10 Cách Chữa Viêm Họng Hạt Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả Lành Tính
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Chữa viêm họng hạt bằng thuốc Nam được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả rõ rệt. Các cách chữa này có thể giúp cải thiện tình trạng ho kéo dài, vướng họng, cổ họng bị ngứa rát, khó chịu. Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng tái phát.
10 Cách chữa viêm họng hạt bằng thuốc Nam hiệu quả lành tính
Viêm họng hạt (viêm họng quá phát) là một thể lâm sàng của bệnh viêm họng mãn tính. Các triệu chứng bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng thành họng xuất hiện những nốt nhỏ nổi cộm, không gây đau và có màu đỏ hoặc hồng. Những hạt đỏ hồng này là các hạch lympho ở thành họng bị tăng sản quá mức.
Các hạch lympho này giữ chức năng tương tự như amidan giúp bắt giữ và tiêu trừ vi khuẩn, virus và nấm gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, nếu viêm họng tái phát nhiều lần, các hạch lympho này phải hoạt động quá mức và dẫn đến hiện tượng tăng sản và nổi các hạt màu hồng, đỏ.
Thực tế, những hạt ở thành họng không gây đau nhức nhưng nổi cộm khiến người bệnh có cảm giác vướng víu, ngứa cổ họng và gây khó khăn trong việc ăn uống. Ngoài ra, viêm họng hạt còn có thể gây khàn tiếng, ho kéo dài dai dẳng, nuốt vướng. Không giống với viêm họng cấp tính, viêm họng hạt mãn tính nói riêng có xu hướng tiến triển dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát khi gặp các điều kiện thuận lợi.
Bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, nhiều người bệnh còn tìm đến các bài thuốc Nam giúp cải thiện và hỗ trợ điều trị viêm họng hạt. Với dược tính và công năng, một số thảo dược có tác dụng trong làm giảm ho, sưng đau cổ họng, long đờm và chống viêm hiệu quả. Việc kết hợp biện pháp y tế và một số bài thuốc Nam cùng với chế độ chăm sóc khoa học sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa tái phát.
Dưới đây là một số cách chữa viêm họng hạt bằng thuốc Nam hiệu quả lành tính được nhiều người bệnh áp dụng:
1. Cây lược vàng chữa viêm họng hạt hiệu quả
Cây lược vàng được biết đến là một trong những vị thuốc Nam quen thuộc trong chữa trị một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, trong đó có viêm họng hạt mãn tính. Theo tài liệu Y học cổ truyền, cây lược vàng có vị nhạt, chua nhẹ, tính mát, tác động đến kinh Phế nên mang lại hiệu quả trong việc giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, long đờm và giảm ho hiệu quả.
Trong khi đó, theo nghiên cứu khoa học nhận thấy một số hoạt chất có trong cây lược vàng như Quercetin, Kaempferol, Steroid mang lại hiệu quả trong việc tăng cường sức đề kháng, ức chế hoạt động và sinh sản của vi khuẩn, virus gây viêm họng hạt.
Một số cách chữa viêm họng hạt từ cây lược vàng:
- Cách 1: Chuẩn bị vài lá lược vàng non, tươi, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì cho vào cối giã nát. Cho thêm 100ml nước lọc vào trộn đều và lọc lấy phần nước cốt. Dùng nước này ngậm khoảng vài phút rồi nuốt từ từ để dược tính trong dược liệu thẩm thấu vào niêm mạc họng và phát huy công dụng. Mỗi ngày áp dụng đều đặn 3 lần để cải thiện bệnh lý.
- Cách 2: Chuẩn bị khoảng 5 lá lược vàng còn tươi, mang đi rửa sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt. Hòa tan 5ml giấm chuối vào nước lá lược vàng rồi uống trực tiếp. Mỗi ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi ngủ.
- Cách 3: Dùng vài lá lược vàng non, tươi mang đi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo. Sau đó cho vài hạt muối vào lá và nhai nát. Nuốt phần nước từ từ và bỏ bã. Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần giúp cải thiện tình trạng đau rát họng, ho khan, giảm đờm do viêm họng hạt gây ra.
