Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Cây nở ngày đất là thảo dược quen thuộc, mọc hoang ở nhiều nơi. Theo ghi chép, loại cây này có tác dụng giảm viêm, giảm đau, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh gout, sỏi thận và nhiều vấn đề khác. Tham khảo bài viết sau đây để biết thêm thông tin và cách dùng vị thuốc dân gian lành tính này.
Thông tin cây nở ngày đất
Cây nở ngày đất hay còn được gọi là cây bạc đầu, cây nở ngày, cây hoa gà trắng. Tên khoa học là Gomphrena Celosioides Mart, thuộc bộ Cẩm chướng (Caryophyllales), họ rau dền (Amaranthaceae). Thảo dược từ xa xưa đã được ông bà ta sử dụng làm thuốc hỗ trợ nhiều bệnh lý.
Đặc điểm thực vật
Cây nở ngày đất mọc hoang ở nhiều nơi, trong đó đặc biệt là những vùng đất ẩm ướt, ven sông, ao hồ,… Dược liệu có thân thảo, nhiều rãnh sâu, thân khi còn non thường được bao phủ bởi một lớp lông mỏng, khi già sẽ mất đi. Cây thảo dược loại cỏ sống lâu năm, chiều cao trung bình chỉ khoảng 25cm, mọc đứng hoặc đôi khi bò sát mặt đất.
Cây dược liệu mọc phân theo nhiều nhánh nhỏ, rễ chùm mọc dưới đất to. Lá cây mọc không có cuống hoặc cuống rất nhỏ, đối xứng. Phiến lá cây nở ngày dày, mỗi một cành thường có từ 5 – 7 lá mọc ra từ các đốt cây. Lá có bề mặt nhẵn bên trên và có lông ở mặt dưới, lớp lông trắng mỏng. Chiều dài lá không quá 6cm, chiều rộng khoảng 2cm.
Mỗi năm, cây nở ngày đất ra hoa 2 lần, hoa có màu trắng và kết cấu đặc trưng dễ nhận diện. Hoa có hình bông trụ với đường kính khoảng 1cm, dài khoảng 2cm – 3cm. Cánh hoa khá cứng, và thon gọn, mỗi hoa đều có lá liền phía dưới, nhụy hoa có màu nâu. Cây ra quả nhỏ.
Hình dáng của cây nở ngày đất thường dễ bị nhầm lần với cây cúc bạch nhật. Do hai loại cây này đều có các đặc điểm tương tự nhau, tuy cùng chi nhưng khác loài. Để nhận biết, bạn có thể dựa vào màu sắc hoa. Theo đó, hoa nở ngày đất chỉ ra hoa màu trắng, ngược lại cúc bách nhật lại có hoa trắng, tím hoặc đỏ, hồng,…
Hình ảnh hai loại cây giúp bạn phận biệt chúng:
Phân bố
Nở ngày đất mọc hoang ở nhiều nơi, có thể tìm thấy tại các nước Trung Đông, châu Phi như Úc, Bazil,… Ngoài ra, cây dược liệu còn có tại các nước như Ấn Độ, Malaysia, rừng nhiệt đới châu Mỹ,… và trên lãnh thổ nước ta. Bạn có thể tìm thấy chúng tại khu vực có khí hậu nóng, trên bãi đất trống, ven đường, vùng cát, bãi cỏ,…
Trước khi được biết đến rộng rãi như hiện nay, dược liệu mọc hoang ở nhiều nơi. Tuy nhiên, do công dụng của dược liệu được lưu truyền rộng rãi và nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng nhiều nên cây bắt đầu được nuôi trồng và thu hoạch rộng rãi.
Bộ phận dùng
Sử dụng toàn bộ cây nở ngày đất từ lá, thân, rễ, hoa làm thuốc chữa bệnh.
Thu hái
Thu hái quanh năm.
Chế biến
Cây dược liệu sau khi được thu hái sẽ qua sơ chế sạch sẽ, loại bỏ đất cát, bụi bẩn, tạp chất. Sau đó mang dược liệu phơi hoặc sấy khô để sử dụng dần.
Do trong cây tươi có nitơ hóa lỏng có thể gây ngộ độc cho cơ thể nên người dùng tốt nhất nên sử dụng dược liệu khô. Khi làm khô, thành phần này bị mất đi, an toàn cho sức khỏe.
