Kha Tử: Đặc Điểm, Tác Dụng Và 10 Bài Thuốc Trị Bệnh Hay

Kha tử là dược liệu quý trong Đông y có tính ôn, vị đắng, cay và se. Dược liệu thường được dùng trong nhiều bài thuốc chữa các chứng bệnh như ho khan, viêm họng, ho kéo dài, tiêu chảy lâu ngày, lòi lom, hen suyễn khó thở,…

Kha Tử: Tác Dụng, Cách Dùng và Các Bài Thuốc Từ Dược Liệu
Kha tử là dược liệu quý trong Đông y có tính ôn, vị đắng, cay và se

Mô tả dược liệu kha tử

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Kha lê lặc, cây chiêu liêu, kha lê
  • Tên khoa học: Terminalia chebula
  • Họ: Bàng – Combretaceae

2. Đặc điểm thực vật

Kha tử là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cao khoảng 15 – 20cm, thân màu xám tro, có nhiều vết nứt theo hình chữ nhật, không đều nhau và sần sùi. Lá cây mọc đối xứng, cuống ngắn, hai mặt lá nhẵn, hình trứng, các gân nổi rõ rệt. Mỗi phiến lá dài khoảng 7 – 10cm, rộng 4.5 – 8cm, đầu lá có mũi nhọn.

Đặc điểm thực vật
Quả thon, hình trứng giống với quả bàng, dài khoảng 3 – 4cm, rộng 2cm, có 5 múi tù

Hoa lưỡng tính, mọc thành chùm ở đầu cành hoặc nách hoa. Độ dài của mỗi chùm từ 5 – 10cm, có màu trắng ngà đôi khi được phủ bởi một lớp lông nhỏ màu vàng. Quả thon, hình trứng giống với quả bàng, dài khoảng 3 – 4cm, rộng 2cm, có 5 múi tù. Khi chín, quả sẽ chuyển thành màu cam su, vàng hơi nâu. Thịt quả khô có vị chát, chua và cứng.

3. Phân bố

Cây kha tử mọc hoang, đơn lẻ trong tự nhiên. Loài cây này ưa sáng và phát triển mạnh tại những khu rừng thứ sinh, rừng thưa hoặc các khu vực sông suối, đất ẩm, rừng thưa lá rộng. Đôi khi, người ta còn tìm thấy loại cây này ở vùng đất cát, đất pha sét.

Trên thế giới, dược liệu này được tìm thấy ở các quốc gia khu vực Nam và Đông Nam Á như Campuchia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, miền Nam Việt Nam,…

4. Bộ phận dùng

Trong các tài liệu y học cổ truyền, quả kha tử có dược tính cao với nhiều công dụng chữa bệnh và tốt cho sức khỏe. Do đó, quả của loại cây này được thu hái năm để làm dược liệu.

5. Thu hái – sơ chế

Vào khoảng tháng 8 – 9 hàng năm là thời điểm cây kết quả, đây cũng là thời gian để thu hái kha tử. Khi hái cần chọn quả già, vỏ bên ngoài chuyển sang màu vàng, thịt chắc, loại bỏ các quả lép, non.

Thu hái - sơ chế 
Khi hái cần chọn quả già, vỏ bên ngoài chuyển sang màu vàng, thịt chắc, loại bỏ các quả lép, non

Sau khi mang về cần ngâm rửa sạch với nước rồi đem phơi trực tiếp dưới nắng hoặc sấy đến khi khô hoàn toàn. Trước khi dùng cần rửa sạch dược liệu, để ráo rồi sao khô lại, chỉ lấy phần thịt và bỏ hạt.

6. Bảo quản

Dược liệu sau khi phơi khô cần bảo quản trong lọ. túi kín và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, ẩm mốc.

