4 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Mật Ong Từ Dân Gian
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong là một trong những phương pháp dân gian được áp dụng rộng rãi. Cách chữa này giúp cải thiện một số triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra như ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho, đau họng,… Tuy nhiên, các mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong chỉ phù hợp với người bệnh ở mức độ nhẹ.
Tác dụng của mật ong trong chữa viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh về đường hô hấp phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Các triệu chứng bệnh xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các chất dị ứng và phóng thích các thành phần trung gian (histamine, serotonin) vào niêm mạc mũi gây phù nề, sưng viêm. Từ đó, bùng phát các triệu chứng điển hình như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, nhức mũi, đau họng, ho, đau đầu,…
Theo nhận định của các chuyên gia, viêm mũi dị ứng có tính chất mãn tính và rất khó điều trị dứt điểm. Các triệu chứng lâm sàng bệnh có thể bùng phát khi gặp điều kiện thích hợp (tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, hoá chất, thời tiết thay đổi đột ngột, khói thuốc lá,…). Để kiểm soát bệnh lý, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, kháng histamin.
Bên cạnh sử dụng thuốc Tây điều trị viêm mũi dị ứng, nhiều người bệnh còn tìm đến một số mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng bệnh, hỗ trợ quá trình điều trị và hạn chế lạm dụng thuốc tân dược. Trong đó, chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong được áp dụng rộng rãi trong phạm vi nhân dân và được đánh giá cao.
Từ lâu, mật ong đã được dùng trong chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe thường gặp như cảm lạnh, cảm cúm, suy nhược cơ thể, viêm họng, ho,… Không chỉ chứa các thành phần dinh dưỡng giúp cải thiện sức đề kháng, tăng cường sức khoẻ mà mật ong còn có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm. Nhờ vào đặc tính này, mật ong có thể làm giảm tình trạng viêm, phù nề ở niêm mạc mũi, đồng thời ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm.
Một số nghiên cứu được thực hiện cũng nhận thấy, việc dùng mật ong trong 8 tuần với liều cao sẽ có những cải thiện lâm sàng đáng kể. Ngoài ra, tác dụng của mật ong có thể kéo dài đến 4 tuần sau khi ngưng sử dụng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nhận thấy, mật ong có khả năng ức chế phản ứng quá mẫn thông qua cơ chế ngăn ngừa thành phần trung gian IgE. Đặc tính chống viêm của mật ong cũng được minh chứng là mang lại lợi ích đối với người mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
Viêm mũi dị ứng đặc trưng bởi tình trạng sưng viêm ở niêm mạc mũi, gây ứng đọng dịch và tắc nghẽn đường thở, làm phát sinh các triệu chứng lâm sàng. Việc bổ sung mật ong không chỉ có tác dụng chống dị ứng mà còn hỗ trợ chống viêm và ngăn ngừa bội nhiễm hiệu quả.
Ngoài ra, trong mật ong còn chứa các chất chống oxy hoá (flavonoid, acid phenolic). Các thành phần giúp tiêu từ các gốc tự do, điều hoà miễn dịch, đồng thời hạn chế phản ứng quá mức của cơ thể. Áp dụng các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong thường xuyên có thể giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh ở mức độ nhẹ, hỗ trợ điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất.
4 Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong hiệu quả
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong an toàn và hiệu quả. Theo đó, bạn có thể sử dụng mật ong đơn lẻ hoặc kết hợp với một số thảo dược có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm để tăng hiệu quả điều trị. Tuỳ thuộc vào mức độ triệu chứng, khả năng đáp ứng, người bệnh lựa chọn mẹo chữa phù hợp để đạt được kết quả chữa trị tốt nhất.
Dưới đây là một số cách chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong được áp dụng rộng rãi:
1. Uống mật ong ấm chữa viêm mũi dị ứng
Uống mật ong ấm là một trong những cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản, được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Các tinh chất trong nước mật ong sẽ giúp làm dịu niêm mạc họng, niêm mạc họng, nhờ đó cải thiện một số biểu hiện như đau họng, ngứa họng, ho, chảy nước mũi,… do bệnh lý gây ra.