Cách bảo quản
Dùng bao bì buộc kín dược liệu đã được sơ chế khô để phòng tránh mối mọt, sâu bộ làm hỏng. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.
Thành phần hóa học cây nở ngày đất
Dược liệu có chứa các thành phần hóa học chính như:
- Flavones: Có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, cơ bắp do bị chấn thương. Đồng thời dược chất còn giúp tăng đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật, ức chế acid uric trong máu, giúp cơ thể đào thảo độc tố.
- Gomphrenol: Hoạt chất có hiệu quả trong việc chữa ho, chống oxy hóa, cải thiện chứng hen suyễn.
- Anti và Cancerux: Lợi ích trong việc giúp kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu, cải thiện bệnh tim mạch và phòng ngừa ung thư, giúp tăng sinh tế bào.
Tính vị, quy kinh
Hiện nay chưa có tài liệu về tính vị và quy kinh về cây nở ngày đất
Cách dùng và liều lượng
Sử dụng khoảng 30 gram/ ngày, tùy theo tình trạng bệnh lý để gia giảm liều dùng cho phù hợp. Sử dụng đơn độc dược liệu hoặc kết hợp với nhiều vị thuốc khác, sắc nấu nước uống hoặc pha trà, ngâm rượu,…
Tác dụng trị bệnh của cây nở ngày đất
Thực tế hiện nay chưa có nghiên cứu Y học hiện đại công bố về những tác dụng của cây nở ngày đất đối với sức khỏe. Tuy nhiên ghi chép trong một số tài liệu có đề cập đến tác dụng hỗ trợ chữa đau nhức, viêm sưng, các vấn đề xương khớp,… nhờ các hoạt chất có trong loại cây này.
Ngoài ra, cây dược liệu từ xa xưa còn được ông bà ta sử dụng chữa bệnh cảm, sốt,… cùng nhiều vấn đề khác. Mặc dù chưa có kết luận cuối cùng về công dụng của cây nở ngày tuy nhiên theo kinh nghiêm dân gian và những ghi chép từ xưa, loại cây này có khả năng hỗ trợ chữa bệnh, cải thiện sức khỏe. Chẳng hạn:
- Cây nở ngày đất giúp thải độc cho cơ thể, tăng điều hóa máu huyết, giảm hiện tượng sưng phù.
- Có tác dụng tiêu viêm cho nữ giới sau sinh nở, tán phong.
- Rễ cây nở ngày có hiệu quả trong việc giải cảm, chữa ho, long đờm, tiêu trừ độc tố cho cơ thể.
- Phần lá cây có tác dụng cải thiện cơn ho, giảm nguy cơ tăng huyết áp, phù hợp với người đang mắc bệnh tiểu đường.
- Hoa cây nở ngày được dùng điều trị tình trạng phù nề, sưng viêm, giúp kháng khuẩn tốt.
- Không những thế, toàn bộ cây nở ngày còn được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị khắc phục bệnh lý mỡ máu, cải thiện sức khỏe hệ tim mạch.
Cách dùng cây nở ngày đất chữa bệnh
Sử dụng cây nở ngày đất giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, tình trạng cảm cúm, tăng cholesterol, cao huyết áp,… ngoài ra còn giúp an thần, giải cảm, tiêu độc cho cơ thể. Tham khảo ngay các cách dùng dược liệu dưới đây:
Dùng cây nở ngày đất chữa bệnh xương khớp
Sử dụng cây nở ngày đất chữa bệnh xương khớp được dân gian lưu truyền rộng rãi. Đặc biệt phù hợp cho đối tượng người bệnh bị gout, đau nhức xương khớp. Các hoạt chất có trong dược liệu hỗ trợ ổn định acid uric trong máu của người bệnh, giảm sưng, kháng viêm và đẩy lùi cảm giác đau nhức khó chịu.
Dùng cây nở ngày chữa bệnh theo cách đơn giản sau:
- Sử dụng khoảng 100g cây nở ngày khô, dùng cả phần rễ, thân, lá.
- Tiến hành sắc với 1,5 lít nước đến khi nước cạn còn khoảng 0,5 lít nước thì tắt bếp.