7. Thành phần hoá học

Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, trong quả kha tử có chứa tanin cao hiếm có (chiếm 24 – 26%) gồm egalic, luteolic, chebulic, axit galic, đường glucose, arabinose, fructose, acid amin, hoạt chất chebutin, terchebin, tinh chất dầu vàng oleic, linoleic, acid palmitic,…

Vị thuốc kha tử

1. Tính vị

Tính ôn, vị đắng, cay và se

2. Quy kinh

Quy vào kinh Phế, Đại tràng

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Liễm phế chỉ khái, sáp trường chỉ tả,
  • Chủ trị: Ho lâu ngày, hen suyễn khó thở, đại tiện ra máu, tiêu chảy lâu ngày, lòi dom, khàn tiếng,…

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Điều trị bệnh viêm họng, khàn tiếng
  • Tác dụng chữa bệnh ho rõ rệt nhờ vào hoạt chất Polysaccharid. Tác dụng dược lý của hoạt chất này được chứng minh có khả năng điều trị cao hơn so với một số chất chống ho mạnh trong thí nghiệm như codein. Theo thí nghiệm, sau dùng dùng chiết xuất dược liệu từ  30 – 300 phút, bệnh nhân có thể giảm phản xạ ho từ phút 30.
  • Dược liệu có tác dụng ức chế virus làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể người và virus loại I nhờ hoạt chất Alloyl.
  • Có tác dụng tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây hại nhờ vào hàm lượng tanin (chứa hoạt tính kháng khuẩn).
  • Ức chế in vitro và một số loại vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu, liên cầu khuẩn tán huyết, tụ cầu vàng, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhi
  • Hạn chế hoạt động của một số loại virus gây viêm họng, khàn tiếng như virus Epstein – Barr (EBV), Virus adenovirus, herpes simplex (HPV), coronavirus, virus cúm A, cúm B, virus Rhinovirus, parainfluenza virus,… vi khuẩn tụ cầu, liên cầu.

4. Liều dùng, cách dùng

Kha tử có thể dùng tươi hoặc phơi/ sấy khô sắc lấy nước uốn, tán bột mịn, nấu cao hoặc mang đi ngâm rượu. Liều dùng tham khảo từ 3 – 10g/ ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu kha tử

Trong Đông y lưu truyền bài thuốc chữa bệnh từ kha tử có độ an toàn và lành tính cao. Theo đó, vị thuốc này được dùng để chữa viêm họng, ho, khàn tiếng, đau rát họng, ho hen do phế hư, tiêu đờm ở trẻ nhỏ, tiêu chảy, lỵ mãn tính, trĩ nội,…

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu kha tử 
Dược liệu được dùng để chữa viêm họng, ho, khàn tiếng, đau rát họng, ho hen do phế hư, tiêu đờm ở trẻ nhỏ, tiêu chảy,…

Bài thuốc chữa viêm họng, ho, khản tiếng:

  • Chuẩn bị: Cát cánh 10g, kha tử 4 quả, cam thảo 6g
  • Thực hiện: Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm đun với 150ml nước tinh khiết, 150ml đồng tiện. Chắt lấy phần nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Thực hiện đều đặn trong 10 ngày để đạt được kết quả tốt nhất.

Bài thuốc chữa ho mãn tính đi kèm khàn giọng, ho hen do phế hư:

  • Chuẩn bị: Kha tử 10g, cam thảo và hạnh nhân mỗi vị 5g
  • Thực hiện: Các dược liệu đem sắc với 600ml đến khi cạn còn 1/2 thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 3 phần và uống khi còn ấm. Mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc chữa viêm rát họng:

  • Chuẩn bị: Kha tử 1 – 2 quả
  • Thực hiện: Tách lấy phần thịt quả nhai kỹ, từ từ nuốt nước, ngậm bã trong miệng một lúc rồi nuốt cùng. Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần giúp cải thiện triệu chứng đau rát họng hiệu quả.

Bài thuốc chữa ho và tiêu đờm ở trẻ nhỏ:

  • Chuẩn bị: Kha tử 1 – 2 quả
  • Thực hiện: Dược liệu đem đi nướng thơm, rửa sạch, để ráo và pha cùng với 100ml nước ấm, cho thêm 1 ít muối vào khuấy đều. Dùng nước này cho trẻ ngậm và uống từ từ. Mỗi ngày thực hiện 1 lần. Có thể cho thêm 1 ít mật ong để tăng hiệu quả chữa trị.