Không chỉ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng, dùng mật ong ấm thường xuyên còn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Người bệnh có thể dùng trà mật ong vào buổi sáng và tối trước khi ngủ để làm ấm cơ thể, hạn chế tình trạng đau rát họng, nghẹt mũi, sổ mũi,… Áp dụng mẹo chữa này thường xuyên còn hỗ trợ phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 5 – 6 muỗng mật ong nguyên chất cho vào tách
- Sau đó cho thêm 300ml nước ấm khoảng 70 độ vào khuấy đều và uống khi còn ấm
- Mỗi ngày uống từ 1 – 2 tách trà mật ong vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ để hỗ trợ điều trị bệnh lý.
2. Chữa viêm mũi dị ứng với mật ong và gừng tươi
Gừng tươi hay sinh khương là một trong những vị thuốc thường dùng trong chữa bệnh viêm mũi dị ứng và các bệnh viêm đường hô hấp trên. Theo tài liệu Y học cổ truyền, thảo dược này có tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm, công dụng chỉ thống, hành khí, tiêu viêm, giảm ho, tán phong hàn, sát khuẩn tốt. Nhờ đó, cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ta.
Một số nghiên cứu hiện đại cũng nhận thấy, dịch chiết từ gừng tươi có tác dụng kháng khuẩn tốt, kể cả vi khuẩn gram dương (+) và vi khuẩn gram âm (-). Ngoài ra, các hoạt chất chống viêm tự nhiên Zingerone, Gingerol và Cineol trong thảo dược này còn có tác dụng ức chế hoạt tính của histamine và acetylcholin. Từ đó, cải thiện tình trạng phù nề, sưng viêm niêm mạc hô hấp, giảm chứng buồn nôn, nôn mửa.
Việc kết hợp mật ong và gừng tươi có thể giúp làm dịu niêm mạc hô hấp, giảm sung huyết mũi và một số biểu hiện do bệnh lý gây ra. Áp dụng mẹo chữa này thường xuyên còn giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường đề kháng và phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp khác.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi cùng với 3 – 4 muỗng mật ong nguyên chất
- Gừng sau khi cạo vỏ, rửa sạch thì xắt thành sợi
- Cho gừng vào tách cùng với 250ml nước sôi và hãm trong vòng 5 – 7 phút
- Kế đến cho mật ong vào, khuấy đều và uống khi còn ấm
- Áp dụng đều đặn mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng
3. Kết hợp mật ong với tỏi chữa bệnh lý
Tỏi có tính ấm, vị cay nồng, mùi hăng, thường được dùng trong điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm amidan, ho,… Do đó, người mắc bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm có thể áp dụng mẹo chữa từ mật ong và tỏi để cải thiện một số triệu chứng lâm sàng do bệnh lý gây ra, đồng thời tránh tình trạng lạm dụng, phụ thuộc thuốc Tây trong thời gian dài.
Dịch ngâm từ tỏi cũng đã được chứng minh có tác dụng ức chế vi khuẩn, nấm, virus gây hại, nhất là các chủng hại khuẩn kháng kháng sinh như penicilin, aureomycin, chloromycetin và streptomycin. Với khả năng chống viêm và kháng khuẩn mạnh, mẹo chữa từ tỏi và mật ong còn mang lại hiệu quả trong việc phòng ngừa viêm mũi dị ứng bội nhiễm hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Chuẩn bị 200 gam mật ong nguyên chất và 100 gam tỏi. Tỏi sau khi bóc vỏ, rửa sạch thì thái lát mỏng rồi cho vào bình ngâm với mật ong. Ngâm khoảng 20 ngày thì có thể dùng. Mỗi lần ăn khoảng 1 – 2 muỗng mật ong và vài miếng tỏi để cải thiện các triệu chứng bệnh lý và tăng cường sức đề kháng.
