Bệnh Gút Có Ăn Được Đậu Đỏ Không? Hướng Dẫn Sử Dụng

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bệnh gút là một căn bệnh mãn tính thường với các triệu chứng phổ biến như sưng đau, tấy đỏ ở khớp, hạn chế vận động,… Việc kiểm soát chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh gút. Một trong những thắc mắc phổ biến của người bệnh đó là liệu bệnh gút có ăn được đậu đỏ không? Cùng Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.

Bị bệnh gút có ăn được đậu đỏ không?

Theo quan điểm của Đông y, đậu đỏ có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh tâm, tỳ. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, bổ huyết, dưỡng tâm, giảm viêm, giảm sưng tấy, tăng cường sức đề kháng.

Còn theo nghiên cứu của Y học hiện đại, đậu đỏ có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như polyphenol, flavonoid, anthocyanin, chất xơ, vitamin vitamin B6, magie, kali… có tác dụng nâng cao miễn dịch và cải thiện các bệnh lý viêm nhiễm.

Bệnh gút có ăn được đậu đỏ không là câu hỏi được nhiều người quan tâm
Bệnh gút có ăn được đậu đỏ không là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Vậy người bị bệnh gút có ăn được đậu đỏ không? Chuyên gia cho biết, người bị bệnh gút có thể sử dụng đậu đỏ. Hàm lượng purin trong đậu đỏ ở mức trung bình. Trong 100g đậu đỏ nấu chín chứa khoảng 73mg purin, thấp hơn nhiều so với thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản. Điều này giúp giảm nguy cơ tích tụ axit uric trong máu – nguyên nhân chính gây ra bệnh gout.

Ngoài ra, đậu đỏ còn chứa chất xơ, vitamin B1, B6, folate, magie, kali,… Các hoạt chất này có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cholesterol, bảo vệ sức khỏe tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch. Những yếu tố này có thể góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh gút và các bệnh mãn tính khác.

Bên cạnh đó, đậu đỏ còn có tính lợi tiểu, giúp thúc đẩy quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Điều này giúp giảm nguy cơ hình thành các tinh thể axit uric và phòng ngừa các đợt bùng phát bệnh gút cấp tính. Đậu đỏ cũng chứa các hợp chất chống viêm, giúp giảm đau và sưng khớp do bệnh gout gây ra.

Hướng dẫn sử dụng đậu đỏ cho người bị gout

Mặc dù người bệnh gút có thể ăn đậu đỏ, nhưng cần lưu ý cách sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

Liều lượng sử dụng:

  • Nên ăn đậu đỏ với mức độ vừa phải, mỗi lần dùng khoảng 100g, mỗi tuần từ 2-3 lần. 
  • Tránh sử dụng quá nhiều đậu đỏ trong một thời gian ngắn.
  • Kết hợp đa dạng các loại thực phẩm khác, không nên chỉ ăn duy nhất đậu đỏ.
Sử dụng với liều lượng phù hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Sử dụng với liều lượng phù hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Cách chế biến:

  • Nên nấu chín kỹ đậu đỏ để dễ tiêu hóa và giảm nguy cơ đầy hơi.
  • Có thể chế biến đậu đỏ thành nhiều món ăn khác nhau như: Súp, cháo, chè, bánh, nước đậu đỏ rang,… để thay đổi khẩu vị và tạo sự đa dạng cho các món ăn.
  • Nên hạn chế sử dụng nhiều dầu mỡ, gia vị khi chế biến đậu đỏ.

Thời điểm ăn:

  • Nên ăn đậu đỏ vào bữa chính trong ngày.
  • Không sử dụng đậu đỏ vào buổi tối trước khi ngủ.
  • Có thể ăn đậu đỏ như món ăn nhẹ giữa các bữa chính.

Kết hợp với các thực phẩm khác:

  • Nên ăn đậu đỏ cùng với rau xanh, trái cây để tăng cường chất xơ và vitamin, giúp hỗ trợ tiêu hóa và đào thải axit uric.
  • Uống thêm nước lọc sau khi ăn đậu đỏ để giúp cơ thể thanh lọc và đào thải axit uric tốt hơn.

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc bệnh gút có ăn được đậu đỏ không. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp người bệnh sử dụng đậu đỏ một cách khoa học, phù hợp.

Trên hành trình chữa bệnh gút, bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh, bạn cần kết hợp thuốc điều trị, tuân thủ tư vấn của bác sĩ. Đó là “chìa khóa” quan trọng giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và bền vững.

Để biết thêm chi tiết về chế độ dinh dưỡng và cách điều trị gút hiệu quả, người bệnh có thể liên hệ trực tiếp đến Trung tâm Thuốc dân tộc. Đây là đơn vị y học cổ truyền uy tín, được cấp phép hoạt động trong hơn 1 thập kỷ qua. Trung tâm sở hữu bài thuốc thảo dược quý và đội ngũ bác sĩ y học cổ truyền đầu ngành, có tâm, có tầm. Trong đó, phụ trách chuyên môn bệnh gút là Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Nguyên Phó Giám đốc Chuyên môn Trung tâm CNC Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

LIÊN HỆ NGAY BÁC SĨ TRUNG TÂM THUỐC DÂN TỘC ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...