Bài thuốc chữa ho và viêm họng:

  • Chuẩn bị: Kha tử và mật ong với lượng vừa đủ
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào hũ thuỷ tinh và đổ mật ong vào, đậy kín nắp ngâm khoảng 2 – 3 tháng là dùng được. Mỗi lần lấy dược liệu ngậm trong miệng, nhai phần thịt quả. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần. Đối với trẻ nhỏ, chắt lấy phần nước hoà nước ấm cho trẻ uống, mỗi ngày dùng 2 lần đến khi khỏi bệnh.

Bài thuốc chữa tiêu chảy, trĩ nội, lỵ mãn tính:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị hoàng liên, mộc hương mỗi vị 5g, kha tử 10g. Các dược liệu đem tán bột mịn. Mỗi lần dùng từ 3 – 6g bột thuốc uống cùng với 200ml nước ấm. Mỗi ngày uống 3 lần.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị anh túc xác, can khương mỗi vị 5g, kha tử 10g. Các dược liệu tán bột mịn. Mỗi lần dùng 3 – 6g bột thuốc uống cùng với 600ml nước ấm, ngày uống 2 – 3 lần. Áp dụng đều đặn giúp cải thiện các triệu chứng bệnh đi kèm với hiệu chứng suy yến, hàn hiệu quả.

Bài thuốc chữa thổ tả do hàn, tâm tỳ đau hoắc loạn:

  • Chuẩn bị: Cam thảo, kha tử, can khương, hậu phác, lương khương, phục linh, trần bì, thảo quả, mạch nha, thần khúc mỗi vị 5g
  • Thực hiện: Các dược liệu đem tán bột mịn. Mỗi lần dùng 6g bột thuốc pha với 200ml ấm và uống trực tiếp. Ngày uống 2 lần đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm hẳn

Bài thuốc trị ngộ độc thức ăn do bị nhiễm khuẩn:

  • Chuẩn bị: Kha tử (nướng chín bỏ hạt), mộc hương, hoàng tiễn mỗi vị 5g
  • Thực hiện: Các dược liệu đem tán bột mịn và chia thành 3 phần bằng nhau dùng trong ngày. Mỗi lần dùng bột thuốc pha với 200ml nước ấm và uống trực tiếp. Áp dụng đều đặn từ 7 – 10 ngày.

Bài thuốc chữa xích bạch lỵ:

  • Chuẩn bị: Kha tử 12 quả
  • Thực hiện: Lấy 6 quả mang đi nướng thơm và 6 quả để nguyên. Trường hợp bị lỵ kèm mùi khó chịu thì dùng sắc với cam thảo chính. Còn lỵ kèm máu thì dùng nước sắc cam thảo để chiêu thuốc.

Bài thuốc chữa sâu quảng, vết thương lõm:

  • Chuẩn bị: Ngũ bội tử 20g, kha tử 20 hạt, giáng hương, đại thanh mỗi vị 4g
  • Thực hiện: Dược liệu đem đi tán nhuyễn, trộn với dầu mè để tạo thành hỗn hợp sệt. Dùng hỗn hợp này bôi vào vùng bị tổn thương. Thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày để cải thiện.

Lưu ý – Kiêng kỵ khi dùng dược liệu chữa bệnh

Trước khi thực hiện các bài thuốc chữa bệnh từ kha tử, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề say:

  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ/ thầy thuốc trước khi dùng dược liệu kha tử để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả chữa trị.
  • Không áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này với người bị tích tụ nhiệt thấp hoặc mắc chứng ngoại cảnh.
  • Những trường hợp mới cảm ngoại tà, táo bón không nên dùng kha tử chữa bệnh.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng dược liệu để đảm bảo an toàn, tránh phát sinh rủi ro.
  • Dược liệu kha tử có thể tương tác với một số thành phần trong tân dược làm giảm hiệu quả chữa trị, tăng nguy cơ phát sinh tác dụng không mong muốn. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, cần tham vấn chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
  • Trong quá trình áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc này, nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường như dị ứng, buồn nôn, đau đầu,… cần ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế gần nhất trong trường hợp cần thiết để được xử trí đúng cách.

Kha tử là vị thuốc quý được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như hạn chế phát sinh tác dụng không mong muốn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ/ thầy thuốc trước khi dùng dược liệu này để được hướng dẫn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...