Huyệt Quan Nguyên: Vị Trí, Tác Dụng, Cách Phối Huyệt Trị Bệnh

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Huyệt Quan Nguyên nằm trong hệ thống huyệt đạo quan trọng của cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu tường tận về huyệt đạo này. Vậy nên, bài viết dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền sẽ chia sẻ chi tiết về vị trí, công dụng, phương pháp châm cứu, bấm huyệt và hướng dẫn phối huyệt chuẩn Y học cổ truyền.

Giới thiệu tổng quan về huyệt Quan Nguyên

Mỗi huyệt đạo trên cơ thể sẽ có những điểm riêng biệt về ý nghĩa tên gọi, các đặc tính cơ bản và vị trí. Dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ chia sẻ chi tiết về tổng quan huyệt Quan Nguyên.

Đặc điểm của huyệt Quan Nguyên

Huyệt Quan Nguyên còn có tên gọi khác như huyệt Đan Điền,  huyệt Đơn Điền, huyệt Đại Trung Cực, huyệt Hạ Kỷ, huyệt Thứ Môn, huyệt Tam Kết Giao.

Trong “Trung Y Cương Mục” giải thích ý nghĩa của tên huyệt như sau: “Quan” nghĩa là cửa – nơi cốt yếu của sự vật, là điểm khởi đầu để phân phát đi, “Nguyên” nghĩa là to lớn. Khi ghép 2 từ Quan Nguyên lại có nghĩa là nơi xuất phát của nguồn khí lớn mạnh từ bên ngoài đi vào trong cơ thể. Chính vì vậy, người Trung Quốc từ xa xưa đã coi huyệt vị này là nơi tập trung toàn bộ nguyên khí của cơ thể.

Huyệt Quan Nguyên có xuất xứ từ Thiên “Hàn Nhiệt Bệnh”, mang các đặc điểm như sau:

  • Là huyệt đạo thứ 4 của mạch Nhâm và là huyệt đạo thứ 26 của kinh Bàng Quang.
  • Là huyệt hội của mạch Nhâm với 3 kinh âm ở chân.
  • Nằm trên đường phân chia ranh giới của mạch Nhâm và mạch Xung.
  • Huyệt hội trong hệ thống kinh cân – cơ của Thận, Tỳ và Can.
  • Nằm trong nhóm 4 huyệt Hội của khí  m Dương gồm huyệt Thiên Đột, huyệt Quan Nguyên, huyệt Trung Quản, huyệt Chí Dương.
Quan Nguyên huyệt có vị trí nằm dưới rốn
Quan Nguyên huyệt có vị trí nằm dưới rốn

Vị trí huyệt Quan Nguyên nằm ở đâu?

Quan Nguyên huyệt có vị trí nằm dưới rốn. Đây là vị trí vô cùng quan trọng, chứa đựng phần lớn nguyên khí của cả cơ thể. Có thể xác định Quan Nguyên huyệt nằm ở đâu bằng cách như sau:

  • Cách 1: Lấy điểm bắt đầu là rốn, đo xuống dưới 3 tấc, huyệt nằm ngay tại bờ xương mu cách 2 thốn.
  • Cách 2: Áp bàn tay vào bụng theo chiều ngang sao cho ngón trỏ chạm vào rốn, vị trí ngón út ở phía dưới chính là huyệt cần tìm.

Giải phẫu Quan Nguyên huyệt sẽ thấy:

  • Huyệt đạo nằm trên đường trắng, sau đường trắng là mạc ngang và phúc mạc.
  • Khi giải phẫu, sâu phía bên trong tại vị trí huyệt có ruột non.
  • Phần da vùng huyệt chịu sự chi phối bởi tiết đoạn dây thần kinh D11 và dây thần kinh D12.

Công dụng của quan Quan Nguyên

“Huyệt Quan Nguyên có tác dụng gì?” là vấn đề đang được không ít người quan tâm. Nằm tại vị trí quan trọng của cơ thể, Quan Nguyên huyệt có mối liên hệ mật thiết đến sức khỏe. Vậy nên, khi được tác động đúng cách sẽ giúp mang lại những công dụng tuyệt vời cho từng đối tượng như sau:

  • Đối với nam giới: Các tác động lên huyệt đúng kỹ thuật sẽ giúp bổ thận, tráng dương, thông kinh hoạt lạc, tăng cường khí huyết, bổ hư ích tổn. Đặc biệt, day bấm, massage huyệt sẽ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh nam khoa như yếu sinh lý, xuất tinh sớm, di tinh, rối loạn cương dương, liệt dương.
  • Đối với nữ giới: Với các phương pháp khai thông huyệt Quan Nguyên sẽ giúp nữ giới điều trị các bệnh phụ khoa như ra nhiều khí hư, đau bụng kinh, tắc kinh, dong kinh,… vô cùng hiệu quả.
Massage huyệt sẽ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh nam khoa
Massage huyệt sẽ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh nam khoa

