Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Cây mần tưới là một dược liệu được y học cổ truyền ứng dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc và mẹo dân gian. Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu thành phần và công nhận một số công dụng của loại thực vật này trong hỗ trợ điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe người dùng.
Tổng quan về cây mần tưới
Cây mần tưới còn có tên gọi khác như trạch lan, lan thảo, co phất phử,… Danh pháp khoa học của loài thực vật này là Eupatorium fortunei, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Các bộ phận có dược tính của cây mần tưới sau khi được phân loại và sơ chế được gọi là bội lan (Herbal Eupatoria).
Hãy cùng Viện y dược cổ truyền dân tộc tìm hiểu chi tiết về loại dược liệu này sau đây:
Đặc điểm, hình dạng nhận biết
Cây mần tưới có các đặc trưng để nhận dạng như sau:
- Cây cao từ 0.5 – 1m, thân phân nhiều nhánh. Cành nhẵn, khi non sẽ có màu tím nhạt, trên có rãnh dọc.
- Lá mọc đối, mép lá có răng cưa, có nhiều tuyến trên cả hai mặt và gân lá hình lông chim.
- Hoa cây mần tưới mọc đầu cành hoặc nách lá, nở vào tháng 7 – 11, có màu hơi tím. Cuống hoa có nhiều lông ngắn và có các lá bắc tròn tù.
- Quả màu đen nhạt xuất hiện vào tháng 9 – 12, bế và có 5 cạnh.
Phân bố
Cây mọc hoang hoặc có thể trồng trong vườn ươm để làm thuốc. Loài cây này được tìm thấy nhiều ở các nước châu Á như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam và Lào,…
Tại nước ta, mần tưới dại mọc nhiều ở các khu vực ven suối, bìa, rừng hoặc trong rừng ẩm tại các các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Phú Thọ, Thái Nguyên,…
Sơ chế và bảo quản dược liệu
Bộ phận được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc của cây mần tưới là lá và thân. Theo kinh nghiệm dân gian từ xưa, khi thu hoạch cần lấy cả cây để giữ tươi, thời điểm thu hái tốt nhất là vào mùa hè trước khi xuất hiện hoa. Ngoài ra, chỉ nên thu hoạch câu đã trưởng thành vì cây non có hàm lượng dược chất không cao.
Sau thu hái, các bộ phận khác sẽ được loại bỏ, chỉ giữ lại thân và lá. Rửa sạch phần làm dược liệu, có thể dùng dạng tươi hoặc khô để làm thuốc. Để thu được mần tưới khô cần phơi dược liệu tại nơi râm, thoáng mát, không phơi dưới cường độ nắng cao làm mất dược tính của cây cũng như cần tránh ẩm mốc để dùng dần.
Cách bảo quản tốt nhất đối với dược liệu khô là cho vào túi lưới hoặc túi làm từ giấy lọc trà để treo lên cao tại nơi tránh gió, tránh bụi, tránh nắng, tránh ẩm và nước. Đối với dược liệu tươi nên bảo quản lạnh và chỉ sử dụng trong vòng 7 ngày.
Thành phần hóa học
Toàn thân cây mần tưới chứa nhiều thành phần hóa học, trong đó chủ yếu là tinh dầu. Thành phần tinh dầu của loại thực vật này gồm: P – Cymene, Methyl thymol ether, Taraxasteryl palmitate, Meryl acetate, O-Coumaric acid và Lindelofine,…
Công dụng cây mần tưới đối với cơ thể
Cây mần tưới có tác dụng gì là băn khoăn của rất nhiều người. Dược liệu cây mần tưới được y học cổ truyền công nhận nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe và cơ thể. Đông thời, y học hiện đại đã có những nghiên cứu ứng dụng tinh dầu từ loài thực vật này để phục vụ cho y khoa.
Có thể bạn quan tâm: Nấm Linh Chi: Đặc Điểm, Công Dụng Chữa Bệnh Và Lưu Ý Khi Sử Dụng
Theo y học cổ truyền
Cây mần tưới là một loại thảo dược quý trong y học cổ truyền với tính ấm, vị cay và hơi đắng, mùi khá thơm, quy vào hai kinh Can và Tỳ. Theo Đông y, loại dược liệu này có công dụng như sau:
- Thông kinh: Kích thích lưu thông khí huyết, giúp thông kinh, hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
- Lợi tiểu: Có tác dụng lợi tiểu, giúp giải độc cơ thể và hỗ trợ sức khỏe đường tiết niệu.