- Cách 2: Chuẩn bị 100 gam tỏi băm cho vào bình ngâm với 100 gam mật ong nguyên chất. Sau 7 ngày thì có thể sử dụng, mỗi lần lấy một ít bông gòn thấm đều dung dịch và đưa trực tiếp vào lỗ mũi. Sau đó, xì mũi và vệ sinh lại bằng nước muối sinh lý. Thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày để đẩy lùi các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
4. Bài thuốc từ mật ong và nghệ vàng chữa viêm mũi dị ứng
Nghệ tươi là một trong những thảo dược quen thuộc thường được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, trong đó có viêm mũi dị ứng thời tiết. Các nghiên cứu nhận thấy, hoạt chất curcumin có trong củ nghệ có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ phục hồi niêm mạc hô hấp bị tổn thương, phù nề. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn mang lại hiệu quả trong tiêu diệt gốc tự do và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Việc kết hợp mật ong và nghệ vàng có thể giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, phù nề, ức chế phản ứng quá mẫn nằm đẩy lùi một số triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng gây ra như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, ho,…
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Chuẩn bị 2 muỗng mật ong nguyên chất và 1 muỗng bột nghệ. Trộn đều 2 nguyên liệu đến khi theo hành hỗn hợp sánh mịn. Dùng hỗn hợp này ăn trực tiếp, mỗi ngày ăn từ 2 – 3 muỗng. Hoặc bạn có thể dùng 3 muỗng mật và 1 muỗng 1 bột nghệ pha với nước ấm uống vào mỗi buổi sáng để cải thiện bệnh lý.
- Cách 2: Chuẩn bị 200 gam mật ong và 100 gam nghệ tươi. Nghệ cạo vỏ, rửa sạch và cắt thành lát mỏng hoặc đập dập. Sau đó cho nguyên liệu vào bình và đổ mật ong vào. Ngâm trong vòng 3 tuần là có thể dùng. Mỗi lần ăn 2 – 3 muỗng trực tiếp hoặc dùng 3 – 4 muỗng pha với nước ấm để uống.
Một số lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong
Các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong được áp dụng rộng rãi trong phạm vi dân gian. Mật ong là sản phẩm tự nhiên có độ an toàn cao, lành tính và hạn chế kích ứng trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, nếu áp dụng không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ, rủi ro không mong muốn.
Do đó, trước khi lựa chọn biện pháp chữa bệnh bằng mật ong, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Các cách chữa từ mật ong có thể cải thiện các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra, đồng thời hỗ trợ phục hồi niêm mạc hô hấp bị viêm nhiễm, phù nề. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế biện pháp y tế. Do đó, để kiểm soát bệnh lý, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Không áp dụng các công thức chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong cho trẻ em dưới 5 tuổi. Một số vi khuẩn có trong mật ong có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hoá ở trẻ. Bên cạnh đó, tránh áp dụng cách chữa này cho người bị dị ứng mật ong hoặc phấn hoa.
- Để đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất, bạn cần lựa chọn sử dụng mật ong nguyên chất, tránh dùng mật ong chứa hương liệu, pha tạp chất, dùng chất bảo quản.
- Trường hợp mắc bệnh đái tháo đường, rối loạn chức năng đường ruột,… tránh thực hiện các mẹo chữa bệnh từ mật ong. Nếu có ý định thực hiện, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
- Cần áp dụng các mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong đều đặn trong thời gian dài để cảm nhận các triệu chứng bệnh cải thiện. Việc thực hiện không đều đặn và không đúng cách có thể khiến bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
- Trong thời gian điều trị, người bệnh cần tránh dùng các thực phẩm gây dị ứng/ có nguy cơ dị ứng cao và hạn chế tiếp xúc với các chất dị ứng như phấn hoa, khói thuốc, nấm mốc, mạt bụi, hoá chất,…
- Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống khoa học, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Ngoài ra, chú ý giữ ấm cơ thể và hạn chế di chuyển ngoài trời khi thời tiết chuyển lạnh.
Trên đây là các mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong được nhiều người áp dụng và một số lưu ý trong quá trình thực hiện. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả chữa trị tốt nhất, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!