2. Rau diếp cá – Bài thuốc chữa viêm họng bằng thuốc Nam lành tính
Diếp cá không chỉ là một loại rau ăn sống mà còn được biết đến là một vị thuốc Nam chữa một số bệnh lý thường gặp. Theo tài liệu Y học cổ truyền, rau diếp cá có vị chua, tính mát, mùi đặc trưng có công dụng giảm sưng viêm, thanh nhiệt, sát trùng, kinh phế. Do đó, nhân dân thường tận dụng rau diếp cá trong chữa viêm họng hạt và một số bệnh lý khác như bệnh trĩ, viêm amidan, ho, đau họng,…
Một số nghiên cứu hiện đại cũng tìm ra một số hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn mạnh trong rau diếp cá như protid, glucid, lipid, cellulose,… Các thành phần này hoạt động như kháng sinh tự nhiên, giúp làm dịu cổ họng và ức chế sự phát triển quá mức của các vi khuẩn, nấm, virus gây viêm nhiễm ở niêm mạc họng.
Một số cách chữa viêm họng hạt mãn tính từ rau diếp cá:
- Rau diếp cá kết hợp với mật ong: Chuẩn bị khoảng 1 bó rau diếp cá và 1 ít mật ong nguyên chất. Rau diếp cá sau khi ngâm rửa sạch thì cho vào cối giã nát và trộn đều với 3 muỗng mật ong. Mang hỗn hợp hấp cách thuỷ khoảng 15 phút thì tắt bếp. Chắt lấy phần nước uống, áp dụng đều đặn 2 lần/ ngày để cảm nhận các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm.
- Rau diếp cá kết hợp với nước vo gạo: Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá tươi và 500ml nước vo gạo lần 2. Rau diếp cá sau khi rửa sạch thì cho vào máy với 1 ít nước lọc và xay nhuyễn. Lọc lấy phần nước cốt và cho vào nước vo gạo. Đun sôi hỗn hợp khoảng 10 phút dưới lửa nhỏ. Chia lượng nước thu được thành 2 lần và uống hết trong ngày.
3. Chữa viêm họng hạt với lá húng chanh
Lá húng chanh là vị thuốc Nam có tính ấm, vị cay the, mùi thơm có tác dụng giảm đờm, tiêu độc, tán phong hàn, sát khuẩn hiệu quả. Do đó, nhân dân thường tận dụng thảo dược chữa các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan, ho, đau họng,…
Một số nghiên cứu dược lý hiện đại nhận thấy codein và phenol có trong lá húng chanh có tác dụng tăng cường sức đề kháng đường hô hấp. Hơn nữa, một số vitamin C, A, B, Omega-6 còn hỗ trợ tăng sức khỏe tổng thể hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Lấy vài lá húng chanh mang đi ngâm rửa sạch rồi để ráo nước. Cho một ít muối hạt vào lá húng chanh rồi nhai trực tiếp. Nuốt phần nước từ từ để các hoạt chất thẩm thấu vào niêm mạc họng và phát huy công dụng. Thực hiện đều đặn từ 2 – 3 lần/ ngày để cảm nhận hiệu quả cải thiện các triệu chứng bệnh viêm họng hạt.
- Cách 2: Chuẩn bị một vài lá húng chanh và vài viên đường phèn. Dược liệu sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo nước. Dùng dao thái nhỏ lá húng chanh rồi trộn đều với đường phèn đã giã nát. Mang hỗn hợp hấp các thuỷ khoảng 15 phút. Chắt lấy phần nước uống để giúp làm dịu cổ họng, giảm ngứa ngáy, ho khan và long đờm hiệu quả.
