Bấm Huyệt Chữa Viêm Mũi Dị Ứng: Phương Pháp Đơn Giản An Toàn
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng là một trong những phương pháp chữa trị theo y học cổ truyền được đánh giá cao hiện nay. So với các biện pháp điều trị nội khoa khác thì bấm huyệt đem lại hiệu quả tức thì, an toàn và hạn chế được tác dụng phụ. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các phương pháp bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng được ứng dụng trong y học hiện nay.
Công dụng của phương pháp bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng
Theo các tài liệu Đông y cổ, bấm huyệt từ lâu đã là một trong những phương pháp điều trị hỗ trợ, tăng hiệu quả cho việc dùng thuốc và được áp dụng trong hầu hết các trường hợp bệnh. Cho đến ngày nay, phương pháp này tiếp tục được áp dụng để trị bệnh dù là kết hợp với thuốc Tây hay thuốc Đông y. Bấm huyệt có khả năng đả thông kinh mạch, thúc đẩy quá trình hấp thụ thuốc và phát huy công dụng.
Trong y học cổ truyền, bệnh viêm mũi dị ứng được hình thành là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó gồm yếu tố nội nhân (do các tạng phủ rối loạn) và ngoại nhân (do các yếu tố ngoại tà xâm nhập vào trong cơ thể) tạo thành bệnh. Cụ thể, khi bị viêm mũi dị ứng chủ yếu tác động đến 3 tạng phủ chính gồm tạng phế, thận, tỳ cộng với sự suy yếu vệ khí do bị tác động bởi các yếu tố như tà khí, phong hàn. Hiểu đơn giản theo y học hiện đại là khi sức đề kháng suy giảm kết hợp với việc tấn công của các tác nhân gây hại trong thời gian dài sẽ gây viêm mũi dị ứng.
Bệnh viêm mũi dị ứng đặc trưng với một số triệu chứng như ho nhiều, hắt hơi liên tục… Đây đều là những triệu chứng gây tác động lớn đến các dây thần kinh, kéo theo tình trạng tức ngực, khó thở, đau lưng, đau bụng, đau tứ chi… Vì vậy, sử dụng phương pháp bấm huyệt là cách hiệu quả để cải thiện tình trạng này.
Bấm huyệt bao gồm các thủ thuật ấn, xoa bóp, day, kéo… gây tác động trực tiếp lên huyệt đạo nối liền với các dây thần kinh, giúp xoa dịu và lấy lại sự cân bằng của hệ thần kinh. Từ đó hỗ trợ phục hồi chức năng tạng phủ, thúc đẩy sự hoạt động trơn tru và cài thiện hiệu quả các triệu chứng viêm mũi dị ứng khác. Đồng thời, bấm huyệt còn giúp kích thích tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình đào thải dịch nhầy trong mũi và thanh lọc cơ thể.
Hướng dẫn 10 cách bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng đơn giản
Trên cơ thể con người có rất nhiều huyệt đạo, chúng là mối nối liên kết giữa các cơ quan trên cơ thể với hệ thần kinh. Mỗi huyệt có tên gọi và chức năng khác nhau, trong đó có một số huyệt có tác dụng cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được vị trí các huyệt cũng như cách bấm huyệt sao cho đúng.
Dưới đây là 10 gợi ý về các các huyệt đạo nên tác động để chữa viêm mũi dị ứng:
1. Bấm huyệt ấn đường
Huyệt ấn đường hay còn được gọi là huyệt thượng đan. Tác động vào huyệt này giúp cải thiện tinh thần, duy trì sự tỉnh táo, thông mũi, mát họng, sáng mắt, an thần, tăng cường tuổi thọ… Đặc biệt, bấm huyệt ấn đường còn giúp chữa viêm mũi dị ứng nhờ kích thích khả năng giải phóng dịch nhầy trong khoang mũi, giải trừ phong nhiệt, giúp mũi thông thóng, cải thiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi…
Cách xác định vị trí: Huyệt ấn đường nằm ở điểm chính giữa đường lông mày.
