Huyệt Đại Trường Du Có Tác Dụng Gì? Cách Phối Huyệt Chuẩn

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Huyệt Đại Trường Du là huyệt đạo được ứng dụng rộng rãi trong Y học với tác dụng điều trị một số bệnh như đau thần kinh tọa, đau lưng, táo bón, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ vị trí và cách châm cứu, bấm huyệt và phối huyệt. Trong bài viết dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề xoay quanh huyệt vị này.  

Giới thiệu tổng quan về huyệt Đại Trường Du

Trong hệ thống kinh lạc của cơ thể có chứa hàng trăm huyệt đạo, mỗi huyệt đạo sẽ có đặc điểm và vị trí khác nhau. Đối với huyệt Đại Trường Du cũng vậy, dưới đây là thông tin về ý nghĩa tên gọi, những điểm đặc biệt và cách xác định chính xác huyệt vị.

Huyệt Đại Trường Du là gì? Ý nghĩa tên gọi

Đây là huyệt đạo thứ 25 của Bàng Quang kinh, là huyệt Bối Du của kinh Thủ Dương Minh Đại Trường và để tán khí Dương của Đại Trường. Tên gọi của huyệt được giải thích như sau: “Đại Trường” nghĩa là ruột già, “Du” là lưu thông khí ra ngoài. Ý chỉ đây là nơi chứa khí của ruột già lưu thông vào, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị các bệnh về ruột già.

Huyệt Đại Trường Du có vị trí nằm trên vùng thắt lưng
Huyệt Đại Trường Du có vị trí nằm trên vùng thắt lưng

Xem thêm: Huyệt Thiên Tông Nằm Ở Đâu? Tìm Hiểu Vị Trí, Tác Dụng, Cách Tác Động

Vị trí huyệt Đại Trường Du

Huyệt đạo có vị trí nằm trên vùng thắt lưng, với huyệt đạo Yêu Dương Quan. Có 2 huyệt Đại Trường Du nằm về 2 bên cột sống. Cách xác định huyệt Đại Trường Du rất đơn giản như sau:

  • Bước 1: Từ 2 bên hông, dùng tay sờ tìm điểm cao nhất của xương chậu, sau đó đo vòng ra phía sau lưng đến chính giữa cột sống, lúc này sẽ sờ thấy điểm lõm dưới gai đốt sống thắt lưng số 4.
  • Bước 2: Từ điểm lõm này, tiến hành đo ngang sang 2 bên 1.5 thốn. Đây chính là vị trí của 2 huyệt cần tìm.

Giải phẫu huyệt đạo:

  • Dưới da vùng huyệt đạo là cơ vuông thắt lưng và cơ đái – chậu ở trước mỏm ngang, cân ngực – thắt lưng của cơ lưng to và, khối cơ chung của cơ rãnh cột sống.
  • Thần kinh vận động cơ gồm nhánh đám rối thắt lưng, nhánh đám rối cánh tay và nhánh dây sống thắt lưng 4.
  • Da vùng Đại Trường Du huyệt được tiết đoạn thần kinh L3, L4 chi phối.

Tác dụng huyệt Đại Trường Du đối với sức khỏe

Các tài liệu Y học cổ truyền ghi chép về tác dụng của huyệt đạo Đại Trường Du rất chi tiết. Cụ thể, huyệt đạo có tác dụng điều trường vị, hóa trệ, lý khí, chủ trị các bệnh như:

  • Bệnh hệ tiêu hóa: Trị đau dạ dày, đau bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, kiết lỵ,…
  • Bệnh vùng lưng và chi dưới: Giúp giảm đau lưng, đau thần kinh tọa, đau liên sườn, căng cứng lưng, liệt chi dưới,…

Cách châm cứu, bấm huyệt trị bệnh hiệu quả

Để phát huy hiệu quả trị bệnh ở mức tốt nhất, kỹ thuật châm cứu, bấm huyệt là yếu tố vô cùng quan trọng. Chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ chi tiết về các bước châm cứu, bấm huyệt chuẩn Y học cổ truyền như sau:

Kỹ thuật châm cứu

Châm cứu là liệu pháp tác động chuyên sâu, được đánh giá mang lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất. Tuy nhiên, cần được thực hiện bởi bác sĩ, chuyên gia, người có chuyên môn cao để đảm bảo an toàn.

  • Bước 1: Xác định huyệt Đại Trường Du ở đâu.
  • Bước 2: Dùng kim châm cứu đâm thẳng vào huyệt đạo với độ sâu từ 1 – 1.5 thốn.
  • Bước 3: Tiến hành cứu từ 3 đến 5 tráng và ôn cứu 5 đến 10 phút tùy tình trạng sức khỏe người bệnh.