4. Lá tía tô chữa viêm họng hạt hiệu quả
Lá tía tô không chỉ là một loại rau dùng để tăng hương vị trong một số món ăn mà còn được biết đến là vị thuốc Nam chữa nhiều bệnh lý. Theo kinh nghiệm dân gian, lá tía tô có tính ấm, vị cay, quy vào 3 kinh tâm, phế và tỳ nên được tận dụng trong điều trị bệnh viêm họng hạt mãn tính, giải độc, cảm cúm, viêm amidan,…
Một số hoạt chất có trong lá tía tô như citral, protein, dầu béo và những thành phần khác có khả năng giảm sưng viêm, đau rát và hạn chế lượng thức ăn tồn đọng ở cổ họng và răng miệng. Hơn nữa, lá tía tô còn mang lại hiệu quả trong việc ức chế quá trình sản sinh, hoạt động của vi khuẩn ở niêm mạc họng, nhờ đó cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Chuẩn bị lá tía tô, hoa khế, hoa đu đủ đực mỗi thứ 5 gam và 15 gam đường phèn Các thảo dược sau khi ngâm rửa với nước muối thì vớt ra để ráo. Cắt nhỏ các dược liệu rồi trộn đều với đường phèn. Sau đó mang đi hấp cách thuỷ khoảng 15 phút, lọc lấy phần nước uống. Mỗi ngày áp dụng 3 lần đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm.
- Cách 2: Ngoài ra, người bị viêm họng hạt cũng có thể dùng hạt tía tô để cải thiện các triệu chứng của bệnh lý. Bạn dùng hạt tía tô nghiền thành bột rồi hoà tan với nước ấm và uống trực tiếp. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.
5. Lá hẹ – Thuốc nam chữa viêm họng hạt hiệu quả
Theo kinh nghiệm dân gian, lá hẹ có tính ấm, vị chua, hơi cay, mùi hơi hăng, không chứa độc tố. Do đó, vị thuốc này thường được tận dụng trong chữa viêm họng hạt, viêm amidan, ho, cảm cúm và một số bệnh lý thường gặp khác.
Một số nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy, trong lá hẹ có chứa các kháng sinh tự nhiên và an toàn như allicin, odorin, sunfit,… hỗ trợ tích cực trong điều trị viêm họng hạt mãn tính và một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên. Hơn nữa, một thành phần hoạt chất trong dược liệu này còn mang lại hiệu quả trong tăng cường hệ thống miễn dịch, chống viêm, kháng khuẩn, ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây bệnh.
Một số cách chữa viêm họng hạt từ lá hẹ:
- Lá hẹ kết hợp với mật ong (đường phèn): Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ tươi và 1 ít đường phèn hoặc mật ong nguyên chất. Lá hẹ sau khi ngâm rửa sạch thì cắt nhỏ và trộn đều với mật ong (đường phèn). Mang hỗn hợp hấp cách thuỷ khoảng 20 phút thì tắt bếp. Lọc lấy phần nước uống và ăn cả cái để tăng hiệu quả chữa trị.
- Lá hẹ kết hợp với một số vị thuốc khác: Chuẩn bị 50 gam lá hẹ tươi, 1 củ nghệ và 1 quả chanh. Lá hẹ sau khi rửa sạch thì cắt khúc, nghệ rửa sạch, giã nát rồi trộn đều với lá hẹ. Cho vào hỗn hợp 2 lát chanh và 3 muỗng nước lọc rồi mang hấp cách thuỷ. Áp dụng mẹo chữa này sau bữa ăn khoảng 15 phút.
6. Cải thiện các triệu chứng viêm họng hạt với lá bạc hà tươi
Bên cạnh những thảo dược trên, người bệnh cũng có thể dùng lá bạc hà để cải thiện các triệu chứng do viêm họng hạt mãn tính gây ra. Lá bạc hà có tính ấm, vị cay the, công dụng tán phong nhiệt, kích thích tiêu hoá, hạ sốt, thông mũi và giảm đau đầu hiệu quả. Tận dụng thảo dược này có thể cải thiện tình trạng ứ đờm, ngứa ngáy cổ họng, nuốt vướng thức ăn và nước bọt.
Trong các nghiên cứu y học hiện đại cũng nhận thấy, hoạt chất menthol trong bạc hà có công dụng giảm đau và gây tê tại chỗ. Do đó, việc sử dụng thảo dược này giúp làm dịu cảm giác đau rát, ngứa ngáy ở vùng cổ họng. Bên cạnh đó, lá bạc hà còn mang lại hiệu quả trong việc kháng khuẩn, giúp tiêu trừ các vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá bạc hà, mang đi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng để loại bỏ các vi khuẩn, tạp chất gây hại.
