Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Diệp hạ châu hay còn được gọi là cây chó đẻ vốn là vị thuốc thiên nhiên được sử dụng rộng rãi. Dược liệu mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, giúp hỗ trợ khắc phục các bệnh lý, chẳng hạn như viêm loét dạ dày, bệnh sỏi thận, sỏi mật, trị mụn nhọt,… Cùng tìm hiểu thông tin về loại cây này qua bài viết sau đây.
Thông tin cây diệp hạ châu (cây chó đẻ)
Diệp hạ châu có tên tiếng anh là Gripeweed Chamber Bitter hay Leafflower. Tên khoa học gọi là Phyllanthus Urinaria L, loại cây này thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiacrae). Ở nước ta, tùy vào mỗi vùng miền mà người ta gọi dược liệu với các tên gọi khác nhau như cây kiềm đắng, trân châu thảo, chó đẻ răng cưa, diệp hòe thái, lão nha châu,….
1. Đặc điểm dược liệu
Diệp hạ châu là cây thân thảo, sống lâu năm, chiều cao khoảng 30cm – 70cm. Thân cây mọc thẳng đứng, phần gốc có màu hồng hoặc xanh tùy theo loại. Ngọn non có màu xanh, phần gốc có xu hướng hóa gỗ.
Phần lá diệp hạ châu mọc so le, hình bầu dục, xếp thành hai hàng song song nhau. Mặt trên của lá có màu xanh lục, mặt dưới có màu hơi xám, phần cuống ngắn. Hoa diệp hạ châu mọc ở kẽ lá, hoa cũng có cuống ngắn, mỗi cành có hoa đực riêng, hoa cái riêng.
Hoa đực cuống ngắn, một số bông không có, chúng mọc thành từng cụm và thường dính vào nhau ở gốc. Hoa đực có 6 tuyến địa mật. Về hoa cái, chúng thường mọc đơn độc phía dưới các cành, hình bầu dục. Hoa cái có vòi nhụy ngắn, đĩa mật hình vòng. Hoa thường nở vào giữa tháng 4 cho đến tháng 6.
Quả cây dược liệu có hình cầu, hơi dẹt, chúng thường mọc rũ ở dưới lá. Quả của cây dược liệu có khía mờ và chúng có gai. Mỗi quả chứa hạt có hình 3 cạnh. Thời gian cây ra quả vào khoảng tháng 7 – 11 hàng năm.
2. Phân bố
Cây cây chó đẻ thường phần bố ở các khu vực như Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Thái Lan,… và Việt Nam. Tại nước ta, bạn có thể tìm kiếm dược diệu ở khắp nơi, đặc biệt là những vùng đất bằng phẳng, ven biến hoặc trên các đảo lớn nơi có đất cát pha,…
3. Phân loại
Cây diệp hạ châu có mấy loại? Trong tự nhiên có tới 40 loại. Riêng ở nước ta có 3 loại chính là loại đắng có thân màu xanh, loại ngọt có thân màu đỏ và loại màu xanh đậm. Thường cây loại có màu xanh đậm không được sử dụng làm thuốc, tuy nhiên do hình dáng, màu sắc bên ngoài rất dễ bị nhầm lẫn với các loại còn lại.
Bạn có thể phân biệt các loại thông qua các đặc điểm như sau:
- Diệp hạ châu đắng: Thân có màu xanh tươi, cành ngắn. Loại này cây ít phân nhánh, phiến lá cũng có màu xanh nhạt. So với cây diệp hạ châu ngọt, loại đắng thường có cành ngắn và mỏng hơn. Vị của loại này khá đắng, tuy nhiên dược tính mạnh nhất, được sử dụng làm thuốc rộng rãi.
- Diệp hạ châu ngọt: Phần thân hơi đỏ, càng về gốc có màu càng đậm. Loại này phân nhiều nhánh, phiến lá có màu xanh hơi đậm. So với cây đắng, phần nhánh và phiền lá thường dài và dày hơn. Vị ngọt khi nhai, dược tính không mạnh bằng loại đắng.
- Diệp hạ châu thân xanh đậm: Thân màu xanh đậm, phiến lá nhọn, mọc rời rạc. Loại này không được sử dụng làm thuốc.
Mặc dù các cách phân biệt như trên, tuy nhiên bạn nên lưu ý, vào mùa cây phát triển thân cây có thể chuyển màu sang xanh. Do đó, việc nhìn vào sắc tố của cây có thể bị nhầm lẫn nên cần dựa thêm vào các đặc điểm về cành, lá khác.
4. Bộ phần dùng
Có thể sử dụng tất cả bộ phận của cây.
5. Thu hái
Thu hái quanh năm.
6. Chế biến
Rửa sạch dược liệu sau khi hái về, để ráo sau đó đoạn thành từng khúc. Phơi hoặc sấy cho dược liệu khô để bảo quản sử dụng dần.