Chú ý, nếu điều trị đau thần kinh tọa cần hướng mũi kim xiên ra phía bên ngoài, nếu điều trị đau khớp chậu và háng thì cần hướng mũi kim về phía huyệt Tiểu Trường Du.

Châm cứu huyệt đạo với độ sâu từ 1 - 1.5 thốn.
Châm cứu huyệt đạo với độ sâu từ 1 – 1.5 thốn.

Kỹ thuật bấm huyệt

Tuy không có hiệu quả tốt bằng châm cứu, nhưng phương pháp bấm huyệt được ứng dụng phổ biến hơn cả nhờ kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện. Đồng thời, người bệnh có thể tự thự hiện tại nhà. Với phương pháp này, điểm cốt lõi là người bệnh cần xác định chính xác huyệt Đại Trường Du nằm ở đâu và điều chỉnh lực đạo tác động phù hợp.

  • Bước 1: Người bệnh thả lỏng cơ thể và xác định vị trí huyệt.
  • Bước 2: Dùng ngón tay day ấn vào huyệt đạo theo chiều kim đồng hồ trong 2 phút, sau đó nghỉ 30s rồi day ấn theo chiều ngược lại trong 2 phút nữa.

Hướng dẫn phối huyệt nâng cao hiệu quả trị bệnh

Các huyệt đạo trên cơ thể đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi được kết hợp chính xác sẽ giúp hiệu quả trị bệnh được nâng cao rõ rệt. Đối với huyệt Đại Trường Du, các ghi chép hướng dẫn phối huyệt như sau:

  • Phối cùng huyệt Lương Môn + Huyệt Túc Tam Lý + Huyệt Tam Âm Giao + Huyệt Hạ Quản + Huyệt Tam Tiêu Du + Huyệt Huyền Khu: Trị khó tiêu.
  • Phối cùng huyệt Thiên Xu: Điều trị đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ, táo bón.
  • Phối cùng huyệt Thiên Xu + Huyệt Túc Tam Lý: Trị chướng bụng, chán ăn.
  • Phối cùng huyệt Thiên Xu + Huyệt Túc Tam Lý + Huyệt Thượng Cự Hư: Trị đau thượng vị, hạ vị và tiêu chảy.
  • Phối cùng huyệt Thiên Xu + Huyệt Túc Tam Lý + Huyệt Thượng Cự Hư + Huyệt Khúc Trì + Huyệt Hợp Cốc + Huyệt Âm Lăng Tuyền + Huyệt Khí Hải: Trị tình trạng nhiệt và độ ẩm trong ruột già.
  • Phối cùng huyệt Thiên Xu + Huyệt Thượng Cự Hư + Huyệt Tam Tiêu Du + Huyệt Thân Trụ: Trị táo bón.
  • Phối cùng huyệt Thiên Xu + Huyệt Khúc Trì + Huyệt Thượng Cự Hư + Huyệt Nội Đình + Huyệt Tam Âm Giao + Huyệt Chiếu Hải: Trị nóng ruột già.
  • Phối cùng huyệt Thiên Xu + Huyệt Trung Cực + Huyệt Thượng Cự Hư: Trị chứng táo bón.
  • Phối cùng huyệt Thái Bạch + Huyệt Công Tôn + Huyệt Tam Tiêu Du: Trị viêm ruột.
  • Phối cùng huyệt Âm Lăng Tuyền + Huyệt Khúc Trì + Huyệt Tam Âm Giao + Huyệt Tam Tiêu Du + Huyệt Khí Hải + Huyệt Thiên Xu + Huyệt Trung Quản + Huyệt Thượng Cự Hư + Huyệt Tỳ Du: Trị nhiệt ẩm ruột già.
  • Phối cùng huyệt Chu Vinh: Trị khó tiêu, có cảm giác khát.
  • Phối cùng huyệt Tỳ Du: Trị táo bón, tiêu chảy, đồng thời thúc đẩy chức năng bài tiết ruột già.
  • Phối cùng huyệt Thân Trụ: Điều trị chứng đau thắt lưng và bệnh Crohn.
  • Phối cùng huyệt Thân Trụ + Huyệt Khí Xung + Huyệt Bi Quan + Huyệt Phù Đột + Huyệt Điều Khẩu + Huyệt Túc Tam Lý: Hỗ trợ đả thông kinh lạc, trị đau thắt lưng và đau chân.
  • Phối cùng huyệt Thân Trụ + Huyệt Khí Hải Du + Huyệt Kinh Môn: Chữa trị các vấn đề liên quan đến vận chuyển đường ruột.
Hướng dẫn phối huyệt nâng cao hiệu quả trị bệnh
Hướng dẫn phối huyệt nâng cao hiệu quả trị bệnh
  • Phối cùng huyệt Thân Trụ + Huyệt Ủy Trung + Huyệt Thừa Sơn + Huyệt Thái Khê: Điều trị chứng đau lưng dưới, bong gân, đau thần kinh tọa hoặc các cơn đau khác về cột sống.
  • Phối cùng huyệt Thân Trụ + Huyệt Trật Biên + Huyệt Ân Môn + Huyệt Hoàn Khiêu + Huyệt Ủy Trung + Huyệt Thừa Sơn + Huyệt Côn Lôn: Trị đau thắt lưng kinh lạc Thái Dương và cơn đau cơ thần kinh tọa.
  • Phối cùng huyệt Thân Trụ + Huyệt Phong Thị + Huyệt Hoàn Khiêu + Huyệt Dương Lăng Tuyền: Trị đau lưng, đau kinh lạc Thiệu Dương.
  • Phối cùng huyệt Thân Trụ + Huyệt Dương Quan + Huyệt Mệnh Môn: Chữa đau thắt lưng.
  • Phối cùng huyệt Thân Trụ + Huyệt Dương Lăng Tuyền: Điều trị nóng trong, giảm chất lỏng ở ruột lớn, phân khô.
  • Phối cùng huyệt Bát Liêu: Chống chứng táo bón, dễ đại tiện.
  • Phối cùng huyệt Quan Dương: Trị tiêu phân không tự chủ.
  • Phối cùng huyệt Trung Quản + Huyệt Thiên Xu + Huyệt  Khí Hải + Huyệt Túc Tam Lý: Điều trị tắc ruột già do nhiệt gây chướng bụng, táo bón.
  • Phối cùng huyệt Yêu Dương Quan: Trị đau lưng, hóa đờm, cường dương.
  • Phối cùng huyệt Bá Hội + Huyệt Trường Cường: Điều trị sa trực tràng ở trẻ em.
  • Phối cùng huyệt Bá Hội + Huyệt Kiên Tỉnh + Huyệt Trường Cường + Huyệt Hợp Cốc + Huyệt Khí Xung: Điều trị bệnh sa trực tràng.