- Gạn lấy nước thuốc uống trong ngày, mỗi ngày 1 liều giúp cải thiện các triệu chứng xương khớp.
- Khi đau nhức cải thiện dần bạn có thể giảm dần xuống còn 1/2 liều dùng ban đầu là 50g dược liệu khô mỗi ngày.
Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, an thần từ cây nở ngày
Uống nước sắc từ cây nở ngày giúp hỗ trợ ổn định đường huyết, an thần, giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn. Dùng kiên trì khoảng một thời gian chỉ số đường huyết dần ổn định, phòng tránh các biến chứng không mong muốn. Cách dùng như sau:
- Sử dụng khoảng 100 gram cây nở ngày khô kết hợp với 50 gram dây thìa canh khô.
- Nguyên liệu sau khi rửa sạch, nấu cùng với 1,5 lít nước đến khi cạn còn một nửa.
- Chia nước thuốc thành nhiều lần uống hết trong ngày, dùng liên tục trong khoảng 5 tuần và tái khám để theo dõi tình trạng bệnh lý.
Cách dùng cây nở ngày đất chữa cảm cúm, sốt, tiêu độc
Sử dụng cây nở ngày chữa ho, giảm sốt và giúp tiêu độc cho cơ thể. Các dược chất có trong thảo dược giúp ức chế hoạt động của hại khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Phù hợp với đối tượng bị cảm mạo, ho, sốt cao, ho có đờm, hen suyễn,… Cách dùng:
- Sử dụng 50 gram cây nở ngày khô, kết hợp với 50 gram lá tía tô.
- Rửa sạch sắc với 1 lít nước trong khoảng 30 phút.
- Sau đó chắt lấy nước thuốc uống trong ngày.
Dùng nước thuốc giúp mồ hồi tiết ra nhiều hơn, hạ sốt, giải cảm, thích hợp cho người thường xuyên bị cảm vặt, cơ thể ốm yếu.
Bài thuốc chữa bệnh huyết áp, tim mạch, giảm cholesterol
Dùng thảo dược làm thuốc hỗ trợ cải thiện bệnh tim mạch, chữa huyết áp cao và giảm cholesterol trong máu. Cách dùng như sau:
- Sử dụng khoảng 50 gram dược liệu khô sắc với 1 lít nước.
- Đun trên lửa vừa khoảng 30 phút rồi gạn lấy nước uống.
- Sử dụng cho người đang gặp vấn đề về huyết áp, bệnh tim.
Lưu ý khi dùng cây nở ngày đất
Công dụng của cây nở ngày trong điều trị bệnh vẫn chưa được nghiên cứu xác định chính xác. Do đó, hiện nay vẫn có nhiều ý kiến trái chiều, cho rằng loại cây này có thể gây ngộ độc do có chứa độc tính. Tuy nhiên, một số thử nghiệm cho thấy nếu người dùng sử dụng đúng cách thì dược liệu khá an toàn và hiệu quả tốt.
Các nghiên cứu cho thấy trong loại cây này có chứa lượng độc tính nhất định khi dùng ở dạng tươi. Khi dược liệu đã được sấy khô, độc tính giảm hoặc biến mất hoàn toàn và người dùng có thể an tâm sử dụng. Chính vì thế tốt hơn hết người dùng nên chọn loại đã được sơ chế, phơi hoặc sấy khô hoàn toàn.
Trường hợp sử dụng sai cách, người bệnh có nguy cơ gặp phải một số phản ứng phụ như ngộ độc, tay chân run, hoa mắt, mất định hướng, tinh thần suy sụp,… Cần thông báo với bác sĩ những triệu chứng bất thường đang gặp phải để có hướng xử lý, phòng tránh rủi ro.
Ngoài ra người dùng nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
- Không sử dụng dược liệu cho đối tượng dễ bị dị ứng, người quá mẫn với thành phần có trong dược liệu.
- Không sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Không sử dụng dược liệu cho người bị tiêu hóa kém, người bị huyết áp thấp nên thận trọng trước khi dùng.
- Nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên tạm ngưng sử dụng và thăm khám y tế sớm.
Sử dụng cây nở ngày đất làm thuốc hỗ trợ chữa bệnh được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên trước khi sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc. Đồng thời kết hợp theo dõi y tế để kịp thời xử lý bất thường khi cần thiết, bảo vệ sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!