- Sau khi vớt ra để ráo thì vò xát nhẹ lá bạc hà rồi cho vào tách.
- Hãm với 150 – 200ml nước sôi trong vòng 5 – 7 phút
- Sau đó cho thêm 1 ít đường phèn, khuấy đều và uống ngay khi trà còn ấm
- Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể dùng lá bạc hà tươi nhai trực tiếp và nuốt phần nước để cải thiện các triệu chứng bệnh viêm họng hạt.
7. Cách chữa viêm họng hạt bằng củ gừng
Gừng không chỉ là loại gia vị mà còn có tác dụng dược lý nên thường được tận dụng trong điều trị các chứng bệnh phổ biến. Gừng hay sinh khương có tính ấm, vị cay nồng, tác dụng chỉ khái, ấm phế, kháng khuẩn, tiêu đờm, tiêu đờm và phát biểu. Nhờ vào những công năng này, dược liệu được tận dụng trong chữa trị một số chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên.
Không chỉ được dùng phổ biến trong các bài thuốc dân gian, y học hiện đại cũng nhận thấy gừng có khả năng điều trị và phòng ngừa một số bệnh hô hấp. Hoạt chất Gingerol và Cineol có trong vị thuốc này có công dụng kháng khuẩn mạnh, nhất là hiệu quả với RSV – nhóm virus thường gây cảm lạnh, viêm họng.
Việc áp dụng một số mẹo chữa từ gừng có thể giúp tiêu đờm, giảm ngứa cổ họng, cải thiện tình trạng ho kéo dài dai dẳng do viêm họng hạt mãn tính gây ra. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể tận dụng một số cách chữa từ gừng để làm ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh cũng như một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên.
Cách dùng gừng chữa bệnh viêm họng hạt hiệu quả:
- Cách 1: Cách đơn giản nhất bạn có thể ngậm trực tiếp 1 lát gừng tươi để giúp làm dịu cổ họng và tiêu đờm. Nên ngậm gừng tươi vào sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ để hạn chế cơn ho bùng phát.
- Cách 2: Chuẩn bị 1 củ gừng, rửa sạch, cạo vỏ và xắt lát. Cho gừng vào tách và hãm với 150ml nước sôi trong vòng 7 phút. Sau đó cho thêm 1 ít mật ong hoặc đường phèn, khuấy đều và uống ngay khi còn ấm. Khi uống trà, nên ăn kèm vài lát gừng để tăng hiệu quả chữa trị.
- Cách 3: Chuẩn bị 100 gam gừng tươi, rửa sạch, cạo vỏ và xắt lát mỏng. Cho gừng vào lọ thuỷ tinh và đổ mật ong vào, đậy kín ngâm khoảng 20 ngày thì có thể dùng. Mỗi lần ăn 1 muỗng mật ong gừng trực tiếp hoặc pha với nước ấm để uống.
8. Rau thài lài – Vị thuốc Nam chữa viêm họng hạt hiệu quả
Dùng rau thài lài là một trong những cách chữa viêm họng hạt bằng thuốc Nam an toàn và hiệu quả. Ngoài ra một loại rau thì thài lài còn được biết đến là một vị thuốc chữa bệnh. Rau thường mọc ở sân vườn, nhất là những vùng đất ẩm thấp.
Thài lài có tính mát, với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng hiệu quả. Do đó, thảo dược này được tận dụng trong chữa trị viêm họng và một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 1 nắm rau thài lài, sau khi rửa sạch thì vào máy cùng với một ít muối rồi xay nhuyễn
- Lọc lấy phần nước uống và bỏ bã
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp làm dịu cổ họng, giảm ngứa, cải thiện sưng viêm do bệnh lý gây ra
- Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng rau thài lài đã được phơi khô hãm với nước sôi uống thay trà mỗi ngày để hỗ trợ điều trị viêm họng hạt mãn tính.
