Bệnh Ho Gà Ở Trẻ Sơ Sinh: Triệu Chứng, Điều Trị, Chăm Sóc Đúng Cách

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh gây ra cơn ho dai dẳng, dữ dội,… kèm theo các triệu chứng khác. Bệnh được đánh giá có mức độ nguy hiểm cao đối với trẻ sơ sinh. Trường hợp không kịp thời điều trị, trẻ phải đối diện với nhiều biến chứng, thậm chí có nguy cơ đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân gây bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh

Bệnh ho gà là dạng bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn tên khoa học là Bordetella Pertussis gây ra. Khi tiếp xúc với cơ thể, chúng nhanh chóng xâm nhập vào bên trong đường hô hấp dẫn đến tình trạng tổn thương các cơ quan tại đây. Đặc biệt, Bordetella Pertussis tấn công vào đường khí quản sẽ làm phát sinh các cơn ho dai dẳng.

Nguyên nhân gây bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh
Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh là bệnh phổ biến, cần sớm phát hiện và điều trị

Bệnh được đánh giá có mức độ nguy hiểm cao, khả năng lây lan nhanh chóng. Trong đó, trường hợp bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh khá phổ biến. Theo thống kê tỷ lệ trẻ dưới 12 tháng tuổi mắc phải chứng bệnh này cao, đồng thời tỷ lệ tử vong cũng đáng kể nếu không kịp thời điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh như đã đề cập là do vi khuẩn Bordetella Pertussis xâm nhập vào đường hô hấp. Chức năng hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn khá non yếu, chính vì thế khi tiếp xúc với tác nhân gây hại khó có thể chống lại chúng hoàn toàn. Do đó, trẻ nhỏ thường mắc phải các bệnh lý về hô hấp, nhất là chứng ho gà.

Nhận biết triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh

Tương tự như ở người trưởng thành và trẻ nhỏ, bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh cũng phát triển từ giai đoạn ủ bệnh đến bùng phát triệu chứng. Bố mẹ nên theo dõi biểu hiện bất thường của trẻ và kịp thời can thiệp điều trị để phòng tránh các rủi ro ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của bé.

Nhận biết triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh
Các triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh như ho dai dẳng, ho vào ban đêm,…

Các triệu chứng của bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh được ghi nhận như sau:

  • Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ 7 – 10 ngày sau bắt đầu khởi phát một số triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho,… Chúng xuất hiện sau đó biến mất dần sau 4 – 5 ngày, tuy nhiên tình trạng ho vẫn có thể kéo dài 14 ngày. Sau đó tần suất cơn ho tăng dần, nhất là ho vào ban đêm. Nhiều phụ huynh nhầm lẫn chúng là biểu hiện của các bệnh lý hô hấp thông thường, dẫn đến việc điều trị sai cách.
  • Ho gà ở trẻ sơ sinh bùng phát các cơn ho từng chuỗi liên tiếp, tình trạng bắt đầu nặng hơn sau một thời gian. Ho nhanh sau đó bé thường nghỉ để cố gắng hít thở, sau đó lại tiếp tục ho, có tiếng rít.
  • Bố mẹ có thể quan sát thấy trẻ thường xuyên ho vào ban đêm, ho kéo dài dữ dội làm cơ thể trẻ tím tái, mặt đỏ, mí mắt sưng, ở cổ lộ rõ tĩnh mạch. Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn bị nôn trớ, nôn ra đờm.

Khi nhận thấy con có các biểu hiện bất thường, bố mẹ nên chủ động đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám. Một số phụ huynh tự ý điều trị tại nhà có thể dẫn đến tình trạng trị sai cách, không đúng bệnh. Điều này cực kỳ nguy hại cho sức khỏe và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các bé về sau.

Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh được đánh giá là chứng bệnh nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng của trẻ. Trường hợp không phát hiện và điều trị kịp thời, ho gà có thể biến chứng sang viêm phế quản, viêm phổi, gây xẹp phổi, thiếu oxy lên não,… và nhiều hệ lụy khác.

Theo thống kê cho thấy những trẻ em dưới 12 tháng tuổi mắc bệnh ho gà phải nằm viện và điều trị chiếm tỷ lệ đến 50%. Trong đó hơn gần một nửa ca bệnh bắt đầu chuyển nặng và có dấu hiệu biến chứng, ảnh hưởng đến phổi. Trung bình 100 trẻ mắc phải chứng bệnh này sẽ có 1 trẻ tử vong.

Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?
Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Do đó, bố mẹ không nên chủ quan khi nhận thấy trẻ sơ sinh có biểu hiện ho bất thường. Đặc biệt là cơn ho xuất hiện vào ban đêm, dai dẳng không khỏi. Cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám sớm, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhằm kiểm soát triệu chứng và phòng tránh các rủi ro ảnh hưởng sức khỏe của bé.

Biện pháp điều trị bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh

Phụ huynh tuyệt đối không tự mua và cho trẻ sơ sinh sử dụng thuốc điều trị bệnh ho gà. Nhất là những em bé dưới 3 tháng tuổi, điều này có thể làm phát sinh các tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Tốt hơn hết, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để tham khám, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thông qua các biện pháp xét nghiệm, kiểm tra, nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh ho gà sẽ được bác sĩ kê toa điều trị với thuốc và biện pháp phù hợp. Thuốc kháng sinh sẽ được dùng nhằm điều trị bệnh cho trẻ. Người chăm sóc bé cũng có thể được yêu cầu sử dụng thuốc để phòng ngừa sớm các mầm bệnh.

Sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách, kịp thời giúp kiểm soát tốt triệu chứng bệnh ho gà và giúp rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhi. Trường hợp sử dụng chậm trễ vẫn có thể chữa trị triệu chứng nhưng thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn. Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh có thể khỏi sau 6 – 10 tuần sử dụng thuốc theo chỉ định kết hợp theo dõi, chăm sóc đúng cách.

Biện pháp điều trị bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị

Theo khuyến cáo của chuyên gia, phụ huynh tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi nhận thấy triệu chứng ho. Cần xác định nguyên nhân và các bệnh lý mà trẻ đang gặp phải trước khi sử dụng thuốc để phòng tránh các tác dụng phụ cho trẻ nhỏ.

Trường hợp bố mẹ nhận thấy trẻ sơ sinh bị ho nghiêm trọng hơn mặc dù đã sử dụng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn, lúc này cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám lại.Tình trạng nặng, bác sĩ có thể cho trẻ nhập viện và sử dụng máy thở oxy và truyền nước tĩnh mạch để kiểm soát bệnh.

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh

Để phòng bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh, tốt hơn hết phụ huynh nên tìm hiểu và cho trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh từ sớm. Phương pháp này giúp hỗ trợ phòng bệnh với tỷ lệ lên đến 90%. Trường hợp nhận thấy bé có nguy cơ bị nhiễm bệnh, bố mẹ cần chủ động cách ly trẻ, không để trẻ tiếp xúc với những trẻ khác.

Ngoài sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bố mẹ cần lưu ý kết hợp biện pháp chăm sóc hợp lý tại nhà. Điều trị và chăm sóc đúng giúp thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe của trẻ an toàn và hiệu quả hơn. Một số vấn đề như sau:

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh
Chăm sóc và phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh
  • Giữ ấm cho cơ thể trẻ, tránh cho trẻ tiếp xúc với gió lạnh từ môi trường, gió từ máy quạt, điều hòa thổi trực tiếp với cơ thể.
  • Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, cách ly và không nên để bé tiếp xúc với những trẻ bình thường khác để hạn chế rủi ro lây lan bệnh. Ngoài ra, trường hợp trẻ chưa mắc bệnh, bố mẹ cần tuyệt đối không cho bé tiếp xúc với người đang mắc bệnh ho gà để phòng nguy cơ nhiễm phải mầm bệnh.
  • Vệ sinh không gian sinh hoạt, phòng ngủ cho trẻ thoáng mát, sạch sẽ, tránh bụi bẩn, dị vật từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể trẻ gây ho. Không nên cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp có thể làm tình trạng ho gà trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bổ sung cho trẻ đủ lượng nước mỗi ngày, trẻ sơ sinh nên cho bé bú nhiều hơn để tăng cường đề kháng, hỗ trợ giảm ho và phục hồi sức khỏe.
  • Người chăm sóc và tiếp xúc với trẻ nên giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ, vệ sinh răng miệng, mũi họng để tránh mang mầm bệnh cho trẻ sơ sinh. Nhất là trường hợp mẹ cho bé bú hoặc người thân nấu ăn cho trẻ, đây là lưu ý nhằm tránh nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
  • Bổ sung cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường đề kháng. Những trẻ bắt đầu ăn dặm có thể bổ sung cháo, súp loãng mềm nấu từ thực phẩm tốt cho đề kháng của trẻ nhỏ.

Qua bài viết trên đây, hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm thông tin về bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh. Đây là chứng bệnh được đánh giá có mức độ nguy hiểm cao đối với trẻ nhỏ, nếu không điều trị có khả năng gây ra nhiều biến chứng. Chính vì thế, bố mẹ nên nhận biết triệu chứng và chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...