Lưu ý quan trọng khi khai thông huyệt Đại Trường Du

Dù là huyệt Đại Trường Du hay bất cứ huyệt đạo nào trên cơ thể, trong quá trình khai thông bấm huyệt, châm cứu cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc chung để đảm bảo đạt kết quả trị bệnh tốt nhất và an toàn cho sức khỏe.

  • Không châm cứu, bấm huyệt trong tình trạng bụng quá đói và cũng không sử dụng rượu bia, các chất kích thích trước khi điều trị.
  • Trước khi châm cứu và bấm huyệt, cần sát khuẩn sạch sẽ dụng cụ hỗ trợ và vùng da huyệt đạo để đảm bảo không gây nhiễm trùng.
  • Không tác động khai thông huyệt đạo lên vùng da đang có vết thương hở, đang bị sưng tấy hoặc có dấu hiệu bị viêm nhiễm.
  • Không sử dụng phương pháp châm cứu, bấm huyệt cho các đối tượng gồm phụ nữ có thai, trẻ em, người có cơ thể bị suy yếu, người mắc bệnh suy giảm chức năng gan thận,..
  • Quá trình điều trị bệnh với phương pháp châm cứu, bấm huyệt cần kiên trì thực hiện, đồng thời kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học để sức khỏe cải thiện tốt nhất.
Trước khi châm cứu cần sát khuẩn sạch sẽ dụng cụ hỗ trợ
Trước khi châm cứu cần sát khuẩn sạch sẽ dụng cụ hỗ trợ

Trên đây là thông tin chi tiết về huyệt Đại Trường Du, giúp bạn đọc có thêm kiến thức hỗ trợ cải thiện sức khỏe một cách an toàn, hiệu quả nhất. Để tìm hiểu thêm về các huyệt đạo khác trên cơ thể, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác trên website Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Xem thêm:

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại Mỹ Đức, Hà Nội

Ngày 12/07/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức một buổi tư...
Quang cảnh buổi tư vấn sức khỏe với sự tham gia đông đảo của người dân phường Đại Mỗ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại Đại Mỗ, NTL

Ngày 5/7/2024 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức thành...
Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Phượng thăm khám, tư vấn cho bà con

Chương Trình Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí – Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thu Hút Hàng Trăm Bà Con Thổ Quan

Ngày 3/7/2024 vừa qua, tại UBND phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội trở...