9. Kết hợp lá dâu và bách hợp chữa viêm họng hạt
Lá dâu có tính mát, công dụng giảm phù nề, sưng viêm, đau rát, khó chịu ở niêm mạc họng do bệnh viêm họng hạt gây ra. Ngoài ra, thảo dược này còn chứa nhiều acid amin, vitamin, protein, tanin, acid hữu cơ giúp cải thiện triệu chứng ho, đau rát họng và chống viêm hiệu quả.
Trong khi đó, bách hợp có công dụng nhuận phế, an thần, nhuận âm có khả năng làm giảm những biểu hiện bệnh lý hiệu quả. Việc kết hợp 2 vị thuốc này sẽ làm tăng hiệu cải thiện triệu chứng bệnh viêm họng hạt.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 9 gam lá dâu tằm, 20 gam bách hợp
- Các dược liệu sau khi ngâm rửa sạch thì cho tất cả vào ấm đun sôi cùng với 1 lít nước lọc
- Đun trên lửa nhỏ khoảng 30 phút thì tắt bếp
- Chắt lấy phần nước thuốc, chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày
- Áp dụng thực hiện liên tục trong 10 ngày để cảm nhận các triệu chứng viêm họng cải thiện
10. Cây rẻ quạt chữa viêm họng hạt hiệu quả
Theo tài liệu Y học cổ truyền, cây rẻ quạt còn có tên gọi là xạ can có công dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, khứ đờm, giải độc, tán huyết,… nên thường được tận dụng trong chữa trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm họng hạt, ho, viêm amidan,…
Trong khi đó, một số nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy, trong cây rẻ quạt chứa các thành phần hoạt chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau tốt như Iridin, Irisflorentin, Belamcandin, Shekanin,…
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị cát cánh, cây rẻ quạt mỗi loại 6 gam, mạch môn và sâm đại hành mỗi loại 15 gam.
- Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm sắc với 300ml nước
- Chia lượng nước thuốc thu được thành nhiều 2 lần và uống hết trong ngày.
Một số lưu ý khi chữa viêm họng hạt bằng thuốc Nam
Việc sử dụng các vị thuốc Nam chữa viêm họng hạt có công dụng giảm ngứa rát cổ họng, giảm ho, ứ đờm, vướng nghẹn khi nuốt. Nếu áp dụng đúng cách và đều đặn còn mang lại hiệu quả trong phòng ngừa tái phát, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả chữa trị tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Các cách chữa viêm họng hạt bằng thuốc Nam chỉ có tác dụng hỗ trợ. Trường hợp sau khi áp dụng các mẹo chữa nhưng bệnh lý không thuyên giảm, người bệnh nên cân nhắc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc đốt viêm họng hạt nếu cần thiết.
- Ngay cả khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm, người bị viêm họng hạt cần duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, khoa học để ngăn ngừa bệnh tái phát. Bên cạnh đó, khi thời tiết thay đổi đột ngột, nên tận dụng một số thảo dược có đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm để ngăn ngừa sự phát triển, xâm nhập của vi khuẩn, virus gây hại.
- Trường hợp viêm họng hạt tái phát nhiều lần, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán sớm các bệnh lý nguyên nhân như viêm xoang mãn tính, trào ngược dạ dày thực quản,… Đối với những trường hợp này, cần phối hợp điều trị triệu chứng và nguyên nhân để kiểm soát hiệu quả.
- Đa số các bài thuốc chữa viêm họng hạt từ thuốc Nam đều tận dụng các thảo dược tự nhiên có độ an toàn cao, lành tính. Vì vậy, những mẹo chữa này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và người đang cho con bú.
Cách chữa viêm họng hạt bằng thuốc Nam có thể cải thiện các triệu chứng bệnh lý, nâng cao hệ miễn dịch. Tuy nhiên, người bệnh cần phối hợp với biện pháp y tế giúp kiểm soát các triệu chứng triệt để. Tránh tình trạng phụ thuộc hoàn toàn những mẹo chữa tại nhà khiến bệnh kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!