Phương Pháp Bấm Huyệt Chữa Viêm Họng Có Hiệu Quả Không?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
“Bấm huyệt chữa viêm họng có hiệu quả không?” luôn được nhiều người bệnh quan tâm. Đây là phương pháp điều trị từ Y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn bởi có độ an toàn cao và hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc tân dược. Việc áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa viêm họng đúng cách có thể cải thiện triệu chứng ho dai dẳng, đau họng, long đờm,… đồng thời cải thiện thể trạng nhanh chóng.
Phương pháp bấm huyệt chữa viêm họng có hiệu quả không?
Theo tài liệu Đông y, bệnh viêm họng liên quan đến lục phủ ngũ tạng. Còn huyệt vị được xem là cửa ngõ, nơi tà khí có thể tấn công và gây bệnh. Bên cạnh đó, huyệt đạo còn có mối liên hệ chặt chẽ với lục phủ ngũ tạng của con người. Chính vì vậy, phương pháp bấm huyệt có tác dụng giúp tăng cường sức khoẻ tổng thể, đồng thời hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.
Trong đó, các bệnh lý thường áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa trị như mất ngủ, xương khớp, huyết áp và một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như ho có đờm, viêm họng, ho, viêm xoang, nghẹt mũi, viêm amidan,… Bấm huyệt chữa viêm họng được đánh giá có độ an toàn cao, giúp làm giảm kích thích ở cổ họng, điều hoà chức năng hô hấp. Từ đó đẩy lùi các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng.
Bấm huyệt chữa viêm họng được đánh giá có độ an toàn, mang lại hiệu quả nhanh chóng và hạn chế phát sinh tác dụng phụ. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp này cũng có một số hạn chế nhất định. Cụ thể, bấm huyệt chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng viêm họng tạm thời, không thể kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hoàn toàn.
Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần kết hợp phương pháp điều trị chuyên sâu và áp dụng biện pháp chăm sóc khoa học, lành mạnh. Điều này còn hỗ trợ trong việc phòng ngừa các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên.
10 Cách bấm huyệt chữa viêm họng hiệu quả
Chữa viêm họng bằng phương pháp bấm huyệt được thực hiện bằng cách tác động lực đến các huyệt vị có mối liên hệ với Thận, Phế. Nhờ lực này sẽ giúp cải thiện tình trạng đau đầu, sốt, chóng mặt, ho dai dẳng, có đờm do bệnh lý gây ra. Người bị viêm họng có thể thực hiện các động tác day ấn hoặc kết hợp sử dụng tinh dầu để xoa bóp các huyệt.
Dưới đây là một số cách bấm huyệt chữa viêm họng an toàn và hiệu quả:
1. Bấm huyệt Xích trạch chữa viêm họng
Huyệt Xích trạch có vị trí ở nếp gấp ở khuỷu tay mặt trước, khi gập khuỷu tay lại huyệt sẽ nằm ở chỗ lõm của cơ nhị đầu. Huyệt vị có tác dụng giáng nghịch khí, tiết phế viêm, thanh nhiệt thượng tiêu và giải độc trong máu. Do đó, bấm huyệt Xích trạch sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh viêm họng và một số bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm amidan, hen suyễn, ho,…
Hướng dẫn thực hiện:
- Để xác định huyệt vị chính xác, người bệnh cần duỗi thẳng tay trái, sau đó lấy ngón tay cái của tay phải ấn vào huyệt Xích trạch và 4 ngón tay còn lại thì bao quanh lằn chỉ tay
- Ấn và giữa huyệt vị trong 60 giây, dùng lực từ nhẹ đến khi cảm nhận được căng tức thì dừng lại
- Thực hiện tương tự với bên tay còn lại
Để đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất, người bệnh cần áp dụng từ 4 – 5 lần/ ngày. Đồng thời kết hợp với một số mẹo dân gian như uống trà gừng mật ong, tắc chưng đường phèn, tỏi nước,… để kiểm soát các triệu chứng bệnh viêm họng nhanh chóng.