Ngoài ra, Quan Nguyên huyệt còn có tác dụng điều trị các bệnh khác như:

  • Trị mệt mỏi, cảm lạnh, trúng gió.
  • Huyệt Quan Nguyên chữa mất ngủ.
  • Giúp ổn định chỉ số cơ tim, ngăn ngừa đột quỵ, xơ vữa động mạch.
  • Tăng sức đề kháng, hồi phục cơ thể, đặc biệt đối với người cao tuổi và người mới ốm dậy.
  • Giúp cân bằng năng lượng trong cơ thể, tăng cường chức năng các cơ quan, giảm căng thẳng và tạo cảm giác thư giãn.

Cách châm cứu, bấm huyệt Quan Nguyên

Trong các phương pháp khai thông huyệt đạo, phương pháp châm cứu bấm huyệt luôn được ưu tiên sử dụng bởi hiệu quả tốt và kỹ thuật thực hiện không quá phức tạp. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách bấm huyệt và châm cứu Quan Nguyên huyệt.

Cách bấm huyệt Quan Nguyên

Phương pháp bấm huyệt đơn giản, người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà theo các bước hướng dẫn như sau:

  • Bước 1: Xác định chính xác huyệt Quan Nguyên ở đâu theo đúng hướng dẫn.
  • Bước 2: Dùng lực vừa phải day bấm huyệt theo chiều kim đồng hồ trong 2 phút, sau đó lại day bấm theo chiều ngược lại trong 2 phút.
  • Bước 3: Ấn giữ huyệt vị từ 1 – 4 phút tùy theo khả năng hô hấp của từng bệnh nhân.

Mỗi ngày thực hiện các động tác bấm huyệt 1 lần, sau 1 thời gian sẽ thấy sức khỏe được cải thiện một cách rõ rệt.

Cách châm cứu huyệt

Khác với bấm huyệt, châm cứu phải được thực hiện bởi người có trình độ, tay nghề. Tuyệt đối không tự ý châm cứu tại nhà bởi có thể tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng nếu châm kim sai lệch.

  • Bước 1: Xác định vị trí Quan Nguyên huyệt.
  • Bước 2: Thầy thuốc sẽ sử dụng một kim châm cứu vô trùng để đâm thẳng vào huyệt vị với độ sâu từ 0,3 – 2 thốn.

Thời gian một buổi châm cứu huyệt Quan Nguyên thường kéo dài từ 10 đến 20 phút, tùy thuộc vào mục đích chữa bệnh và trạng thái sức khỏe của người bệnh.

Đồng thời cần chú ý rằng, trước khi tiến hành châm cứu, cần kiểm tra trạng thái sức khỏe của người bệnh. Trong trường hợp người bệnh đang ốm hoặc đang có vết thương hở tại huyệt vị sẽ cần đợi đến khi khỏi hẳn mới được tiếp tục điều trị.

Châm cứu huyệt Quan Nguyên thường kéo dài từ 10 đến 20 phút
Châm cứu huyệt Quan Nguyên thường kéo dài từ 10 đến 20 phút

Phối huyệt Quan Nguyên điều trị bệnh hiệu quả

Không thể phủ nhận các tác dụng huyệt Quan Nguyên mang lại trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu biết cách phối cùng các huyệt đạo khác trên cơ thể sẽ giúp phát huy tối đa công dụng. Cụ thể, các cách phối hợp được ghi chép chi tiết trong tài liệu Y học cổ truyền như sau:

Trong cuốn Giáp Ất Kinh: Phối cùng huyệt Âm Lăng Tuyền: Chữa trị khí bế, hiện tượng tiểu vàng.

Theo cuốn Biển Thước Tâm Thư:

  • Phối cùng huyệt Khí Hải + huyệt Mệnh Quan + huyệt Trung Quản: Giúp điều trị dương khí suy yếu và chứng hạ nguyên hư suy.
  • Phối cùng huyệt Trung Quản: Điều trị vị khí hư tổn.
  • Phối cùng huyệt Mệnh Quan: Điều trị bệnh tiêu chảy do Tỳ Thận khí hư.

Theo Tư Sinh Kinh:

  • Phối cùng huyệt Âm Lăng Tuyền: Điều trị suy thận và hiện tượng cúi người khó khăn.
  • Phối cùng huyệt Thái Khê: Giúp chữa bệnh kiết lỵ, tiêu chảy không cầm được.
  • Phối cùng huyệt Dũng Tuyền: Điều trị bọng đái sưng và có cảm giác căng tức.