- Phá ứ huyết: Làm tan các khối huyết ứ đọng trong mạch máu và nội tạng, giúp giải độc và tăng cường sức khỏe tim mạch.
- Hoạt huyết: Giúp cải thiện lưu thông khí huyết và giảm đau.
Với những công dụng chính như trên, mần tưới được y học cổ truyền sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ chữa trị một số tình trạng sức khỏe và bệnh lý gồm:
- Giảm tình trạng khó hoặc mất ngủ, giúp thư giãn và ngủ ngon hơn.
- Phục hồi sức khỏe và cân bằng nội tiết tố cho chị em phụ nữ sau sinh ăn uống kém, mệt mỏi, kinh nguyệt không đều,…
- Giảm mụn nhọt, chống viêm da.
- Bổ thận, hỗ trợ chức năng thận và nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của dạ dày.
Ngoài ra, dân gian còn dùng tinh dầu cây mần tưới để xua đuổi muỗi và loại mỏ một số loại côn trùng, ký sinh trùng có hại ở người và động vật như rệp, bọ chét, chấy rận,… Người dân ở nhiều nước phương Đông cũng sử dụng loại cây này như một loại gia vị, rau thơm hàng ngày.
Theo y học hiện đại
Theo y học hiện đại, các tác dụng của cây mần tưới gồm:
- Điều trị cao huyết áp: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thành phần trong tinh dầu cây mần tưới có khả năng làm giảm huyết áp, điều chỉnh nhịp tim và tăng cường tuần hoàn máu.
- Chống ung thư: Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng một số thành phần hóa học có trong cây mần tưới có tính chống oxy hóa và khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
- Tính kháng khuẩn và chống viêm: Các thành phần trong cây mần tưới cũng có tính kháng khuẩn nhẹ, có thể giúp ngăn ngừa nhiều loại nhiễm trùng và bệnh tật. Ngoài ra, chúng có khả năng chống viêm, giúp giảm đau và sưng tấy.
- Cải thiện mất ngủ: Tinh dầu từ cây có mùi thơm dễ dịu, có thể được sử dụng để hỗ trợ giảm stress, giúp cơ thể giảm căng thẳng để dễ ngủ hơn.
Gợi ý 10 bài thuốc chữa bệnh hay từ cây mần tưới
Dược liệu mần tưới hay bội lan được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y và mẹo dân gian để hỗ trợ chữa bệnh và acid thiện một số vấn đề sức khỏe như:
1. Bài thuốc cho phụ nữ sau sinh
Đây là bài thuốc Đông y có công dụng giúp giảm đau bụng, ứ huyết, phù thũng, rối loạn kinh nguyệt, choáng váng hoa mắt, chấn thương mụn nhọt, lở ngứa ngoài da ở chị em phụ nữ sau sinh.
- Nguyên liệu: 6 – 12g cây mần tưới khô hoặc 10 – 20g cây mần tưới tươi, 500ml nước.
- Cách thực hiện: Cho nguyên liệu vào nước để đun, sắc lấy 200ml nước uống. Mỗi ngày uống 1 tháng, chia làm 2 lần dùng, liên tục trong 2 – 3 tuần.
2. Dùng cây mần tưới hỗ trợ chữa rong kinh ở nữ giới
Đây là một bài thuốc giúp điều trị triệu chứng rong kinh, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường, đặc biệt ở các bà mẹ hậu sản.
- Nguyên liệu: 20g lá mần tưới, 15g mã đề, 15g chỉ thiên, 15g ké hoa vàng dạng khô và 500ml nước.
- Cách thực hiện: Cho tất cả vào nước sôi và ấm sắc trong 20 phút. Sau đó, lọc lấy nước để uống chia đều trong ngày.
3. Cải thiện đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt
Đây là bài thuốc cho nữ giới đau bụng kinh nghiêm trọng, rối loạn kinh nguyệt, trì kinh hoặc rong kinh kéo dài:
- Nguyên liệu: Mần tưới khô, hương phụ, ngải cứu, nhọ nồi, ích mẫu mỗi loại 15g và 500ml nước.
- Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả nguyên liệu rồi đun trong ấm với lửa nhỏ từ 20 – 25 phút thì tắt bếp. Uống chia đều trong ngày, liên tục trong 1 tháng để đạt hiệu quả tốt.
4. Món ăn giải nhiệt, giải cảm
Đây là một mẹo dân gian của người dân Việt sinh sống tại khu vực miền Bắc từ xưa để giúp giải nhiệt, giải cảm, kích thích ăn ngon miệng.
- Cách 1: Ngắt lá mần tưới tươi hoặc non về rửa sạch, dùng như rau thơm để ăn sống, ăn gỏi.
- Cách 2: Một cách phổ biến khác là nấu canh ăn vào mùa hè để thanh nhiệt, giải cảm.
- Cách 3: Lá mần tưới khô cũng dùng có thể hãm trà uống để lợi tiêu hoá, thanh độc, giải nhiệt.
5. Giảm tức ngực, đầy bụng
Những người bị đầy bụng, khó tiêu, đau đầy bụng, tức ngực có thể áp dụng bài thuốc sau:
- Nguyên liệu: 12g mần tưới khô, 12g đại phúc bì, 12g hoắc hương, 12g bán hạ, 8g hậu phác, 8g lá sen và 6g trần bì.
- Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu rồi để ráo nước, sau đó cho vào ấm đun với 800ml nước trên lửa nhỏ cho đến khi dưỡng chất ngấm ra hết, nước cạn còn 400ml thì tắt bếp. Đổ nước thuốc sắc được ra bát, chia ra ngày uống 2 – 3 lần.
6. Tiêu mụn nhọt, bầm tím
Đây là cách dùng mần tưới tươi để giúp làm dịu và chữa trị các vết bầm tím, mụn nhọt trên da.
- Nguyên liệu: 50g mần tưới tươi.
- Cách thực hiện: Rửa sạch mần tươi và ngâm qua nước muối loãng, rồi để ráo nước. Tiến hành giã nát mần tưới, thêm một chút muối, đắp trực tiếp lên vùng da đang bị mụn nhọt, bầm tím, sau 30 phút thì bỏ đi và lau sạch lại da. Hãy kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần đến khi hết mụn và vết bầm.
7. Hỗ trợ tiêu hóa và giải nhiệt
Đây là bài thuốc uống hỗ trợ kích thích tiêu hóa, giải nhiệt cơ thể cho những người bị nóng trong, chướng bụng, khó tiêu và táo bón.
- Nguyên liệu: 20g lá cây mần tưới khô và 400ml nước.
- Cách thực hiện: Cho mần tưới vào ấm, đổ 400ml nước vào và đun trên lửa nhỏ. Khi nước còn khoảng 100ml, tắt bếp và chờ cho nguội. Sau đó, lọc bỏ cặn, lấy nước uống trực tiếp. Bài thuốc nên uống đều đặn mỗi ngày trong 2 tuần để đạt được tác dụng cây mần tưới tốt nhất.
8. Loại bỏ côn trùng có hại với cây mần tưới
Mần tưới có tác dụng trừ sâu bọ, giúp diệt khuẩn và làm sạch môi trường nên có thể dùng cho người nuôi gà, chó, mèo hoặc có nhu cầu diệt sâu bọ, mọt trong nhà cửa, giường nệm,…
Dưới đây là một số cách áp dụng loại cây này để loại bỏ ký sinh trùng, côn trùng:
- Đặt cành lá cây mần tưới dạng khô vào hũ đựng thực phẩm, dược liệu khô khác để trừ mọt và sâu.
- Cho vài cành lá mần tưới khô hoặc tươi cho vào ổ gà, ổ chó, chuồng vật nuôi,…. sau khi đã thực hiện làm vệ sinh sạch.
- Giường có rệp sau khi thay mới ga, có thể rải vài cành, lá mần tưới khô dưới chiếu. Ga giường, chăn màn có thể luộc cùng cây mần tưới rồi giặt lại với nước, sau đó phơi khô.
- Dùng nước sắc từ mần tưới khô hoặc tươi để gội đầu giúp trừ chấy rận.
