Cây Đại Tướng Quân Là Gì? Tìm Hiểu Đặc Điểm Và Công Dụng

Cây đại tướng quân thường được trồng làm cảnh, làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, loại cây này có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, ngoài ra còn giúp chữa mụn nhọt, trị rắn cắn,… cùng nhiều lợi ích tuyệt với khác. Tìm hiểu về cây đại tướng quân và công dụng, cách dùng qua bài viết dưới đây.

Thông tin về cây đại tướng quân

Nhắc đến cây đại tướng quân, chắc hẳn nhiều người biết đến nó với công dụng là một loại cây được trồng làm cảnh ở nhiều gia đình. Tuy nhiên trong y học cổ truyền, đại tướng quân là dược liệu mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe.

Thông tin về cây đại tướng quân
Cây đại tướng quân thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh, làm thuốc
  • Tên dược liệu: Đại tướng quân.
  • Tên khoa học: Crinum Asiaticum L.
  • Tên khác: Chuối nước, cây náng, náng hoa trắng, cây tỏi lơi.
  • Họ: Hoa loa kèn đỏ (Amaryllidaceae).

Mô tả dược liệu

Cây đại tướng quân có các đặc điểm như:

  • Cây thân thảo, sống lâu năm, thân hành to, chiều cao trung bình khoảng 1m. Thân cây có đường kính từ 5cm – 10cm, hình trứng thuôn hoặc một số cây có hình cầu.
  • Lá cây đại tướng quần mọc từ gốc lên, đối xứng hoặc so le. Hình dáng lá tương tự như ngọn giáo, dài, thân lá lõm. Trên mép lá có các khía. Lá rộng từ 5cm đến 10cm, dài khoảng 1m theo chiều cao của cây.
  • Hoa đại tướng quân nằm ở phía đầu, có hình tán, chiều dài tầm 40cm đến 60cm. Mỗi cụm hoa có từ 6 đến 12 bông nhỏ hoặc nhiều hơn. Hoa đại tướng quân có màu trắng, phát hương thơm vào buổi chiều. Mỗi bông đại tướng quân thường được bao bọc mới một lớp mo dài từ 8cm đến 10cm, bên trong có 6 nhị màu đỏ, bao phấn vàng. Dược liệu ra hoa chủ yếu vào mùa hè.
  • Cây đại tướng quân cũng có quả, chúng có hình tròn, đường kín mỗi quả từ 3cm – 5cm, bên trong có 1 hạt.

Ngoài loại có hoa trắng, đại tướng quân còn có loại hoa đỏ. Tuy nhiên chỉ sử dụng cây đại tướng quân ra hoa trắng làm dược liệu chữa bệnh, loại còn lại thường không mang giá trị cho sức khỏe.

Cần phân biệt cây đại tướng quân và trinh nữ hoàng cung, bởi hai loại dược liệu này có hình dáng cũng tương tự nhau. Do đó, bạn cần nắm những thông tin cơ bản về đặc điểm thực vật của hai loài để lựa chọn dược liệu làm thuốc phù hợp.

Bộ phận sử dụng

Có thể sử dụng toàn bộ cây đại tướng quân làm thuốc.

Phân bố

Cây đại tướng quân thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh. Chúng ưa thích những nơi có đất ẩm ướt, dựa rạch. Hiện nay với nhu cầu làm thuốc ngày càng nhiều, nên cây dược liệu được tách con ra nhân giống, trồng ở nhiều nơi.

Thu hoạch và sơ chế

Như đã đề cập, bạn có thể sử dụng tất cả các bộ phận của cây đại tướng quân để làm thuốc. Thời gian thu hái dược liệu quanh năm, tuy nhiên tốt nhất nên thu hái vào mùa hè khi cây ra hoa. Sau khi làm sạch các bộ phận, có thể sấy hoặc phơi khô bảo quản sử dụng dần.

Thông tin về cây đại tướng quân
Thu hoạch đại tướng quân sơ chế, bảo quản dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh

Bảo quản dược liệu

Bảo quản dược liệu trong túi kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc, mối mọt.

Thành phần hóa học

Cây đại tướng quân có chứa các thành phần hóa học như Ambelin, Crinasiatin, Crinamin. Phần rễ có chứa các thành phần như Vitamin, hợp chất kiềm, Lycorin. Hạt chứa Crinamin và Lycorin.

Vị thuốc cây đại tướng quân

Tìm hiểu về vị thuốc cây đại tướng quân:

Tính vị và quy kinh

Dược liệu có tính mát, vị cay, có chứa hàm lượng độc tố nhất định. Quy vào kinh Tỳ, Vị, Phế.

