng nửa lon bia.
- Đổ ra ly uống hết, ngày uống 2 lần để đạt hiệu quả bất ngờ.
14. Bài thuốc chữa bệnh viêm mũi dị ứng, viêm họng
Cách thực hiện
- Dùng lá cúc tần, cây cứt lợn và cây cỏ xước mỗi loại 20g.
- Rửa sạch, cho vào nồi sắc cùng 1 lít nước.
- Đến khi nước thuốc cạn xuống còn một nửa thì tắt bếp, lọc lấy nước uống hằng ngày.
15. Bài thuốc từ cúc tần chữa lành vết thương, giảm tụ máu
Cách thực hiện
- Dùng một nắm lá cúc tần tươi, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương đang bị tụ máu bầm.
- Đến khi khô hoàn toàn thì rửa lại bằng nước sạch.
- Kiên trì áp dụng 1 – 2 lần cho đến khi máu bầm tan hẳn và giảm đau thì ngưng.
16. Bài thuốc dành cho người bị lao lực quá độ dẫn đến thổ huyết
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 200g cúc tần và cua đồng.
- Sơ chế các nguyên liệu, cua đồng bỏ vỏ chỉ lấy yếm và thịt cua, cúc tần rửa sạch cắt nhỏ.
- Cho hết nguyên liệu vào máy xay nhuyễn, cho vào hỗn hợp này 30ml nước lọc, một ít muối hạt rồi lọc lấy phần nước cốt.
- Uống liên tục nước cốt này trong vòng 5 ngày, ngày uống 3 lần mỗi một ly nhỏ.
Ngoài những bài thuốc chữa bệnh hay từ cây cúc tần, người bệnh cũng có thể sử dụng loại dược liệu này để chế biến thành nhiều món ăn ngon và tốt cho sức khỏe như:
- Cá kho lá rau cúc tần;
- Canh rau cúc tần;
- Bánh nếp cúc tần;
- Óc lợn hầm cúc tần.
Một vài lưu ý khi sử dụng cây cúc tần trị bệnh
Để đảm bảo đạt hiệu quả cao khi áp dụng các bài thuốc từ cây cúc tần cũng như tránh các tác dụng phụ, rủi ro ngoài ý muốn, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia về việc có nên sử dụng loại dược liệu này để chữa bệnh hay không. Nếu được phép thực hiện các bài thuốc có liên quan đến cây cúc tần thì liều dùng và cách dùng như thế nào cho đúng nhất.
- Chú ý kỹ lưỡng trong khâu chọn lựa dược liệu, cần chọn dược liệu sạch, chất lượng để đảm bảo an toàn và đem lại hiệu quả cao cho quá trình điều trị.
- Chống chỉ định sử dụng các bài thuốc từ cây cúc tần cho người có cơ địa dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong dược liệu, đặc biệt là phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ.
- Hiệu quả của các bài thuốc trị bệnh từ cây cúc tần khá lành tính và an toàn, tuy nhiên tác dụng thường đến chậm nên cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
- Trong quá trình sử dụng nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như nôn ói, đau đầu, tiêu chảy, táo bón… nên ngưng sử dụng và đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về dược liệu cây cúc tần. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp quý bạn đọc có thêm thông tin về công dụng và cách dùng dược liệu để trị bệnh phù hợp, an toàn, hiệu quả. Phương pháp này chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần thăm khám bệnh trước và tham vấn ý kiến của chuyên gia về cách trị bệnh này trước khi thực hiện.
Tham khảo thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!