Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Có Di Truyền Không?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bệnh vảy nến có lây không, có di truyền không là những câu hỏi được nhiều người đặt ra trong thời gian gần đây. Bởi, vảy nến là một chứng bệnh dai dẳng, có thể tái đi tái lại nhiều lần gây ra không ít ảnh hưởng cho người bệnh trong sinh hoạt cuộc sống và sức khỏe. Ngoài ra, tình trạng bong tróc, khô cứng từng mảng da trên cơ thể còn gây mất thẩm mỹ khiến nhiều người tự ti.
Bệnh vảy nến có lây không?
Vảy nến là thuật ngữ dùng để chỉ một chứng bệnh da liễu gây tổn thương khu trú hoặc toàn bộ vùng da trên cơ thể. Người bị vảy nến sẽ gặp phải tình trạng dày sừng, khô cứng và bong tróc da, kèm theo ngứa ngáy, đau rát ngoài da khó chịu. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng. Vảy nến có thể hình thành do di truyền từ bố mẹ, do một chấn thương cơ học nào đó trên da, do nhiễm khuẩn từ môi trường, dị ứng hóa chất,…
Theo các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh vảy nến thường có một chất sản sinh trong tế bào miễn dịch được gọi là cytokine. Đây là một chứng bệnh có mối quan hệ với vấn đề tự miễn trong cơ thể và thường không liên quan đến vi khuẩn, virus. Điều này cũng cho thấy, vảy nến sẽ không lây lan giữa người với người thông qua tiếp xúc gần hoặc chạm vào vùng da bị tổn thương của người bệnh.
Đây là câu trả lời cho thắc mắc được nhiều người quan tâm hiện nay đó là: “Bệnh vảy nến có lây không?”. Mặc dù khi bị bệnh, cơ thể người bệnh sẽ khởi phát các triệu chứng ngoài da như ửng đỏ, nổi mẩn ngứa, bong tróc da từng mảng trắng,…Tuy nhiên đây không phải là vấn đề khiến bệnh có thể lây nhiễm từ người sang người. Trên thực tế chúng chỉ là các triệu chứng khu trú trên cơ thể người bệnh.
Vì không có liên quan đến virus nên vảy nến hoàn toàn không lây lan, kể cả khi bạn sử dụng chung đồ dùng cá nhân, quần áo hoặc tiếp xúc thân mật với người mắc bệnh. Để cụ thể hơn, bạn đọc có thể tìm hiểu sơ qua cơ chế hoạt động của bệnh vảy nến như sau:
- Các tế bào miễn dịch nhầm lần các tế bào bình thường là dị nguyên gây hại nên phát sinh tình trạng tấn công lẫn nhau. Lúc này, các tế bào biểu bì da bị ảnh hưởng, suy giảm chức năng, bắt đầu chết đi và xếp chồng lên nhau khiến bề mặt da trở nên dày cộm, khô ráp và bắt đầu bong tróc.
- Vị trí thường xuất hiện tình trạng này là khuỷu tay, bàn tay – chân, móng tay và da đầu,…
Bệnh không có khả năng lây sang người xung quanh nhưng có thể lan rộng trên chính cơ thể của người bệnh. Do đó, bạn có thể yên tâm khi tiếp xúc với người khác, tuy nhiên phải thận trọng kiểm soát chứng bệnh này trên chính cơ thể mình. Bởi nếu vảy nến tái phát nhiều lần không được điều trị có thể khiến da bong tróc nặng nề, gây mất thẩm mỹ và đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý.
Bệnh vảy nến có di truyền không?
Bên cạnh vấn đề: “Bệnh vảy nến có lây không?”, thì thắc mắc: “Bệnh vảy nến có di truyền không?” cũng được nhiều người quan tâm. Mặc dù được ghi nhận là chứng bệnh không lây lan nhưng bệnh vảy nến có thể di truyền giữa các thành viên trong gia đình. Do đó, nếu bạn có bố mẹ mắc vảy nến, khả năng cao bạn cũng mang gen bệnh từ họ.