Cách thực hiện:
- Đặt ngón trỏ hoặc ngón cái vào vị trí huyệt ấn đường đã xác định.
- Dùng lực vừa phải ấn vào huyệt và giữ yên trong vòng hai phút cho đến khi đạt cảm giác căng tức thì thả lỏng tay, lặp lại động tác ban đầu.
- Nên thực hiện cách này 2 – 3 lần/ ngày chia đều sáng tối, mỗi lần thực hiện khoảng 20 lần.
2. Bấm huyệt hợp cốc
Huyệt hợp cốc là một trong những huyệt mấu chốt trên cơ thể con người. Hợp có nghĩa là gặp nhau, cốc nghĩa là hang, tức là huyệt nằm ở vị trí giống như chỗ giao nhau của 2 xương bàn tay 1 và 2. Bấm huyệt hợp cốc có tác dụng trong việc đả thông kinh lạc, tăng cường vệ khí, tán tà, nâng cao hệ miễn dịch.
Cách xác định vị trí: Ép sát ngón tay trỏ và ngón tay cái vào nhau, thấy phần giữa xương đốt hai bàn tay nổi lên một khối cơ thì vị trí cao nhất của khối cơ này chính là huyệt hợp cốc.
Cách thực hiện:
- Đặt ngón tay cái lên huyệt hợp cốc của bàn tay còn lại rồi dùng lực ấn nhẹ khoảng 3 lần, sau đó đổi bên ngược lại.
- Tiến hành ấn liên tục cho đến khi xuất hiện cảm giác tê cứng ở bàn tay thì ngưng lại.
- Khuyến khích thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
3. Bấm huyệt nghinh hương
Huyệt nghinh hương là huyệt đạo nằm ở hai bên cánh mũi. Khi tác động vào huyệt này sẽ kích thích khả năng thanh hỏa, tán phong, hỗ trợ cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi… do viêm mũi dị ứng.
Cách xác định vị trí: Huyệt nghinh hương nằm trên hai cánh mũi, tại hai điểm cắt giữa đường ngang qua rãnh mũi, cánh mũi và miệng.
Cách thực hiện
- Đặt hai ngón tay trỏ lên huyệt nghinh hương và ấn mạnh xuống sao cho hai lỗ mũi bị thu hẹp cùng lúc, sau đó phồng căng ra kết hợp hít sâu.
- Tiếp theo dùng ngón tay cái đặt vào vị trí đầu mũi ngay sát đường nhân trung, thực hiện thao tác bật ngược mũi lên.
- Thực hiện động tác này liên tục 5 – 7 và kiên trì 3 – 7 lần/ ngày để đạt được hiệu quả làm giảm triệu chứng tốt nhất.
4. Bấm huyệt quyền liêu
Tác động vào huyệt quyền liêu giúp hỗ trợ điều trị và cải thiện các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau nhức… của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang…
Xác định vị trí: Huyệt quyền liêu nằm ở bị vị trí ngay bên cạnh gò má.
Cách thực hiện:
- Dùng mặt trong của các ngón tay massage nhẹ nhàng lên 2 huyệt quyền liêu trên má trong vòng 5 phút.
- Sau đó dùng ngón tay cái và nhấn nhẹ vào huyệt trong vòng 1 phút.
- Thực hiện lặp lại động tác này 3 – 5 lần mỗi ngày, nhấn cho đến khi có cảm giác căng tức thì ngưng lại để đạt hiệu quả rõ rệt.
5. Bấm huyệt thượng tinh
Huyệt thượng tinh có khả năng cải thiện các triệu chứng có liên quan đến mắt và mũi. Điển hình như làm giảm các triệu chứng sổ mũi, nhức mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi… của bệnh viêm mũi dị ứng.
