Huyệt Thạch Môn Là Gì? Tìm Hiểu Tác Dụng Và Cách Phối Huyệt
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênHuyệt Thạch Môn là huyệt đạo rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra các thông tin chi tiết về huyệt đạo này.
Tổng quan về huyệt Thạch Môn
Huyệt Thạch Môn còn có tên gọi khác là Lợi Cơ, Mạng Môn, Tinh Lộ. Đây là huyệt đạo nằm ở vùng bụng, có xuất xứ từ Giáp Ất Kinh.
- Về đặc tính: Thạch Môn là huyệt thứ 5 của mạch Nhâm, huyệt Mộ của Tam Tiêu.
- Vị trí: Huyệt Thạch Môn khá dễ xác định, nằm cách dưới rốn 2 thốn.
- Xét về giải phẫu: Huyệt nằm trên đường trắng. Phía sau đường trắng có mạc ngang, phúc mạc, vào sâu có ruột non khi không có thai, không bí tiểu tiện, có bàng quang khi bí tiểu tiện vừa, có tử cung khi có thai từ 3 tháng. Vùng da huyệt Thạch Môn bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.
Tác dụng của huyệt Thạch Môn
Do nằm ở vùng bụng dưới rốn nên công dụng chính của huyệt Thạch Môn là điều trị một số bệnh liên quan đến hệ bài tiết và sinh lý như:
- Trị đau quặn vùng bụng dưới.
- Chữa tiêu chảy không dứt.
- Điều trị tiểu đục, bí tiểu.
- Phụ nữ bị băng huyết sau sinh.
- Trị rong kinh, bế kinh ở chị em phụ nữ.
- Cải thiện chứng ăn không tiêu, chán ăn, ăn không hấp thu.
- Chữa ứ dịch, đọng dịch, phù nề.
Cách châm cứu huyệt trị bệnh
Châm cứu huyệt đạo trên cơ thể là cách tác động sâu nhất, giúp đem lại hiệu quả điều trị tối đa cho người bệnh. Tuy nhiên, việc châm cứu đòi hỏi sự cẩn trọng và tay nghề cao của y bác sĩ. Đối với huyệt Thạch Môn, các bước châm cứu được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị dụng cụ châm cứu đã được khử trùng.
- Người bệnh nằm ngửa, tư thế thoải mái nhất.
- Xác định vị trí chính xác của huyệt Thạch Môn ở đâu.
- Châm kim thẳng, độ sâu 0, 5 – 1, 5 thốn.
- Cứu từ 20 – 40 phút tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh.
Lưu ý: Với người bị bí tiểu không nên châm quá sâu vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Xem thêm: Huyệt Tử Cung Nằm Ở Đâu? Tìm Hiểu Công Dụng Và Cách Tác Động
Phối huyệt Thạch Môn trị bệnh
Phối huyệt là phương pháp Đông y được áp dụng rất rộng rãi. Bởi cách làm này giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh, từ đó giúp người bệnh hồi phục tốt hơn.
- Trị bụng dưới đau cứng lan tới bộ sinh dục ngoài: Phối với Thương Khâu (Ty.4) (theo Tư Sinh Kinh).
- Trị đại tiện không tự chủ: Phối với Đại Trường Du (Bàng quang.25) (theo Châm Cứu Đại Thành).
- Trị khí kết, tâm đầy cứng, táo bón: Phối với Đại Đô (Ty.2) + Thạch Quan (Th.18) (theo Tâm Pháp Phụ Dư).
- Trị bí tiểu do sinh thực khí bệnh: Phối Quan Nguyên (Nh.4) + huyệt Tam Âm Giao (Ty.6) + Tam Tiêu Du (Bàng quang.22) (theo Châm Cứu Học Giản Biên).
- Trị lạnh vùng cơ quan sinh dục: Phối Dũng Tuyền (Th.1) + huyệt Hội Âm huyệt (Nh.1) (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Trị bụng đau sau khi sinh: Phối huyệt Quan Nguyên (Nh.4) (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
Lưu ý khi tác động huyệt Thạch Môn an toàn, hiệu quả
Bên cạnh việc châm cứu đúng cách, để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh, chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
- Tìm đến cơ sở chuyên khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm để thực hiện châm cứu.
- Không nên tự ý châm cứu tại nhà bởi đây là kỹ thuật đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, nếu châm cứu sai cách có thể gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
- Phụ nữ không nên châm cứu huyệt này vì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Điều này đã được ghi chép trong sách Châm Cứu Đại Thành: Thạch Môn châm cứu ưng tu kỵ, nữ xử chung thân dựng bất thành.
- Trong quá trình châm cứu trị bệnh cần kết hợp chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể thao để tăng cường sức khỏe.
- Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, châm cứu đủ liệu trình để đạt hiệu quả tối ưu.
Bài viết trên đây đã giới thiệu chi tiết về huyệt Thạch Môn, vai trò, công dụng và cách tác động. Hiểu rõ về huyệt đạo giúp chúng ta chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh đúng phương pháp.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!