Tác dụng dược lý

Cây đại tướng quân được dùng làm thuốc chữa bệnh, được ghi chép trong các tài liệu Y học cổ truyền. Ngoài ra, qua quá trình nghiên cứu, một số chuyên gia cũng chỉ ra các tác dụng trong Y học hiện đại của cây đại tướng quân. Cụ thể:

Theo Y học cổ truyền: Dược liệu có tác dụng nhuận tràng, giúp tán hàn, long đờm, giảm sưng, giải độc. Phần hạt dược liệu còn có công dụng trong việc kích thích tiểu tiện, hỗ trợ điều kinh. Bên cạnh đó, nhờ vào vị cay tự nhiên, dược liệu khi đi vào cơ thể sẽ kích thích giúp hoạt huyết, giảm tình trạng ứ huyết, cải thiện sưng đau.

Theo Y học hiện đại: Như đã đề cập, trong đại tướng quân có chứa nhiều thành phần hóa học. Chúng mang lại hiệu quả trong việc giảm đau răng miệng, có lợi cho tình trạng da liễu, xương khớp và đặc biệt là tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa, tiết niệu.

Vị thuốc cây đại tướng quân
Nhiều bài thuốc từ cây đại tướng quân được lưu truyền

Liều dùng và cách sử dụng

Sử dụng dược liệu từ 10g đến 30g mỗi ngày. Người dùng có thể sử dụng cây tươi hoặc dược liệu đã được phơi, sấy khô theo cách sắc lấy nước uống, bôi da hoặc nấu cao.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây đại tướng quân

Nhờ mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, cây đại tướng quân càng được nhiều người biết đến và sử dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Dùng dược liệu chữa bệnh theo các bài thuốc như sau, bạn có thể tham khảo:

1. Bài thuốc điều trị bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Nguyên liệu: 6g cây đại tướng quân, kết hợp với 10g ké đầu ngựa và cây xạ đen khoảng 40g.

Thực hiện:

  • Trước khi nấu bạn nên sơ chế sạch sẽ dược liệu để loại bỏ tạp chất, sau đó để ráo nước.
  • Tiếp đến cho vào nồi đun cùng với 1 lít nước trong 20 phút, đun trên lửa vừa.
  • Tắt bếp, chắt lấy nước thuốc chia thành nhiều lần uống hết trong ngày.
  • Kiên trì thực hiện khoảng 30 ngày, triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến có dấu hiệu thuyên giảm đáng kể.

2. Bài thuốc chữa bệnh xương khớp đau nhức, viêm nhiễm

Cách 1: Hơ nóng lá đại tướng quân sau đó đắp trực tiếp lên vị trí cần điều trị.

Cách 2: Dùng 20g lá đại tướng quân rửa sạch, để ráo nước rồi đập dập, cho vào chảo sao nóng với một ít rượu. Tiến hành chườm nóng vị trí đau nhức bằng hỗn hợp dược liệu và rượu. Thực hiện 3 lần mỗi ngày đến khi nhận thấy cơn đau nhức thuyên giảm.

Cách 3: Kết hợp 10 lá đại tướng quân, 8g bạc thua, 10g lá đơn đòn gãnh rửa sạch, để ráo. Tiếp đến cho tất cả nguyên liệu vào cối giã nhuyễn, đắp trực tiếp lên vị trí đau nhức, cố định bằng băng gạc.

3. Bài thuốc chữa bệnh trĩ ngoại từ cây đại tướng quân

Nguyên liệu: 30g lá đại tướng quân.

Thực hiện:

  • Nguyên liệu rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho vào nồi đun với 1 lít nước trong vòng vài phút.
  • Sau đó đổ nước ra chậu, đợi cho nước nguội còn âm ấm, ngâm rửa hậu môn.
  • Áp dụng liên tục trong 7 ngày giúp làm co búi trĩ ngoại.

4. Bài thuốc chữa mụn nhọt, rắn cắn, bệnh da liễu

Nguyên liệu: Lá đại tướng quân tươi.

Thực hiện: 

  • Rửa sạch lá dược liệu, sau đó giã nát.
  • Đắp lá thuốc trực tiếp lên vị trí mụn nhọt, rắn cắn.
  • Lưu lại trong khoảng 15 – 20 phút, rửa lại bằng nước sạch.

5. Bài thuốc chữa đau mỏi lưng

Nguyên liệu: 10g lá đại tướng quân, 20g bồ công anh, 20g lá ngũ trảo.