7. Bảo quản
Đựng dược liệu trong túi nilon hoặc lọ thủy tinh, đóng kín, để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, mối mọt.
8. Thành phần hóa học
Mỗi một bộ phận của cây chứa các thành phần hóa học không hoàn toàn giống nhau. Trong đó, chất đắng như phyllathin, hypophyllanthin chứa nhiều ở phần lá. Phần thân cây chứa các dược chất như nirertralin, niranthin, flavonoid, phylteralin, lignan,…
Tác dụng của cây diệp hạ châu (cây chó đẻ)
Diệp hạ châu có tác dụng gì? Dưới đây là phân tích chi tiết dưới góc nhìn của Đông y và Tây y do chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ.
Tác dụng theo Đông y:
Theo ghi chép, loại dược liệu này có vị đắng, tính mát, quy vào 2 kinh Can và Phế. Tác dụng thanh can, minh mục, lương huyết, lợi tiểu, thẩm thấp, giải độc, tán ứ, tiêu viêm,… Dược liệu thường được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý như:
Xem thêm: Cây Đỗ Trọng: Phân Loại (Hình Ảnh), Tác Dụng Chữa Bệnh
- Bệnh về gan như đau gan, viêm gan do virus, xơ gan cổ trướng, nhiễm độc gan, vàng da,…
- Công dụng của diệp hạ châu là chữa trị các bệnh lý về mụn ngứa, viêm da, nổi mụn ngứa, lở loét.
- Tác dụng của diệp hạ châu là gì? Chữa đau họng, sản hậu, ứ huyết, cam tích, các vấn đề về mắt,…
- Chữa bệnh tiểu đường, thông tiểu, sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm thận,…
- Chữa các bệnh về hô hấp, bệnh tiêu hóa.
Tác dụng theo Tây y:
Như đã đề cập bên trên, cây chó đẻ chứa nhiều thành phần hóa học mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh. Theo ghi chép, dược liệu mang lại các tác dụng như:
- Điều trị viêm gan
- Chống oxy hóa
- Giải độc, chống viêm, diệt khuẩn
- Ngừa tình trạng lở loét, bệnh về dạ dày
- Giúp ổn định đường huyết
- Ngăn tình trạng sỏi thận
- Phòng ngừa ung thư
- Giúp giảm đau, lợi tiểu, tăng cường hệ miễn dịch
- Cải thiện các vấn đề về hệ hô hấp
- Hỗ trợ các bệnh lý về đường tiêu hóa
Liều dùng diệp hạ châu
Bạn có thể dùng dược liệu ở dạng tươi hoặc khô, dùng đắp ngoài da hay sắc lấy nước uống. Dựa vào tình trạng bệnh lý của mỗi người mà liều dùng sẽ khác nhau, tránh lạm dụng.
Tác dụng phụ của diệp hạ châu
Dược liệu có tính mát, giúp làm mát và giải độc cho gan. Tuy nhiên, một số câu hỏi đặt là ra uống diệp hạ châu nhiều có tốt không? Chuyên gia cho biết, trường hợp người dụng sử dụng quá liều, lạm dụng có thể gặp phải một số vấn đề gây hại sức khỏe. Nhất là khi dùng kéo dài nguy cơ xơ gan có thể xảy ra.
Không nên dùng cho đối tượng thể tỳ vị hư hàn thường dễ bị đầy bụng, khó tiêu, đại tiện lỏng, ớn lạnh,… Do trong dược liệu có chứa các chất không phù hợp có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Các bài thuốc từ cây diệp hạ châu
Dưới đây là một số bài thuốc từ diệp hạ châu hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý và các vấn đề trong cơ thể, bạn đọc có thể tham khảo:
Bài thuốc chữa suy dan do nghiện rượu
- Chuẩn bị: 20gr diệp hạ châu, 20gr cam thảo đất.
- Thực hiện: Sắc lấy nước uống hàng ngày.
Bài thuốc chữa xơ gan cổ trướng
- Chuẩn bị: 100gr diệp hạ châu.
- Thực hiện: Sắc lấy nước 4 lần. Trong đó, lần đầu sắc uống cùng với 3 chén nước đến khi cạn còn 1 chén. Lần sau sắc với 2 chén nước thu nửa chén nước thuốc. Trộn các phần thuốc lại với nhau, cho thêm 100gr đường, đun sôi. Tiếp đến chia phần nước thuốc thành 6 lần uống hết trong ngày, không để qua đêm. Điều trị bệnh trong khoảng 30 – 40 ngày.
Bài thuốc chữa viêm gan do virus
- Chuẩn bị: 10gr cây chó đẻ, 5gr nghệ vàng.
