Cây Đơn Lá Đỏ: Tác Dụng và Cách Dùng Dược Liệu Trị Bệnh

Cây đơn lá đỏ là loại thảo dược phổ biến ở nước ta với nhiều tên gọi khác nhau như cây lá đỏ, cây đơn tướng quân, cây lá liễu… Loại cây này thường được dùng để làm cảnh và đặc biệt dùng làm thuốc chữa bệnh trong Đông y như nổi mề đay, mụn nhọt, kiết lỵ, thấp khớp… 

Cây đơn lá đỏ
Cây đơn lá đỏ là loại dược liệu quen thuộc được dùng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền

Tổng quan về cây đơn lá đỏ

  • Tên thường gọi: Cây đơn lá đỏ
  • Tên gọi khác: Đơn tía, cây đơn mặt trời, cây lá liễu, liễu hai da, cây đơn tướng quân, liễu đỏ, cây mặt quỷ, hồng bối quế hoa…
  • Tên khoa học:  Excoecaria cochichinensis Lour.
  • Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae

1. Đặc điểm thực vật

  • Cây đơn lá đỏ là loại thực vật có thân nhỏ, thấp với chiều cao chỉ khoảng 0.5 – 1m. Thân cây màu đỏ tía, tán cây vươn rộng.
  • Lá cây đơn đỏ mọc đối xứng nhau, mặt trên có màu xanh lục, nhẵn bóng, bên dưới có màu đỏ tía giống màu thân cây.
  • Hoa đơn đỏ thường mọc thành cụm, mọc ở ngọn cành hoặc từ kẽ lá.
  • Quả đơn đỏ là loại quả nang 3 mảnh, hạt bên trong hình cầu có màu nâu nhạt. Quả non thường có màu xanh và chuyển sang màu đỏ khi chín.

Một số hình ảnh về cây đơn lá đỏ mọc trong tự nhiên

Cây đơn lá đỏ
Cây đơn lá đỏ thường có chiều cao trung bình từ 0.5 – 1m
Cây đơn lá đỏ
Mặt trên của lá đơn đỏ có màu xanh lục, mặt dưới màu đỏ tía giống thân cây
Cây đơn lá đỏ
Nụ hoa đơn đỏ thường mọc thành cụm, mọc ở ngọn cành hoặc từ kẽ lá

2. Phân bố

Cây đơn lá đỏ có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được du nhập sang một vài quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, cây đơn lá đỏ phân bố ở khắp mọi miền đất nước, từ Bắc vào Nam với mục đích trang trí, làm cảnh. Nhưng riêng loại cây đơn lá đỏ được sử dụng để làm thuốc được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, Hòa Bình, Thái Bình, Hải Dương…

3. Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế – Bảo quản

  • Bộ phận dùng: Lá đơn đỏ được sử dụng chủ yếu để làm thuốc chữa bệnh.
  • Thu hái: Thời gian thu hoạch là quanh năm, tuy nhiên thời điểm tốt nhất để cho đơn lá đỏ giàu dược chất nhất là vào mùa hè.
  • Sơ chế: Lá sau khi thu hoạch, rửa sạch rồi phơi khô hoặc sao vàng để sử dụng lâu dài.
  • Bảo quản: Bảo quản ở nơi thoáng mát, sạch sẽ và khô ráo để chống mối mọt.

4. Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu khoa học, trong lá đơn đỏ có chứa nhiều hoạt chất khác nhau, trong đó chứa hàm lượng cao flavonoid (khoảng 1.5%), hoạt chất này có khả năng kháng viêm, chống khuẩn và chống oxy hóa cao. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy các hoạt chất khác có lợi cho sức khỏe như: saponin, tanin, coumarin, anthranoid…

Tính chất dược lý và công dụng của cây đơn lá đỏ

1. Theo y học cổ truyền

Theo ghi chép trong y học cổ truyền, cây đơn lá đỏ có vị đắng, hơi ngọt, tính mát với khả năng thạnh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp, chỉ thống, lợi tiểu. Nhờ đó chữa trị hiệu quả bệnh nổi mề đay, nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm da cơ địa…

2. Theo y học hiện đại

Theo nghiên cứu hiện đại trong cây đơn lá đỏ chứa nhiều hoạt chất như falvonoid, tanin, saponin và xác định công dụng chống oxy hóa, kháng viêm, tiêu viêm mà y học cổ truyền đã áp dụng để chữa bệnh là chính xác. Cụ thể như sau:

  • Saponin: Giúp bổ trợ chức năng hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ, tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau, ngăn ngừa lão hóa và ổn định đường huyết…
  • Tanin: Tăng cường khả năng chống oxy hóa, khử các gốc tự do và phòng ngừa các bệnh ung thư, bệnh tim mạch.
  • Flavonoid: Có khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa hiệu quả.
  • Coumarin: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống đông máu và chống co thắt.

Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh hay từ cây đơn lá đỏ

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa bệnh hay từ cây đơn lá đỏ như:

1. Bài thuốc chữa bệnh nổi mề đay từ cây đơn lá đỏ

Cách thực hiện

  • Bài thuốc uống: Dùng đơn lá đỏ 16g, ké đầu ngựa, vỏ núc nác và kim ngân mỗi loại 8g. Sắc cùng 1 lít nước cho đến khi nước cạn xuống còn khoảng 2 – 3 chén thì tắt bếp, rót lấy nước uống vào các buổi chính trong ngày.
  • Bài thuốc tắm: Đun sôi 100g đơn lá đỏ khô cùng 2 lít nước khoảng 10 phút. Đổ nước ra chậu, pha thêm nước lạnh điều chỉnh nhiệt độ ấm vừa phải rồi dùng để tắm.

2. Bài thuốc chữa bệnh viêm da cơ địa hiệu quả

Cách thực hiện

  • Bài thuốc uống: Sắc 8g đơn lá đỏ với 500ml nước cho đến khi nước cạn xuống còn 1 chén, chia làm phần uống vào buổi sáng và tối.
  • Bài thuốc đắp: Rửa sạch 5 lá đơn đỏ, giã nát cùng một ít muối hạt. Vắt riêng phần nước cốt, chia làm 2 phần uống hết trong ngày. Phần bã dùng để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương do viêm da cơ địa.

3. Bài thuốc chữa nổi mụn nhọt, nổi mẩn ngứa ngoài da

Cách thực hiện

  • Bài thuốc uống: Chuẩn bị lá đơn tía tươi, bầu đất, đậu ván tía và lá thài lài tía mỗi loại 20g. Sắc lấy nước thuốc uống nhiều lần trong ngày.
  • Bài thuốc đắp ngoài da: Dùng một nắm lá đơn đỏ sao vàng nóng lên, cho vào một tấm vải mỏng rồi quấn lên vùng da bị ngứa. Bỏ ra khi lá đã nguội.
  • Kiên trì thực hiện kết hợp 2 bài thuốc này giúp đem lại hiệu quả chữa trị chứng nổi mụn nhọt, mẩn ngứa hiệu quả.

4. Chữa bệnh zona thần kinh bằng cây đơn lá đỏ

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 40g lá cây đơn đỏ còn tươi, rửa sạch rồi đem sao vàng hạ thổ hoặc sử dụng loại dược liệu khô.
  • Sắc dược liệu cùng 500ml nước trong vòng 10 phút thì tắt bếp.
  • Rót nước thuốc ra chén chia làm 2 phần và uống đều đặn sáng tối.
  • Thực hiện thang thuốc này trong nhiều ngày liền cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

5. Bài thuốc tắm cho trẻ nhỏ trị rôm sảy, nổi mẩn ngứa

Cách thực hiện

  • Dùng 100g lá đơn đỏ và 100g tầm phong đun nước tắm cho trẻ. Pha với nước lạnh cho đỡ nóng, rồi dùng một chiếc khăn mềm thấm nước lau lên da cho trẻ. Đối với những trẻ lớn hơn có thể cho trẻ tắm trực tiếp.
  • Ngoài ra, lá đơn đỏ kết hợp với lá khế nấu xay nhuyễn, dùng nước cốt và bã chà xát lên da cho trẻ, để khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.