Cách xác định vị trí: Huyệt thượng tinh nằm ở trên đầu, ngay trên đường dọc giữa đầu, chính giữa của đoạn nối của huyệt ấn đường và huyệt bá hội.
Cách thực hiện:
- Dùng hai ngón tay trỏ và giữa day nhẹ huyệt trong 1 – 2 phút.
- Sau đó vuốt mạnh từ trên xuống dưới liên tục cho đến khi có cảm giác nóng ran ở trán thì dừng lại.
- Kiên trì thực hiện bấm huyệt này 3 – 5 lần/ ngày sẽ đạt hiệu quả cải thiện rõ rệt.
6. Bấm huyệt toàn trúc
Huyệt toàn trúc thuộc nhóm hệ thống 36 huyệt đạo quan trọng nhất của cơ thể con người. Tác động vào huyệt đạo này giúp khử khí phong, làm sáng mắt và chuyên dùng để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, mờ mắt, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu…
Cách xác định vị trí: Huyệt toàn trúc nằm ở vị trí chỗ lõm ở phía đầu trong của chân mày, thẳng ngay trên góc trong mắt.
Cách thực hiện:
- Dùng các ngón tay xoa, day, ấn liên tục tại vị trí huyệt toàn trúc trong vòng 3 phút.
- Chú ý dùng lực vừa phải và kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
7. Bấm huyệt ế phong
Huyệt ế phong có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng, giảm cảm giác lùng bùng trong tai, suy giảm thính giác, ngủ không đủ giấc, kích thích tuần hoàn máu lưu thông lên não và làm chậm quá trình lão hóa. Huyệt này còn giúp chữa bệnh cảm cúm, nghẹt mũi… hiệu quả.
Cách xác định vị trí: Huyệt ế phong nằm ở ngay sau dái tai đoạn lõm phần dưới hàm và gai xương chũm.
Cách thực hiện:
- Dùng hai ngón tay dồn lực vừa phải bấm vào vị trí huyệt liêc tục cho đến khi cảm giác đau thuyên giảm.
- Thực hiện đều đặn trong vòng 10 phút, mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
8. Bấm huyệt dũng tuyền
Bấm huyệt dũng tuyền chữa viêm mũi dị ứng là cách hay đã được nhiều người kiểm chứng. Huyệt này có tác dụng làm giảm tình trạng đau đầu, mất ngủ, kích thích lưu thông máu lên não và cải thiện hiệu quả các triệu chứng viêm mũi dị ứng như sổ mũi, viêm mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi…
Cách xác định vị trí: Huyệt dũng tuyền nằm ở vị trí lòng bàn chân, nơi hõm vào sâu nhất tại vị trí đó.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 tép tỏi tươi, bóc vỏ rửa sạch rồi giã nhuyễn.
- Đắp tỏi lên vị trí huyệt dũng tuyền, dùng băng gạc quấn cố định lại rồi để qua đêm.
- Sáng hôm sau thức dậy rửa lại bằng nước sạch.
- Nên thực hiện cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ và kiên trì liên tục trong còng 7 ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
9. Bấm huyệt thiếu thương
Huyệt thiếu thương có công dụng thanh phế nghịch, lưu thông kinh khí và thông vùng lợi. Thường những người bị sốt, trúng gió hay bị khó thở sẽ phải tác động vào huyệt này. Ngoài ra, bị viêm mũi dị ứng cũng có thể bấm huyệt này để đẩy lùi các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, đau nhức khoang mũi…
Cách xác định vị trí: Huyệt thiếu thương nằm ở vị trí rìa ngoài của móng tay cái, trên đường thẳng đi ngang qua gốc móng tay.
Cách thực hiện:
- Dùng đầu ngón tay cái ấn lên huyệt thiếu thương của bàn tay kia, dùng đủ lực và giữ yên trong vòng 1 phút.
- Đổi bên và thực hiện tương tự với bàn tay kia,
- Kiên trì thực hiện liên tục 2 lần/ ngày sáng và tối trong vòng 15 ngày để đạt kết quả chữa viêm mũi dị ứng tốt nhất.