- Thực hiện: Sắc 3 lần nước. Lần đầu sắc cùng với 3 chén nước lấy 1 chén. Tương tự như trên, các lần nấu sau sắc cùng với 2 chén, lấy nửa chén. Tiếp đến bạn trộn các phần nước thuốc lại với nhau, thêm 50gr đường dùng uống trong ngày, chia thành 4 lần uống. Sau 15 ngày nên tiến hành kiểm tra, xét nghiệm lại.
Bài thuốc chữa viêm gan, vàng da
- Chuẩn bị: 40gr diệp hạ châu, 12gr dành dành, 20gr mã đề.
- Thực hiện: Nguyên liệu sau khi rửa sạch sắc nấy cùng với 800ml – 1000ml nước. Sắc trên lửa lớn, khi nước sôi hạ nhỏ lửa tiếp tục đun. Đến khi nước thuốc cạn còn khoảng phân nửa tắt bếp, uống nước thuốc trong ngày.
Bài thuốc giảm đau, tiêu độc
- Chuẩn bị: Diệp hạ châu tươi.
- Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, sau đó giã nát cùng với một ít muối, đắp hỗn hợp trực tiếp lê vị trí cần điều trị. Áp dụng cho đối tượng cần điều trị tại chỗ cho mụn nhọt, mẩn ngứa.
Bài thuốc trị viêm đường tiết niệu
- Chuẩn bị: 1gr diệp hạ châu, 1gr xuyên tâm liên, 2gr nhọ nồi.
- Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu kể trên, sau đó mang phơi khô dưới bóng râm. Tiếp đến cho nguyên liệu đã khô vào cối tán thành bột. Lấy bột sắc nước uống mỗi ngày, không dùng nước thuốc đã để qua đêm.
Bài thuốc chữa sỏi thận, sỏi mật
- Chuẩn bị: 24gr diệp hạ châu.
- Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch, sắc lấy nước uống mỗi ngày. Nếu bị đau bụng kèm theo bạn có thể thêm vào nước sắc vài lát gừng sống hoặc hậu phác. Trường hợp phòng ngừa sỏi tái phát có thể dùng liều 8 – 10gr diệp hạ châu thỉnh thoảng sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị mề đay
- Chuẩn bị: Cây chó đẻ.
- Thực hiện: Dùng ngoài da có thể lấy diệp hạ châu đã rửa sạch giã và đắp trực tiếp lên vị trí cần điều trị. Ngoài ra bạn có thể dùng 10gr – 15gr diệp hạ châu đã phơi khô sắc lấy nước uống mỗi ngày.
Bài thuốc chữa sốt rét
- Chuẩn bị: 8gr cây chó đẻ, 10gr mỗi vị như thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, dây gắm, thường sơn, 4gr mỗi vị như ô mai, hạt cau, dây cóc.
- Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch sắc cùng với 600ml nước đến khi cạn còn 200ml. Chia nước thuốc thành 2 lần uống 2 tiếng trước khi lên cơn sốt rét. Trường hợp không thuyên giảm có thể dùng thêm 10gr sài hồ.
Bài thuốc giảm cân
- Chuẩn bị: 100gr cây chó đẻ khô.
- Thực hiện: Sắc diệp hạ châu khô cùng với 2 lít nước, lấy nước uống mỗi ngày, trong khoảng 20 – 30 ngày sẽ thấy cơ thể có cải thiện đáng kể.
Trên đây là một số bài thuốc gợi ý dùng diệp hạ châu chữa bệnh, bạn đọc có thể tham khảo. Tùy vào tình trạng của từng người để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc để có hướng can thiệp an toàn và hiệu quả.
Lưu ý trong cách sử dụng diệp hạ châu trị bệnh
Dùng diệp hạ châu hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý và vấn đề trong cơ thể. Tuy nhiên khi dùng bạn đọc nên lưu ý một vài vấn đề sau đây:
- Dùng cây chó đẻ với liều lượng phù hợp, đúng bệnh để đảm bảo hiệu quả chữa trị, tránh các phản ứng phụ không mong muốn.
- Hiện nay có các loại thuốc diệp hạ châu đã được nghiên cứu và cung cấp tại các nhà thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi dùng.
- Trường hợp bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, nên thận trọng trước khi dùng kết hợp với diệp hạ châu. Để tránh các tương tác không mong muốn, tốt hơn hết người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ.
- Trường hợp trẻ em, phụ nữ mang thai không nên tùy tiện sử dụng.
- Dược liệu sử dụng quá liều vẫn có thể phát sinh các phản ứng phụ không mong muốn. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng. Trường hợp các biểu hiện nặng nề nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ.
- Kết hợp dùng dược liệu với chăm sóc sức khỏe từ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để bệnh sớm cải thiện.
Trên đây là những thông tin về tác dụng của diệp hạ châu. Đây thực sự là loại dược liệu quen thuộc mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe. Sử dụng đúng bệnh, đúng liều dùng giúp cơ thể bạn sớm phục hồi, cải thiện sức khỏe tổng thể.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!