2. Huyệt Đản trung cải thiện triệu chứng bệnh lý
Để cải thiện các triệu chứng bệnh lý, bạn có thể kết hợp bấm huyệt Xích trạch và huyệt Đản trung. Các tác động từ những huyệt vị này có công dụng giáng nghịch, điều khí, hoá đàm, thanh phế nên mang lại hiệu quả trong cải thiện tình trạng đau tức ngực, ho có đờm, ho khan do viêm họng gây ra.
Huyệt Đản trung được xác định nằm giữa 2 bên ngực (ở nam giới) và dọc theo đường xương ức (ở nữ giới).
Hướng dẫn thực hiện:
- Tránh dùng lực quá mạnh lúc ấn bởi huyệt vị này nằm ở vị trí khá nhạy cảm
- Xoa nhẹ huyệt vị đến khi cảm giác nóng lên sau đó dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào huyệt vị và thả ra
- Thực hiện liên tục khoảng 15 – 20 lần
- Bạn có thể kết hợp với tinh dầu để tăng hiệu quả chữa trị đồng thời làm ấm phổi, giảm ho.
3. Chữa viêm họng với huyệt Phế du
Huyệt Phế du có mối quan hệ mật thiết với phổi, có tác dụng tăng lượng khí lưu thông đến phổi, hỗ trợ quá trình hô hấp diễn ra hiệu quả. Theo đó, khi day ấn huyệt Phế du sẽ giúp người bệnh cảm giác dễ chịu, thoải mái và cải thiện các triệu chứng bệnh viêm họng, viêm phế quản, ho và một số bệnh đường hô hấp khác.
Huyệt Phế du được xác định nằm dưới gai đốt sống thứ 3, khoảng 1.5 thốn đo ngang. Để chữa viêm họng với huyệt vị này, người bệnh cần thực hiện như sau:
- Sau khi xác định chính xác huyệt Phế du, bạn dùng ngón tay cái ấn góc 90 độ
- Ấn và giữ trong 3 giây rồi thả ra
- Thực hiện liên tục khoảng 10 – 15 lần
- Không nên dùng lực quá mạnh khi ấn huyệt Phế du vì có thể khiến phổi bị tổn thương.
4. Chữa viêm họng với huyệt Liêm tuyền
Theo ghi chép Y học cổ truyền, huyệt Liêm tuyền đóng vai trò quan trọng trong giải trừ tà khí, tiêu đờm. Do đó, bấm huyệt Liêm tuyền có thể cải thiện các triệu chứng bệnh lý đường hô hấp như bệnh viêm họng, ho có đờm, viêm amidan,…
Theo đó, huyệt vị này có hình dạng tương tự như con suối (tuyền). Công dụng của huyệt Liêm tuyền là thanh hỏa nghịch, lợi cuống hầu, trừ đờm, viêm nhiễm ở cổ họng, khó thở, khó nuốt, điều trị viêm họng mủ và sưng tuyến amidan hiệu quả.
Người bệnh có thể xác định huyệt Liêm tuyền bằng cách ngẩng đầu lên 1 chút, huyệt nằm ở giữa bờ trên sụn giáp và theo đường lằn chỉ ngang tại cuống hầu 0.2 cm.
Hướng dẫn thực hiện:
- Dùng ngón tay cái day ấn huyệt vị theo hình tròn trong 3 phút
- Sau đó vuốt đều 2 bên cổ họng theo chiều từ trên xuống bằng ngón cái và ngón trỏ khoảng 3 phút
- Kế đến đặt ngón tay cái và tay trỏ lên 2 bên xương sụn họng, lắc nhẹ sang phải và sang trái 30 nhịp
- Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần, áp dụng liên tục từ 3 – 5 ngày để cảm nhận các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm.
