5 Cách Xông Mũi Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Từ Thảo Dược
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng với các thảo dược tự nhiên là biện pháp hỗ trợ điều trị được áp dụng phổ biến. Liệu pháp hỗ trợ này được đánh giá có độ an toàn cao, lành tính, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, biện pháp xông mũi chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ.
Có nên xông mũi trị viêm mũi dị ứng không?
Viêm mũi dị ứng xảy ra bởi tình trạng niêm mạc mũi bị sưng viêm, phù nề do dị ứng với những dị nguyên (hoá chất, khói bụi, phấn hoa, khói thuốc, nấm mốc, sự thay đổi thời tiết,…). Bệnh có xu hướng bùng phát mạnh vào thời điểm chuyển mùa với các triệu chứng thường gặp như nghẹt mũi, sổ mũi, đau đầu, ngứa mũi, cơ thể mệt mỏi, nhức mô xoang xung quanh mũi,…
Theo nhận định của các chuyên gia, viêm mũi dị ứng là bệnh đường hô hấp tương đối lành tính nhưng thường tiến triển dai dẳng, dễ tái phát, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do có tính chất mãn tính, dai dẳng nên nhiều người bệnh bị phụ thuộc và lạm dụng thuốc Tây điều trị. Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc xông trị viêm mũi dị ứng từ thảo dược tự nhiên để thay thế trong giai đoạn bệnh lý ổn định.
Phương pháp xông mũi được nhiều người bệnh áp dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng và một số bệnh viêm đường hô hấp khác. Việc tận dụng hơi nước bốc lên vào khoang mũi dễ giúp làm loãng dịch nhầy, đường thở được thông thoáng hơn. Bên cạnh đó, mẹo chữa này còn tận dụng hơi nước nóng để làm dịu niêm mạc mũi, cung cấp độ ẩm cần thiết và làm giảm tình trạng sưng viêm, phù nề.
Việc kết hợp xông mũi với các thảo dược tự nhiên giúp làm tăng hiệu quả chữa trị viêm mũi dị ứng, loại bỏ các tác nhân gây kích ứng, dị ứng và đẩy lùi một số triệu chứng lâm sàng do bệnh lý gây ra. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ và đã chuyển sang giai đoạn ổn định.
5 Cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng bằng thảo dược
Trong nhân dân lưu truyền nhiều mẹo xông mũi hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng từ các thảo dược tự nhiên. Tuỳ thuộc vào mức độ triệu chứng, khả năng đáp ứng, người bệnh lựa chọn bị viêm mũi dị ứng xông gì phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Dưới đây là 5 cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng bằng thảo dược được áp dụng rộng rãi:
1. Xông lá trầu không chữa viêm mũi dị ứng
Xông mũi bằng lá trầu không là một trong những mẹo chữa viêm mũi dị ứng được lưu truyền rộng rãi trong phạm vi dân gian. Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, công dụng tiêu viêm, hành khí, giảm ngứa, tán phong hàn. Do đó, thảo dược này thường được dùng chữa trị các chứng bệnh bùng phát do nhiễm lạnh như viêm mũi dị ứng thời tiết, viêm họng, cảm lạnh, nổi mề đay do lạnh,…
Trong các nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy, các hoạt chất có trong lá trầu không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus tốt. Bên cạnh đó, Cineol và Eugenol trong thảo dược còn có tác dụng làm mát, giảm ngứa ngáy, kích thích niêm mạc hô hấp. Dùng lá trầu không xông mũi có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu, đồng thời phòng ngừa viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Ngoài ra, hơi nước len lỏi vào khoang mũi, hốc xoang giúp làm loãng dịch nhầy, thúc đẩy dẫn lưu dịch tiết hô hấp dễ dàng hơn.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá trầu không, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo và vò xát nhẹ
- Sau khi đun sôi 1 – 1.5 lít nước lọc thì cho lá trầu không vào và tắt bếp
- Dùng nước lá trầu không xông mũi trong vòng 10 phút
- Sau đó, xì mũi để loại bỏ dịch tiết, dị nguyên ứ đọng trong khoang mũi
2. Bài thuốc xông mũi từ lá lốt cải thiện bệnh lý
Lá lốt được biết đến là thảo dược quen thuộc thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, tiêu chảy, đau bụng,… Theo tài liệu y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, công dụng tán phong hàn, hành khí, sát trùng nên mang lại hiệu quả cao trong chữa trị các chứng bệnh do nhiễm khí lạnh.
Trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt, trong đó phổ biến nhất là bài thuốc xông mũi từ thảo dược chữa bệnh. Theo đó, mẹo chữa này giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi, ngứa mũi, hỗ trợ dẫn lưu dịch tiết, loại bỏ các tác nhân gây dị ứng, kích ứng và hỗ trợ phòng ngừa bội nhiễm. Y học hiện đại cũng nhận thấy, lượng tinh dầu của lá lốt có khả năng ức chế một số virus, nấm, hại khuẩn gây viêm nhiễm đường tiêu hoá, hô hấp.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 – 2 nắm lá lốt tươi, mang đi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo
- Đun sôi khoảng 1 lít nước rồi cho lá lốt vào và tắt bếp
- Dùng khăn sạch trùm kín và tiến hành xông mũi từ 7 – 10 phút
- Sau khi xông, người bệnh nên xì mũi để loại bỏ dịch tiết hô hấp và dùng khăn ấm để làm sạch mũi
- Áp dụng từ 2 – 3 lần/ tuần để cải thiện bệnh lý nhanh chóng
3. Xông mũi chữa viêm mũi dị ứng từ lá bạc hà
Xông lá bạc hà là cách xông viêm mũi dị ứng được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Lá bạc hà có tính mát, vị cay, mùi thơm thường được dùng trong chữa trị sốt cao, chướng bụng, đầy hơi và các chứng bệnh về đường hô hấp thường gặp (viêm mũi dị ứng, viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm,…). Dân gian thường dùng lá bạc hà xông mũi để làm sạch, giảm phù nề, sưng viêm ở niêm mạc hô hấp.
Các nghiên cứu dược lý hiện đại cũng đã công nhận nhiều tác dụng của cây bạc hà đối với sức khỏe. Cụ thể, hoạt chất Menthol có trong thảo dược này có tác dụng giảm ngứa, làm mát, cải thiện tình trạng đau rát ở niêm mạc. Bên cạnh đó, tinh dầu từ lá bạc hà còn mang lại hiệu quả trong ức chế vi khuẩn, virus, nấm, đồng thời ngăn ngừa viêm mũi dị ứng bội nhiễm hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Dùng 1 nắm lá bạc hà tươi, mang đi ngâm rửa sạch rồi để ráo
- Đun sôi 1 lít nước lọc, cho lá bạc hà vào rồi tắt bếp
- Dùng khăn sạch trùm kín và thực hiện xông mũi trong vòng 10 phút, có thể kết hợp thêm sả, vỏ chanh hoặc muối biển để tăng hiệu quả
- Sau đó, xì mũi và vệ sinh mũi lại với nước muối sinh lý
Ngoài ra, người bệnh có thể dùng trà bạc hà tươi để tăng hiệu quả chữa trị, đẩy lùi các triệu chứng do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra.
4. Xông mũi với lá húng chanh chữa viêm mũi dị ứng
Húng chanh là một trong những loại rau thơm quen thuộc. Nhờ vào dược tính và công năng đa dạng nên thảo dược này được dùng trong chữa trị nhiều bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, ho khan, viêm họng, ho có đờm,… Công dụng chữa các bệnh đường hô hấp của lá húng chanh cũng đã được kiểm chứng trên phương diện khoa học.
Các nghiên cứu hiện đại nhận thấy, lượng tinh dầu có trong thảo dược này có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, đặc biệt là phế cầu khuẩn và tụ cầu vàng (tác nhân phổ biến gây viêm mũi dị ứng bội nhiễm). Ngoài ra, trong lá húng chanh còn chứa lượng lớn Eugenol giúp cải thiện tình trạng phù nề, ngứa mũi, sưng viêm ở niêm mạc hô hấp. Áp dụng bài thuốc xông mũi với lá húng chanh thường xuyên giúp cải thiện tình trạng ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi khó chịu do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 2 lá húng chanh tươi, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì vớt ra để ráo
- Đun sôi 1.5 lít nước lọc rồi cho thảo dược vào
- Dùng khăn sạch trùm kín và xông mũi trong vòng 10 phút
- Sau khi xông, nên xì mũi để loại bỏ dị nguyên, dị nhầy và rửa mũi bằng nước muối sinh lú
- Áp dụng liên tục trong vòng 7 ngày để cảm nhận hiệu quả chữa trị
5. Xông mũi với hoa ngũ sắc (hoa cứt lợn) để chữa bệnh
Hoa ngũ sắc (hoa cứt lợn) là một trong những vị thuốc dân gian được sử dụng trong điều trị các bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm mũi dị ứng. Theo kinh nghiệm dân gian, vị thuốc này có tính mát, vị hơi đắng, công dụng giải độc, tiêu sưng, thanh nhiệt. Việc tận dụng thảo dược này để xông mũi có thể giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi khó chịu do bệnh lý gây ra.