Thực hiện:

  • Nguyên liệu rửa sạch để cho ráo nước.
  • Cho nguyên liệu vào cối giã nát cùng với một ít muối hạt.
  • Trộn thêm vào hỗn hợp một ít rượu trắng 40 độ.
  • Đắp thuốc vào vị trí đau mỏi.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng riêng lá đại tướng quân, giã nát với muối, rang nóng và chườm lên vị trí bị đau nhức lưng.

6. Bài thuốc chữa bông gân, đau nhức

Nguyên liệu: Lá đại tướng quân kết hợp với nhiều dược liệu khác, chẳng hạn lá thầu dầu tía, hồi hương, đinh hương, vỏ cây núc nác, vỏ sồi, gừng, lá canh thâu, kim cang,…

Thực hiện:

  • Sau khi rửa sạch để ráo nước, giã nát dược liệu.
  • Cho vào nồi sao nóng rồi đắp lên vị trí bong gân, đau nhức.

7. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm

Nguyên liệu: Lá đại tướng quân, lá nổ gai, muối.

Thực hiện:

  • Nguyên liệu sau khi rửa sạch, để ráo nước rồi mang đi giã nhuyễn với muối.
  • Sao nóng dược liệu và đắp lên vị trí thoát vị đĩa đệm đau nhức.
  • Kiên trì thực hiện một thời gian tình trạng nhức mỏi thuyên giảm đáng kể.

8. Bài thuốc giảm đau do té ngã, giảm sưng tấy, tụ máu, gãy xương

Nguyên liệu: 20g lá đại tướng quân.

Thực hiện:

  • Nguyên liệu rửa sạch, để ráo nước.
  • Tiếp đến giã dập dược liệu, hơ nóng rồi đắp lên vùng bị đau nhức.
  • Cố định bằng băng gạc y tế, nằm nghỉ ngơi.

9. Bài thuốc trị bệnh viêm họng

Nguyên liệu: Lá đại tướng quân.

Thực hiện: 

  • Nguyện liệu rửa sạch với nước muối, để ráo.
  • Tiến hành giã nát, chắt lấy nước dược liệu.
  • Ngậm nuốt từ từ, mỗi ngày dùng 1 lần, kiên trì để điều trị viêm họng.

10. Bài thuốc giúp gây nôn khi cần thiết

Nguyên liệu: 8g – 16g lá đại tướng quân.

Thực hiện: Dược liệu rửa sạch, giã nát và dùng uống trực tiếp mỗi vài phút đến khi nôn.

Sử dụng dược liệu vừa đủ, tránh lạm dụng có thể dẫn đến ngộ độc cơ thể.

Lưu ý khi dùng cây đại tướng quân chữa bệnh

Sử dụng cây đại tướng quân làm thuốc chữa trị các vấn đề về đau nhức xương khớp, viêm họng, bệnh về tiết niệu,… Khi dùng bạn nên lưu ý các vấn đề sau:

Lưu ý khi dùng cây đại tướng quân chữa bệnh
Sử dụng với liều lượng hợp lý, thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời xử lý khi cần thiết
  • Không lạm dụng, sử dụng với liều dùng phù hợp. Trường hợp quá liều gây ngộ độc nên nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
  • Tránh dùng nước ép hoặc ăn thân cây dược liệu để phòng tránh nguy cơ ngộ độc. Người bệnh lúc này có thể gặp phải một số biểu hiện như tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, rối loạn hô hấp,… Để giải độc, cần uống nhiều nước đường hoặc nước muối có pha giấm, tỷ lệ 2:1 và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Các bài thuốc từ dược liệu có tác dụng cải thiện đau nhức xương khớp. Sử dụng ngoài da, tránh dùng thuốc nấu để hạn chế ngộ độc.
  • Điều trị kết hợp với điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để góp phần thúc đẩy hiệu quả điều trị bệnh. Kiêng cữ các thực phẩm có hại, thay đổi các thói quen xấu ảnh hưởng sức khỏe.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi mức độ phục hồi cửa cơ thể. Bác sĩ có thể hướng dẫn các biện pháp can thiệp chuyên sâu trong trường hợp bệnh phức tạp, triệu chứng nặng nề.

Trên đây là thông về dược liệu cây đại tướng quân, bạn đọc có thể tham khảo. Dược liệu mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi, dễ thu hái và sử dụng. Tuy nhiên nên dùng đúng liều, sử dụng dược liệu phù hợp với tình trạng sức khỏe để giảm thiểu các rủi ro không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

  • Hoa Nhài: Tác Dụng Chữa Bệnh và Các Bài Thuốc Từ Dược Liệu
  • Cây Dạ Cẩm: Tác Dụng Chữa Bệnh và Bài Thuốc từ Dược Liệu

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...