10. Bấm huyệt phong trì
Chữa viêm mũi dị ứng bằng cách bấm huyệt phong trì là cách làm phổ biến được nhiều người áp dụng. Bởi huyệt đạo này là nút giao của rất nhiều dây thần kinh. Khi được tác động đúng cách sẽ giúp hỗ trợ cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Đồng thời, tăng cường lưu thông máu, làm giảm mệt mỏi, căng thẳng hiệu quả.
Cách xác định vị trí: Huyệt phong trì nằm ngay bên dưới hộp sọ, vị trí lõm vào chính giữa của hai khối cơ gáy.
Cách thực hiện:
- Xòe bàn tay rộng hết cỡ, ôm lấy toàn bộ vùng phía sau đầu.
- Sau đó dùng 2 ngón tay cái ấn một lực vừa đủ lên huyệt phong trì. Chú ý kết hợp vừa day vừa ấn nhẹ nhàng liên tục trong vòng 1 phút, nghỉ 1 phút rồi tiếp tục day ấn.
- Cứ lặp đi lặp lại động tác này trên 5 lần vào mỗi buổi sáng và buổi tối để đạt hiệu quả tốt nhất
Một số lưu ý khi thực hiện bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng
Bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng là phương pháp tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế việc xác định vị trí huyệt đạo cũng như kỹ thuật day ấn, độ mạnh nhẹ yêu cầu độ chính xác cao. Vì vậy, để đạt được hiệu quả tối ưu từ biện pháp này cần ghi nhớ những lưu ý sau:
- Nếu ấn đúng vào huyệt và dùng lực đủ sẽ phát huy tác dụng tức thì, bạn sẽ cảm giác nóng ran và thông thoáng mũi ngay lập tức. Ngược lại, nếu thực hiện sai cách sẽ không cảm nhận được tác dụng này, thay vào đó là cảm giác đau nhức tại vị trí bấm.
- Tuyệt đối không được tự ý thực hiện bấm huyệt tại nhà vì việc xác định vị trí huyệt đạo là rất khó. Việc thực hiện sai cách có thể gây ra những rủi ro khó lường. Vì vậy, hãy nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia hoặc những người có kỹ thuật bấm huyệt cao tay điều trị theo phác đồ nhằm đạt hiệu quả tối ưu.
- Khi quyết định áp dụng chữa viêm mũi dị ứng bằng phương pháp bấm huyệt cần phải kiên trì, thực hiện đều đặn, thường xuyên mới phát huy hiệu quả như mong muốn.
- Chống chỉ định phương pháp này với những trường hợp sau: cơ thể đang gặp chấn thương, có vết thương hở, lở loét, xương khớp, mắc các bệnh lý như viêm ruột thừa, thủng dạ dày, viêm vòi trứng, sau khi uống rượu bia khiến cơ thể không sạch sẽ, không thực hiện khi quá đói hay quá no…
- Để tăng hiệu quả bấm huyệt nên kết hợp với một số cách khác như xông hơi, dùng tinh dầu, massage toàn thân… Đồng thời chú ý sử dụng thuốc đặc trị theo toa của bác sĩ và chú ý tránh xa các tác nhân gây viêm mũi dị ứng.
- Phương pháp này chỉ đem lại hiệu quả với những người mắc bệnh nhẹ, trường hợp mãn tính hoặc viêm mũi dị ứng bội nhiễm chỉ có khả năng hỗ trợ cải thiện triệu chứng mà thôi.
Nhìn chung phương pháp bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng là giải pháp trị liệu khá hiệu quả, an toàn và hạn chế được những rủi ro gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả tối ưu cần sự phối hợp của chính bản thân người bệnh bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, lành mạnh vì điều trị viêm mũi dị ứng là quá trình dài mà người bệnh cần phải kiên trì.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!