9. Bài thuốc giải độc, thanh nhiệt và lợi tiểu
Đây là bài thuốc cổ truyền thường được bốc cho người nóng vào buổi chiều, miệng đắng, đi tiểu vàng, rêu lưỡi nhầy hơi vàng.
- Nguyên liệu: Mần tưới khô 8g, chỉ thực 8g, hậu phác 8g, ý dĩ nhân 16g, hoạt thạch 16g, hoàng liên 16g, hoàng cầm 12g, hoắc hương 12g, bán hạ chế 12g.
- Cách thực hiện: Lấy tất cả các nguyên liệu trên cho vào nồi cùng 500ml nước để sắc lấy 200 – 300ml nước uống trong ngày.
10. Cách dùng để xua đuổi muỗi, làm sạch da
Đối tượng nên dùng: Mọi người, đặc biệt là trong mùa mưa nhiều khi muỗi hoạt động nhiều có thể dùng lá mần tưới tươi để xua đuổi muỗi, giảm ngứa và làm sạch da.
- Nguyên liệu: Lá mần tưới tươi.
- Cách thực hiện: Rửa sạch, giã nát lá mần tưới và xát trực tiếp lên chân tay để xua đuổi muỗi. Cách này có hiệu quả trong vòng 2 – 3 giờ, sau đó bạn có thể xát lại nếu cần thiết. Đây cũng là cách để làm sạch các vết côn trùng cắn, ngứa rát trên da.
Lưu ý quan trọng khi mua, sử dụng dược liệu cây mần tưới
Khi mua và sử dụng dược liệu cây mần tưới, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
- Chọn cây mần tưới chất lượng: Cần chọn cây mần tưới có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt và được trồng, nuôi dưỡng đúng quy trình để đảm bảo hiệu quả và an toàn sức khỏe. Do đó, khi chọn mua dược liệu, bạn nên mua dược liệu từ các cửa hàng uy tín, được giới thiệu bởi các chuyên gia hoặc có uy tín trên thị trường để đảm bảo chất lượng và an toàn.
- Lưu trữ đúng cách: Dược liệu mần tưới khô nên được lưu trữ ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh nắng trực tiếp. Đối với loại tươi chỉ dùng trong vòng 7 ngày, có thể hút chân không và bảo quản lạnh.
- Tìm hiểu kỹ và kiểm tra tình trạng sức khỏe trước khi dùng: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hay dược liệu nào, cần tìm hiểu kỹ về công dụng, tác dụng phụ, cách sử dụng của dược liệu mần tưới trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, người dùng cũng nên kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
- Đối tượng chống chỉ định: Cây mần tưới không nên sử dụng cho người bị huyết nhiệt và âm hư, tuyệt đối không dùng cho phụ nữ đang mang thai vì có thể làm sảy thai,…
- Đối tượng cần cẩn trọng: Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch hoặc tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Việc dùng cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi ở dạng thuốc uống cần có tự chỉ dẫn và giám sát của bác sĩ.
- Tương tác thuốc: Không nên tự ý kết hợp sử dụng cây mần tưới với các loại thảo dược hoặc thuốc tây y khác khi chưa được chỉ định vì một số hoạt chất có thể kiêng kỵ nhau, từ đó dẫn đến tác dụng phụ.
- Cách đun nấu: Nên dùng ấm đất hoặc ấm sứ để sắc thuốc, tránh dùng ấm kim loại vì có thể giảm dược tính của thuốc.
- Chế độ dinh dưỡng: Tránh một số loại thực phẩm cần kiêng trong khi sử dụng cây mần tưới, đặc biệt như bia rượu, thức uống có cồn đồ nhiều dầu mỡ,… để tăng hiệu quả điều trị.
- Không sử dụng quá liều: Không sử dụng quá liều hoặc dùng quá thời gian khuyến cáo để tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Gãy luôn tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc hoặc sách y học cổ truyền, cần sử dụng đúng liều lượng và thời gian dùng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bài viết đã giúp bạn giải đáp cây mần tưới là cây gì và những tác dụng trong cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên phương pháp theo y học cổ truyền này chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng và cải thiện tình trạng, không thể dùng thay thế cho thuốc đặc trị Tây y.
Thông tin liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!