5. Bấm huyệt Đại chuỳ chữa viêm họng hiệu quả
Huyệt vị này có hình dạng khá giống quả chuỳ nên được gọi là huyệt Đại chuỳ. Khi dùng lực tác động vào huyệt vị sẽ giúp giáng thế, thông dương, điều khí, điều hoà kinh mạch, nâng cao sức đề kháng. Do đó, huyệt Đại chuỳ thường được áp dụng với những trường hợp bị viêm họng nhằm khai thông phế khí và giải biểu.
Vị trí: Huyệt Đại chuỳ được xác định nằm ở chỗ lồi lớn tại ụ xương của đốt sống thứ 7.
Hướng dẫn thực hiện:
- Sử dụng ngón tay cái day ấn huyệt Đại chuỳ và giữ từ 1 – 3 phút đến khi có cảm giác căng tức là được.
- Mỗi ngày thực hiện từ 2 lần đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm.
- Lưu ý dùng lực vừa đủ và ấn đúng vị trí huyệt để đạt được kết quả chữa trị tốt nhất
6. Chữa viêm họng bằng cách bấm huyệt Phong trì
Huyệt Phong trì thường được thực hiện để chữa một số bệnh lý đường hô hấp. Đây là huyệt thứ 20 trong kinh Đởm, công dụng thanh nhiệt, khu phong, giảm đau đầu, trừ sốt. Nhờ đó cải thiện các triệu chứng bệnh viêm họng, viêm amidan, ho hiệu quả
Huyệt Phong trì có vị trí nằm ở phía sau đầu, hướng phía gáy ở bên trái ở đáy hộp sọ.
Hướng dẫn thực hiện:
- Sau khi xác định chính xác huyệt Phong trì, người bệnh dùng tay tác động để làm nóng huyệt vị
- Kế đến dùng lực ngón tay cái day ấn huyệt, 4 ngón tay còn lại giữ vào đầu làm điểm tựa
- Giữ khoảng 120 giây sau đó thả ra
- Thực hiện 2 lần/ ngày để cảm nhận các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm
7. Bấm huyệt Phong long chữa viêm họng
Huyệt Phong long là huyệt vị thứ 40 của đường kinh có tác dụng hóa đờm, trục ứ, khai thông phế khí, giảm đau nhức đầu, chóng mặt. Trường hợp viêm họng kèm theo các biểu hiện như hoa mắt, đau đầu, ho, đau họng, có đờm có thể cải thiện thông qua bấm huyệt này.
Theo tài liệu y học cổ truyền, huyệt Phong long được xác định ở ngang bắp chân, nằm gần bên phải, giữa mắt cá nhân và đầu gối cách khoảng bằng nhau.
Hướng dẫn thực hiện:
- Sau khi xác định được huyệt vị, dùng ngón tay cái ấn giữ trong vòng 1 – 3 phút cả hai bên chân
- Tăng lực từ nhẹ đến khi có cảm giác căng tức là được
- Mỗi ngày thực hiện bấm huyệt 2 lần để cải thiện các triệu chứng viêm họng hiệu quả
8. Huyệt Dũng tuyền cải thiện bệnh lý
Vị trí của huyệt Dũng tuyền được xác định nằm ở lòng bàn chân, nối giữa 3/5 sau và 2/5 trước của lỗ hõm của lòng bàn chân, nằm ở đoạn đầu ngón chân thứ 2 và bờ sau của gót chân.
Huyệt vị này có mối liên hệ với phổi, tác dụng thanh nhiệt, âm hoả, tán đờm, định thần chí, hoá khí, giảm đau, tiêu viêm hiệu quả. Do đó, việc tác động đến huyệt vị này có thể đả thông kinh mạch, giảm nhanh tình trạng ho có đờm, ho khan do bệnh viêm họng gây ra.
Hướng dẫn thực hiện:
- Lấy 1 lượng tinh dầu tràm hoặc tinh dầu khuynh diệp thoa đều vào lòng bàn chân giúp ấm lên
- Dùng lực của ngón tay cái ấn vào huyệt vị và giữ yên từ 60 – 120 giây
- Thực hiện tương tự với bên huyệt vị còn lại
Sau khi bấm huyệt, người bệnh nên mang vớ giúp giữ ấm cho chân, tránh khí hàn xâm nhập gây ho.