Theo Loạn kinh Đồ Dực:

  • Phối cùng huyệt Âm Lăng Tuyền + huyệt Đại Đôn + huyệt Hành Gian + huyệt Khí Hải: Giúp điều trị di niệu, chứng tiểu không kiểm soát.
  • Phối cùng huyệt Âm Cốc + huyệt Âm Lăng Tuyền + huyệt Tam Âm Giao: Điều trị chứng bệnh tốt lâm chứng.

Theo Châm Cứu Đại Toàn: Phối cùng huyệt Bạch Hoàn Du + huyệt Chiếu Hải + huyệt Tam Âm Giao + huyệt Thái Khê: Giúp điều trị chứng di tinh, tiểu buốt, tiểu rắt.

Theo Châm Cứu Đại Thành:

  • Phối cùng huyệt Đại Đôn: Giúp điều trị dịch hoàn sưng.
  • Phối cùng huyệt Liệt Khuyết + huyệt Thiên Xu + huyệt Tam Âm Giao + huyệt Trung Quản: Điều trị đau bụng do khí lạnh hoặc tiêu chảy lâu ngày không cầm được.
  • Phối cùng huyệt Tam Âm Giao + huyệt Tâm Du + huyệt Thận Du: Điều trị bạch trọc, di tinh.

Theo Y Học Cương Mục: Phối cùng huyệt Bạch Hoàn Du + huyệt Tâm Du + huyệt Trung Cực: Trị di tinh, mộng tinh, tiết tinh.

Theo Động Viên Thập Thư: Phối cùng huyệt Khí Xung: Giúp điều trị nhiệt lâm.

Theo Thần Cứu Kinh Luân: 

Theo Thế Y Đắc Hiệu Phương: Phối cứu với huyệt Thần Khuyết: Điều trị tiêu chảy mất kiểm soát.

Theo Bị Cấp Cứu Pháp: Phối cùng huyệt Khúc Cốt: Điều trị bí tiểu.

Theo Thương Hàn Luận Châm Cứu Phối Huyệt Tuyển Chú:

Theo Châm Cứu Dị Học: Phối cứu với huyệt Đại Đôn: Điều trị dịch hoàn bị lệch sang 1 bên.

Theo Trung Quốc Châm Cứu Học:

  • Phối cùng huyệt Khí Hải + huyệt Địa Cơ + huyệt Huyết Hải + huyệt Tam Âm Giao + huyệt Hành Gian: Điều trị hiện tượng kinh nguyệt đến sớm.
  • Phối cùng huyệt Liệt Khuyết + huyệt Tam Âm Giao + huyệt Khúc Tuyền: Điều trị tiểu đường và một số bệnh viêm khác.
  • Phối cùng huyệt Địa Cơ + huyệt Tam Âm Giao + huyệt Huyết Hải: Điều trị kinh nguyệt không đều.
  • Phối cứu với huyệt Bàng Quang Du (3 tráng) + huyệt Dũng Tuyền (5 tráng) + huyệt Hành Gian (3 tráng) + huyệt Thận Du (3 tráng): Điều trị tiểu nhiều.
Phối huyệt Quan Nguyên điều trị bệnh hiệu quả
Phối huyệt Quan Nguyên cùng các huyệt đạo khác giúp điều trị bệnh hiệu quả

Theo Châm Cứu Học Giản Biên: Phối cùng huyệt Tiểu Trường Du + huyệt Thiên Xu + huyệt Túc Tam Lý: Điều trị các bệnh về đường ruột như đau bụng, tiêu chảy, đau dạ dày.

Theo Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu:

  • Phối cùng huyệt Mệnh Môn + huyệt Thận Du + huyệt Thái Khê + huyệt Bá Hội: Điều trị liệt dương.
  • Phối huyệt Ẩn Bạch: Điều trị băng lậu.

Theo Châm Cứu Học Thượng Hải:

  • Phối cùng huyệt Tam Âm Giao: Điều trị bệnh giun chỉ.
  • Phối cùng huyệt Cấp Mạch + huyệt Chương Môn + huyệt Trung Cực: Điều trị xuất huyết bàng quang.
  • Phối cùng huyệt Đại Đôn + huyệt Phục Lưu + huyệt Trường Cường: Điều trị viêm tuyến tiền liệt ở nam giới.
  • Phối cùng huyệt Dũng Tuyền + Khí Hải: Giúp cải thiện triệu chứng tiểu khó sau khi sinh ở phụ nữ.
  • Phối cùng huyệt Đại Hách + huyệt Tam Âm Giao + huyệt Trung Cực: Giúp điều trị bệnh liệt dương.
  • Phối cùng huyệt Thạch Môn + huyệt Túc Tam Lý: Giúp điều trị chứng bệnh tiêu chảy
  • Phối cùng huyệt Trung Cực: Điều trị chứng bệnh tiểu nhiều lần.
  • Phối cùng huyệt Tam Âm Giao + huyệt Thạch Môn: Giúp cải thiện hiện tượng đẻ khó, đẻ ngược.
  • Phối cùng huyệt Cưu Vĩ + huyệt Thiên Xu: Điều trị bệnh thổ tả.
  • Phối cùng huyệt Ẩn Bạch + huyệt Huyết Hải + huyệt Túc Tam Lý: Điều trị bệnh xuất huyết tử cung.
  • Phối cùng huyệt Đại Chùy + huyệt Túc Tam Lý: Điều trị chứng bệnh còi xương ở trẻ em.
  • Phối cùng huyệt Khí Hải: Giúp ổn định huyết áp, điều chỉnh tăng huyết áp trong trường hợp bị choáng, ngất.

Theo Bản Giáo Tài Châm Cứu Học: Phối cùng huyệt Âm Lăng Tuyền + huyệt Quy Lai + huyệt Tam Âm Giao + huyệt Thái Xung: Điều trị sán khí thể thấp nhiệt.

Trên đây là những ghi chép chi tiết về các phối huyệt Quan Nguyên cùng 1 số huyệt đạo khác. Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng mức độ bệnh và thể trạng của người bệnh thầy thuốc sẽ điều chỉnh, gia tăng hoặc giảm bớt huyệt đạo nhằm điều trị bệnh một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Lưu ý quan trọng khi tác động huyệt

Khi thực hiện châm cứu và bấm huyệt nói chung và huyệt Quan Nguyên nói riêng, có một số lưu ý quan trọng mà người thực hiện và người bệnh cần tuân thủ để đảm bảo hiệu quả trị bệnh và an toàn sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Sử dụng kim và dụng cụ châm cứu sạch: Việc sử dụng kim châm cứu vô trùng là cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo sự an toàn cho người bệnh trong quá trình châm cứu. Vậy nên, cần chắc chắn rằng kim và dụng cụ châm cứu được làm sạch và khử trùng trước khi sử dụng.
  • Lưu ý trước khi bấm huyệt, châm cứu: Người bệnh không nên uống rượu bia, thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích trước và sau khi châm cứu, bấm huyệt. Bởi sử dụng các chất này sẽ khiến hiệu quả điều trị giảm sút, thậm chí gây những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Xác định vị trí huyệt đạo chính xác: Kiến thức và kỹ năng chọn vị trí châm cứu, bấm huyệt rất quan trọng. Điều này đòi hỏi hiểu biết sâu về hệ thống huyệt và các điểm huyệt trên cơ thể. Nếu không chắc chắn, tốt nhất nên tìm sự hướng dẫn từ người có chuyên môn và kinh nghiệm.
Xác định vị trí huyệt đạo chính xác khi bấm huyệt
Xác định vị trí huyệt đạo chính xác
  • Không sử dụng lực quá mạnh: Khi bấm huyệt, bạn không nên sử dụng quá nhiều lực. Điều này sẽ tổn thương cho vị trí huyệt đạo. Tuy nhiên, cần đảm bảo lực đạo tác động vẫn đủ mạnh để khai thông huyệt vị hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Theo dõi trạng thái người bệnh: Thầy thuốc châm cứu cần theo dõi sát xao tình trạng của người bệnh. Nếu người bệnh cảm thấy đau hoặc không thoải mái, người thực hiện cần điều chỉnh áp lực hoặc dừng quá trình châm cứu. Nếu người bệnh cảm thấy bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc biến chứng sau khi châm cứu, hãy ngừng và tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức.
  • Thận trọng với nhóm người đặc biệt: Đối với những nhóm người đặc biệt như phụ nữ mang thai, trẻ em, người già, người suy yếu hoặc có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cần đặc biệt thận trọng khi thực hiện châm cứu. Nên tìm sự tư vấn từ chuyên gia y tế và điều chỉnh phương pháp châm cứu phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
  • Không phụ thuộc vào phương pháp tác động huyệt: Trên thực tế, phương pháp châm cứu, bấm huyệt chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh trong giai đoạn đầu. Với trường hợp bệnh tình tiến triển nặng, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện thăm khám kỹ càng và xây dựng phác đồ trị bệnh hợp lý.

Huyệt Quan Nguyên đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị các bệnh lý trên cơ thể. Qua bài viết này, hi vọng bạn đã hiểu rõ về huyệt đạo này và có thể ứng dụng hiệu quả trong quá trình cải thiện sức khỏe của bản thân.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...