Ăn Mỡ Cá Có Bị Mỡ Máu Không? Hướng Dẫn Sử Dụng An Toàn

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Mỡ máu cao là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, liên quan đến các bệnh lý về tim mạch và huyết áp. Trong đó chế độ ăn uống hàng ngày là rất quan trọng. Nhiều người lo lắng về việc tiêu thụ các loại thực phẩm chứa chất béo, đặc biệt là mỡ cá và băn khoăn liệu ăn mỡ cá có bị mỡ máu không. Để tìm hiểu về vấn đề này, bạn đọc hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây. 

Ăn mỡ cá có bị mỡ máu không?

Mỡ cá là loại mỡ được chiết xuất từ các mô của cá, đặc biệt là từ những loài cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích…  Khác với mỡ động vật lấy từ gia súc, gia cầm, mỡ cá chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như vitamin A, vitamin D, vitamin E và đặc biệt là axit béo omega-3.

Mỡ cá chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe
Mỡ cá chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe

Vậy ăn mỡ cá có bị mỡ máu không? Chuyên gia cho biết ăn mỡ cá không gây mỡ máu. Do đó người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng được như bình thường. Lý giải chi tiết như sau:

  • Mỡ cá giàu axit béo omega-3: Đây là loại chất béo không bão hòa, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Omega-3 giúp giảm lượng cholesterol xấu (LDL) và triglyceride trong máu. Đồng thời tăng cholesterol tốt (HDL), giúp ngăn ngừa mảng xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao.
  • Chất béo không bão hòa trong mỡ cá: Khác với chất béo bão hòa trong thịt đỏ hay mỡ động vật. Chất béo không bão hòa từ cá không gây tích tụ mỡ trong máu, ngược lại còn giúp duy trì sức khỏe tim mạch.

Vì vậy, ăn mỡ cá không chỉ không gây mỡ máu, mà còn giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh lý này nếu được tiêu thụ đúng cách và điều độ.

Hướng dẫn sử dụng mỡ cá hiệu quả cho người bệnh

Dưới đây là hướng dẫn sử dụng mỡ cá một cách an toàn và hiệu quả cho người bị máu nhiễm mỡ:

Chọn cá giàu omega-3

Ưu tiên chọn các loại cá giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ và cá mòi. Omega-3 giúp giảm mức triglyceride và cholesterol xấu (LDL), tăng cholesterol tốt (HDL), giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh mỡ máu.

Chế biến lành mạnh

  • Ưu tiên các phương pháp chế biến như hấp, luộc hoặc nướng để giữ lại dưỡng chất của cá mà không làm tăng lượng chất béo không lành mạnh.
  • Tránh chiên cá trong dầu mỡ, vì có thể làm tăng lượng chất béo bão hòa và cholesterol, gây hại cho người bị máu nhiễm mỡ.
  • Sử dụng ít gia vị như muối và dầu ăn để tránh ảnh hưởng đến huyết áp và sức khỏe tim mạch. 
  • Thay vì dầu thông thường, hãy dùng dầu ô liu hoặc dầu hạt lanh, vốn có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Chế biến cá đúng cách, tránh chiên rán nhiều dầu mỡ
Chế biến cá đúng cách, tránh chiên rán nhiều dầu mỡ

Kiểm soát khẩu phần 

  • Mỗi tuần, nên ăn cá giàu omega-3 khoảng 2-3 lần. 
  • Mỗi khẩu phần khoảng 100-150g cá là đủ để cung cấp lượng omega-3 cần thiết mà không gây dư thừa chất béo.

Tránh mỡ cá chế biến sẵn

Mỡ cá từ các sản phẩm chế biến sẵn như cá hộp, cá đông lạnh chiên sẵn thường chứa nhiều chất béo không lành mạnh, muối và chất bảo quản. Điều này có thể làm tăng cholesterol và triglyceride trong máu.

Kết hợp ăn uống lành mạnh

Để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc kiểm soát máu nhiễm mỡ, kết hợp mỡ cá với chế độ ăn giàu chất xơ từ rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế tiêu thụ các loại thịt đỏ, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường và muối.

Như vậy với thắc mắc ăn mỡ cá có bị mỡ máu không thì câu trả lời là không. Mỡ cá với hàm lượng omega-3 cao, không gây ảnh hưởng đến tình trạng máu nhiễm mỡ nếu được sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần kết hợp thêm với chế độ dinh dưỡng lành mạnh và sinh hoạt điều độ. Đồng thời tham khảo thêm ý kiến chuyên gia để lựa chọn được loại thực phẩm phù hợp. 

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0981554329

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...