Bệnh Gút Có Ăn Được Yến Sào Không: Lợi Ích Trong Chế Độ Ăn

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bệnh gút có ăn được yến sào không? là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi yến sào, tổ yến là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, người bị gout vẫn có dùng tổ yến, yến sào nhưng cần lưu ý về cách chế biến và liều lượng.

Giá trị dinh dưỡng của yến sào, tổ yến

Tổ yến hay yến sào được tìm thấy ở các vách đá, hang động nơi chim yến sinh sống, tổ được làm từ dãi của chim yến. Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, yến sào rất tốt cho sức khỏe nên được xếp vào hàng “bát trân” (8 món cao lương mỹ vị) tại nhiều nước trên thế giới, bao gồm Việt Nam.

Bệnh Gout Có Ăn Được Yến Sào, Tổ Yến Không? [Giải đáp]
Người bị gout vẫn có dùng tổ yến, yến sào nhưng cần lưu ý về cách chế biến và liều lượng

Theo đó, tổ yến chứa các thành phần dinh dưỡng như:

  • Có đến 18 loại acid amin với hàm lượng cao như Leucine, Arginine, Phenylalanine, Aspartic, Serine, Phenylalanine, Valine, Leucine,…
  • Trong đó, có khoảng 8.6% là Tyrosin và Sialac. Đây được xem là hai hoạt chất có tác dụng hỗ trợ phục hồi những tổn thương do nhiễm phóng xạ, đồng thời giúp kích thích hồng cầu sinh trưởng.
  • Bên cạnh đó, tổ yến còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng khác như sắt, canxi, đồng, kẽm, mangan với hàm lượng cao giúp tăng cường trí nhớ, tốt cho hệ thần kinh.
  • Selen và Crom là những nguyên tố mặc dù có hàm lượng thấp nhưng có tác dụng tốt trong việc kích thích tiêu hóa và ngăn ngừa lão hóa.

Theo nguồn gốc, tổ yến được chia thành 2 loại là yến sào được tìm thấy trong hang động, có giá trị cao, hình dạng giống chiếc chén và thân dày. Trong khi đó, tổ yến trong ngày thường được tìm thấy trong những nhà nuôi yến, tổ của loài yến Esculanta, màu trắng ngà, chất lượng sẽ phụ thuộc vào khu vực thức ăn.

Về màu sắc, tổ yến sẽ chia thành 3 loại là bạch yến, hồng yến và huyết yến. Trong đó, huyết yến có màu đỏ tươi, rất hiếm cùng với hồng yến chiếm khoảng 10% tổng sản lượng. Hồng yến thường có màu cam, có xu hướng thay đổi từ vỏ quýt đến màu vàng giống lòng đỏ trứng. Màu càng đậm sẽ có giá bán càng cao, độ quý hiếm cũng như giá cả không kém huyết yến. Bạch yến là loại phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, chiếm khoảng 90% tổng số lượng.

Bệnh gút có ăn được yến sào, tổ yến không? Giải đáp

Các cơn đau khớp do bệnh gout khởi phát xảy ra khi lượng purin đi vào cơ thể nhiều hơn so với liều lượng cho phép. Bên cạnh đó, lượng purin dư thừa sẽ chuyển hóa thành acid uric, từ đó làm cản trở sự linh hoạt của các khớp xương và gây đau nhức, sưng tấy, khó chịu.

Bệnh gout có ăn được yến sào, tổ yến không?
Các nghiên cứu nhận thấy, thành phần dinh dưỡng của tổ yến không chứa quá nhiều purin, phù hợp cho người bị gút

Bệnh gout có ăn được yến sào, tổ yến không?” là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh gout có thể dùng được yến sào, tổ yến. Bởi đây là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có người bị gout.

Các nghiên cứu nhận thấy, thành phần dinh dưỡng của tổ yến không chứa quá nhiều purin. Do đó, việc dùng thực phẩm này hạn chế bùng phát cơn đau nhức, sưng tấy ở người mắc bệnh gout. Vì vậy, người bệnh có thể bổ sung thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng thường xuyên.

Bên cạnh đó, yến sào, tổ yến còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Đồng thời, ngăn ngừa suy giảm chức năng của các cơ quan khi mắc bệnh, đặc biệt là chức năng của thận. Ngoài ra, một số thành phần khoáng chất có trong yến sào còn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng tiết dịch nhầy tại bọc sụn của xương khớp, từ đó tăng khả năng hấp thụ canxi, đồng thời tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

Người bị gút có ăn yến sào như thế nào cho an toàn?

Có thể nhận thấy, người bị gout có thể bổ sung yến sào, tổ yến vào chế độ dinh dưỡng để giúp tăng cường sức khỏe, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất, phòng ngừa cơn gout tái phát thường xuyên.

Người bị gout dùng yến sào như thế nào cho an toàn?
Ưu tiên chế biến tổ yến với những món ăn đơn giản, ít nguyên liệu như tổ yến chứng gừng, chưng đường phèn,…

Tuy nhiên, trong quá trình dùng yến sào, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Để hạn chế lượng purin trong khẩu phần hàng ngày, người bệnh chỉ nên dùng tổ yến chế biến những món ăn đơn giản, ít nguyên liệu như yến chưng gừng, yến chưng đường phèn, cháo tổ yến thịt bằm,…
  • Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh chỉ nên bổ sung 5gr/ngày. Bởi ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, từ đó gây ra các biểu hiện như khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi,…
  • Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cách dùng tổ yến phù hợp.
  • Bên cạnh đó, bạn cần tìm mua yến sào, tổ yến tại những cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng. Tránh tình trạng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bệnh gout có ăn được yến sào, tổ yến không?” và một số vấn đề liên quan. Theo đó, người bệnh có thể bổ sung thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng để giúp tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Trong trường hợp cần thiết, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...