Mặc dù chưa được kiểm chứng lâm sàng về tác dụng chữa bệnh lý nhưng thông qua một số nghiên cứu sơ bộ nhận thấy, tinh dầu trong thảo dược này có tác dụng kháng dị ứng, tiêu viêm, chống ngứa. Để tăng hiệu quả điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể kết hợp hoa cứt lợn với một số thảo dược khác để xông mũi.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị hoa ngũ sắc, lá khế và lá bạc hà, sau khi ngâm rửa sạch thì để ráo
- Đun sôi khoảng 1 lít nước rồi cho các thảo dược vào
- Dùng nước này để xông mũi trong vòng 10 phút
- Sau đó, xì mũi và rửa mũi sạch với nước sinh lý
- Mỗi ngày áp dụng 1 lần để đẩy lùi tình trạng ngứa mũi, nghẹt mũi và loại bỏ dịch tiết hô hấp.
Xông mũi trị viêm mũi dị ứng cần lưu ý gì?
Các bài thuốc xông hơi chữa viêm mũi dị ứng từ thảo dược được đánh giá có độ an toàn, lành tính cao và hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc Tây. Bên cạnh đó, việc áp dụng các mẹo chữa này thường xuyên còn giúp thúc đẩy hoạt động dẫn lưu dịch tiết hô hấp, ngăn ngừa bội nhiễm và làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh viêm đường hô hấp khác.
Tuy nhiên, trước khi áp dụng biện pháp điều trị này, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trường hợp bệnh lý ở giai đoạn ổn định, bạn có thể áp dụng đơn lẻ bài thuốc xông và một số mẹo dân gian khác. Tuy nhiên nếu các triệu chứng viêm mũi dị ứng bùng phát mạnh, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của của bác sĩ chuyên khoa. Việc phục thuộc mẹo dân gian quá mức có thể khiến bệnh tiến triển dai dẳng, tái phát thường xuyên.
- Cần ngâm rửa thảo dược với nước muối pha loãng trước khi áp dụng các bài thuốc xông mũi. Việc dùng nguyên liệu chưa được làm sạch có thể gây kích ứng niêm mạc mũi và khiến bệnh lý tiến triển nặng nề hơn.
- Để mặt cách nồi xông một khoảng phù hợp để tránh tình trạng bị nóng rát, bỏng mặt. Bên cạnh đó, sau khi xông mũi thì dùng khăn ấm và nước muối sinh lý để vệ sinh mũi.
- Các mẹo chữa dân gian thường mang lại tác dụng chậm hơn so với thuốc tân dược. Do đó, người bệnh cần áp dụng đều đặn để đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Trường hợp không nhận thấy bệnh lý thuyên giản, cần cân nhắc thay thế biện pháp điều trị khác phù hợp với tình trạng bệnh.
- Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh có thể kết hợp với các bài thuốc uống, chườm đắp,…
- Bên cạnh các bài thuốc xông hơi, người bệnh có thể kết hợp một số cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà để hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.
- Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, kích ứng như khói thuốc lá, mạt bụi, nấm mốc, hoá chất, phấn hoa,…
- Hỗ trợ điều trị bệnh lý bằng cách ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, chú ý giữ ấm cơ thể và hạn chế di chuyển ngoài trời khi thời tiết chuyển lạnh.
Bài viết đã tổng hợp 5 cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng từ thảo dược an toàn và hiệu quả. Biện pháp hỗ trợ điều trị này không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý mà còn ngăn ngừa viêm mũi dị ứng bội nhiễm và các bệnh viêm đường hô hấp khác. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Xem Thêm:
- Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Nước Muối: Cách An Toàn Nhanh Khỏi
- TOP 5 Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Của Nhật Tốt Nhất Cho Bạn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!