9. Huyệt Liệt khuyết chữa bệnh viêm họng
Liệt khuyết là huyệt vị thứ 7 thuộc kinh Phế, có tác dụng khu phong, tuyên phế, trị hen suyễn, thông kinh mạch. Ngoài ra, bấm huyệt Liệt khuyết còn mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh viêm họng do cảm gió, cảm lạnh, giảm chứng đau đầu, cơ thể mệt mỏi.
Vị trí: Huyệt Liệt khuyết được xác định nằm ở mặt trong cổ tay, cách lằn chỉ ngang ở cổ tay khoảng 3cm.
Hướng dẫn thực hiện:
- Dùng ngón tay trỏ day ấn huyệt vị ở tay còn lại, 4 ngón tay còn lại vòng quanh cổ tay để làm điểm tựa
- Xoa bóp trong vòng 2 phút rồi đổi sang tay còn lại
- Mỗi ngày thực hiện đều đặn 2 lần đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm
10. Cải thiện bệnh viêm họng với huyệt Thận du
Huyệt Thận du công dụng tiêu đờm, tăng cường điều hòa khí huyết nhờ vào tác động trực tiếp vào tạng Thận. Từ đó giúp giảm đau rát cổ họng, ho có đờm do bệnh viêm họng gây ra. Đồng thời cải thiện chức năng xương khớp, chắc khoẻ xương.
Huyệt Thận du được xác định nằm dưới đốt sống lưng số 2 lệch sang trái khoảng 4 – 5 cm.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách thứ nhất: Sử dụng lực của ngón tay cái tác động vào huyệt Thận du và giữ khoảng 1 – 2 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần.
- Cách thứ 2: Bạn sử dụng tinh dầu bạc hà pha loãng hoặc dầu gió thoa lên huyệt vị và xoa đều từ 1 – 2 phút. Thực hiện 2 lần/ ngày đến khi triệu chứng bệnh lý thuyên giảm.
Một số lưu ý khi bấm huyệt chữa viêm họng
Phương pháp bấm huyệt chữa viêm họng được đánh giá có độ an toàn cao, hạn chế phát sinh tác dụng phụ và mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi thực hiện đúng cách để đạt được kết quả chữa trị, đồng thời tránh phát sinh rủi ro.
Do đó, nếu có ý định chữa viêm họng bằng phương pháp bấm huyệt, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Phương pháp bấm huyệt chữa viêm họng chỉ có tác dụng hỗ trợ. Trường hợp bệnh lý tiến triển ở mức độ nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách.
- Cách bấm huyệt chữa viêm họng không sử dụng thuốc nên có độ an toàn cao, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, trường hợp trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi thực hiện phương pháp điều trị này. Cần tham vấn chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
- Trước khi bấm huyệt, người bệnh cần rửa tay với xà phòng sát khuẩn, cắt tỉa móng tay để hạn chế trầy xước, tổn thương da.
- Đối với những huyệt vị có vị trí nhạy cảm, bạn nên sử dụng lựa vừa đủ. Nếu tác động quá mạnh vào những huyệt vị này có thể dẫn đến tổn thương da, bầm tím, sưng đỏ, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến khí huyết.
- Phương pháp chữa trị này chỉ phát huy tác dụng khi được tác động đúng huyệt vị. Nếu không thể xác định được huyệt vị, bạn có thể tìm gặp thầy thuốc/ bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
- Bên cạnh áp dụng biện pháp điều trị viêm họng, người bệnh cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh và chăm sóc đúng cách để rút ngắn thời gian điều trị và dự phòng tái phát.
Bài viết đã tổng hợp một số cách bấm huyệt chữa viêm họng cũng như những lưu ý trong quá trình áp dụng. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất, người bệnh cần tham khảo thầy thuốc/ bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!