Theo thống kê cho thấy, bệnh vảy nến có tính di truyền cao. Trường hợp bố hoặc mẹ mắc bệnh, người con sẽ mang 10% khả năng bị di truyền chứng bệnh này. Đặc biệt, trường hợp cả bố và mẹ đồng thời đều mắc phải chứng bệnh này, khả năng người con sinh ra cũng sẽ bị vảy nến, tỷ lệ lên đến 40%. Ngoài ra, người ta cũng chỉ ra, nếu trong gia đình có một người bị vảy nến, những thành viên khác cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn 5 lần so với người bình thường.
Cụ thể hơn, các nghiên cứu đã tìm thấy trong một số tổn thương trên da của người bệnh có chứa một dạng gen đột biến. Đồng thời, chuyên gia cũng tìm ra có đến 25 vùng khác nhau của cùng bộ gen liên quan đến bệnh vảy nến. Do đó, vảy nến là chứng bệnh có khả năng di truyền cao, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu được tìm thấy.
Điều trị và phòng ngừa bệnh vảy nến
Hiện nay, để điều trị bệnh vảy nến có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như dùng thuốc Tây, thuốc Đông y hoặc áp dụng mẹo chữa dân gian cho trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, các hướng điều trị chỉ có hiệu quả kiểm soát bệnh, khả năng tái phát vẫn có thể xảy ra nếu người bệnh không chăm sóc cơ thể đúng cách.
Do đó, ngoài điều trị, bạn nên chủ động phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát ảnh hưởng đời sống và sức khỏe. Dưới đây là các vấn đề bạn đọc cần lưu ý trong quá trình điều trị bệnh cũng như phòng nguy cơ tái phát vảy nến:
- Trong quá trình điều trị, bạn nên giữ vệ sinh da sạch sẽ, tránh để da đang bị tổn thương tiếp xúc với hóa chất, môi trường ô nhiễm,…
- Áp dụng cách điều trị phù hợp, trường hợp nhẹ có thể kiểm soát bằng mẹo chữa dân gian. Tuy nhiên trước khi thực hiện bất kỳ cách thức nào cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Trường hợp điều trị bằng thuốc Tây, thuốc Đông y nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, thầy thuốc để đảm bảo an toàn và đạt mục tiêu điều trị tốt nhất.
- Tránh cào gãi vùng da bị tổn thương gây trầy xước da tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công, xâm nhập sâu bên trong da nguy hại.
- Lựa chọn quần áo thoải mái, phù hợp, không nên mặc đồ bó sát hoặc bịt kín vùng da tổn thương có thể làm bí hơi, tăng điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Khi tiếp xúc ánh mặt trời nên che chắn cẩn thận để hạn chế vùng da vảy nến để lại thâm sẹo.
- Để điều trị tốt hơn, bạn nên giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng, áp lực ảnh hưởng kết quả.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và bổ sung nhiều nước để tăng cường trao đổi chất và củng cố hệ thống miễn dịch của cơ thể. Kiêng những món cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích gây hại cho sức khỏe.
- Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, ngủ đủ và ngon giấc giúp cơ thể phục hồi tốt hơn.
- Vận động cơ thể, tập thể dục vừa sức giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể.
- Thăm khám để kiểm tra mức độ hồi phục trong trường hợp vảy nến nặng, nhất là vảy nến khớp hoặc vảy nến đỏ toàn thân. Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị để đạt được kết quả tốt nhất.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không?”. Mặc dù là bệnh mãn tính khởi phát nhiều triệu chứng ngoài da gây mất thẩm mỹ, tuy nhiên đây không phải là bệnh lây nhiễm giữa người với người. Thế nhưng do có liên quan đến hệ miễn dịch và gen đột biến nên vảy nến có thể di truyền giữa thành viên cùng huyết thống trong gia đình. Bạn nên chủ động thăm khám và áp dụng biện pháp kiểm soát để tránh các rủi ro không mong muốn.
Xem Thêm:
- Vảy Nến Thể Mủ: Triệu Chứng Nhận Biết Và Cách Điều Trị
- Top 10 Loại Dầu Gội Trị Vảy Nến Da Đầu Tốt Nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!