6. Bài thuốc chữa chứng kiết lỵ, đại tiện ra máu ở trẻ nhỏ

Cách thực hiện

  • Cách 1: Chuẩn bị 1 nắm lá cây đơn đỏ 20g rửa sạch, đem sắc cùng 400ml, phần nước thuốc thu được chia làm nhiều phần uống hết trong ngày.
  • Cách 2: Chuẩn bị đơn lá đỏ, liên kiều, ké đầu ngựa và kim ngân đằng mỗi loại 8 – 12g. Sắc lấy nước cho trẻ uống mỗi ngày.
  • Cách 3: Nướng thơm 2 lát gừng tươi rồi cho vào ấm sắc cùng 8g đơn lá đỏ khô. Lọc lấy nước thuốc chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
Cây đơn lá đỏ
Cây đơn lá đỏ được sử dụng để sắc lấy nước uống trị bệnh nổi mề đay, viêm da cơ địa, kiết lỵ, viêm khớp

7. Bài thuốc chữa chứng tiêu chảy kéo dài

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 50g cây đơn lá đỏ tươi hoặc 15g lá khô cùng 1 miếng gừng.
  • Nướng gừng cho vàng thơm cho vào ấm sắc cùng lá đơn đỏ.
  • Sắc 600ml nước trên lửa nhỏ cho đến khi còn khoảng 200ml thì tắt bếp, rót nước ra chén chia làm 3 phần uống vào các buổi chính trong ngày.
  • Bài thuốc này cần sử dụng kiên trì mới đem lại hiệu quả tối ưu.

8. Bài thuốc làm giảm đau nhức, sưng đỏ do nổi mụn nhọt ở vú

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 15 – 20g lá đơn đỏ, rửa sạch và ngâm nước muối.
  • Đem sắc lấy nước thuốc với tỷ lệ đổ 3 còn 1.
  • Chia phần nước thuốc thu được làm 3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày.
  • Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả dùng nắm lá đơn đỏ tươi vò nát, sao nóng rồi bọc vào miếng vải sạch áp trực tiếp lên vùng nổi mụn nhọt. Lưu ý nhiệt độ vừa phải để tránh gây bỏng da.

9. Bài thuốc trị bệnh mất ngủ

Cách thực hiện

  • Đem sao vàng 20g lá đơn đỏ cho đến khi tỏa mùi thơm, lá chuyển sang màu vàng nâu.
  • Cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước, đậy kín nắp rồi đun kỹ cho đến khi nước cạn xuống còn khoảng 0.5 lít thì tắt bếp.
  • Rót nước thuốc ra chén, chia làm nhiều phần uống hết trong ngày.

10. Bài thuốc chữa bệnh thấp khớp

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các dược liệu gồm: đơn lá đỏ, kinh giới và lá bạc thau mỗi vị 12g, rễ cây gối hạc, cỏ vòi voi, ké đầu ngựa, tỳ giải, thổ phục linh mỗi loại 16g, 10g kim ngân và 8g lá thông.
  • Sử dụng tất cả đều là dược liệu tươi, riên lá bạc thau sao vàng. Cho hết dược liệu vào trong ấm sắc cùng 1 lít nước.
  • Nước cạn xuống còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc làm 3 phần uống trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.

Lưu ý khi sử dụng

Để tránh gây tác dụng phụ ngoài ý muốn trong quá trình sử dụng cây đơn lá đỏ để chữa bệnh, bạn cần nắm rõ một số lưu ý sau đây:

  • Chống chỉ định sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này cho những người đang bị tiêu chảy cấp hoặc xuất huyết tiêu hóa, phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc mắc bệnh máu khó đông.
  • Không được đắp bã lá trực tiếp lên vết thương hở, không dùng ngoài da khi có dấu hiệu bội nhiễm hoặc tổn thương đang lan rộng.
  • Trường hợp sử dụng cây đơn lá đỏ tươi phải rửa sạch, ngâm rửa nhiều lần bằng nước muối pha loãng.
  • Dược liệu rất dễ nhầm lẫn với các loại dược liệu có đặc điểm thực vật tương tự như cây đơn hoa đỏ họ Cà phê, lá khôi tía, khôi nhung… Vì vậy cần phân biệt và chọn đúng loại dược liệu để bài thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.
  • Trong quá trình sử dụng các bài thuốc chữa bệnh bằng lá đơn đỏ nếu xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,  phát ban, dị ứng… nên ngưng sử dụng và đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời.
  • Hiệu quả của các bài thuốc chữa bệnh từ cây phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người. Vì vậy người bệnh cần kiên trì áp dụng, nếu không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh cần phải thay đổi phương án điều trị.

Hy vọng những thông tin về cây đơn đỏ trong bài viết trên sẽ giúp quý bạn đọc có thêm những kinh nghiệm chữa bệnh phù hợp và hiệu quả. Mọi thắc mắc về dược liệu cũng như hướng điều trị bệnh phù hợp tốt nhất người bệnh nên tham vấn ý kiến của chuyên gia, bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa.

Tham khảo thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...