Đau Dạ Dày Có Ăn Được Cà Tím Không? Giải Đáp Chi Tiết

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Cà tím là loại quả quen thuộc có vị ngọt thanh, tính mát, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng được thực phẩm này. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu xem người bị “đau dạ dày có ăn được cà tím không“? Từ đó đưa ra cho người bệnh những lời khuyên hữu ích để xây dựng chế độ ăn uống sao cho an toàn và hiệu quả. 

Bệnh nhân đau dạ dày có ăn được cà tím không?

Cà tím là một loại rau củ quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Trong thành phần của cà tím có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe bao gồm:

  • Vitamin: C, K, B6, thiamin, niacin, riboflavin, folate.
  • Khoáng chất: Kali, mangan, magie, phốt pho, đồng, sắt.
  • Chất xơ: Các chất xơ hòa tan và không hòa tan.
  • Chất chống oxy hóa: Anthocyanin, acid chlorogenic.

Những dưỡng chất này có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân, bảo vệ tim mạch, tốt cho mắt, làm đẹp da và phòng ngừa ung thư. Vậy đối với những người đang bị đau dạ dày có ăn được cà tím không? Dựa trên những nghiên cứu của Y học hiện đại, người bị đau dạ dày nên hạn chế sử dụng cà tím

Người bị đau dạ dày cần hạn chế tiêu thụ cà tím
Người bị đau dạ dày cần hạn chế tiêu thụ cà tím

Nguyên nhân là bởi cà tím có tính hàn, có thể gây kích ứng niêm mạc, làm trầm trọng hơn các triệu chứng như đau bụng, ợ nóng, tiêu chảy ở những người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng hoặc có hệ tiêu hóa yếu. 

Ngoài ra, cà tím còn chứa rất nhiều chất xơ. Đối với những người khỏe mạnh, điều này có thể tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên với những người bị đau dạ dày, việc ăn tiêu thụ nhiều cà tím có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng, chướng hơi,…

Mặc dù vậy, trong thành phần của cà tím có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là nightshade và vitamin PP, có tác dụng phòng ngừa ung thư dạ dày. Chất nhẩy từ cà tím còn có khả năng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường ruột. Do đó nếu sử dụng cà tím ở mức độ vừa phải, hợp lý thì loại thực phẩm này vẫn mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh.

Hướng dẫn cách sử dụng cà tím cho người bệnh

Người bị đau dạ dày nên hạn chế dùng cà tím. Tuy nhiên nếu bạn mới chỉ bị bệnh ở giai đoạn nhẹ thì thỉnh thoảng vẫn có thể sử dụng. Nếu dùng cà tím một cách hợp lý sẽ giúp cải thiện được sức khỏe và hạn chế được những tác hại không mong muốn.

Chọn cà tím phù hợp:

  • Nên chọn cà tím có vỏ bóng mịn, không bị dập nát, sứt mẻ, héo úa.
  • Tránh chọn cà tím có màu sẫm, nhiều đốm đen hoặc bị héo úa.
  • Nên chọn cà tím có kích thước vừa phải, không quá to hoặc quá nhỏ.
  • Chọn cà tím còn tươi, non, không quá già, cà tím càng già thì càng chứa nhiều độc tố.
Nên chọn cà tím có vỏ bóng mịn, không quá già
Nên chọn cà tím có vỏ bóng mịn, không quá già

Chế biến đúng cách:

  • Sơ chế sạch sẽ cà tím bằng cách ngâm cà tím với nước muối loãng để loại bỏ độc tố.
  • Giữ nguyên vỏ cà tím do nó có chứa nhiều vitamin.
  • Chế biến cà tím dưới dạng luộc, nướng, hấp, không chiên rán.
  • Không nấu cà tím ở nhiệt độ quá cao sẽ làm tăng độc tố và làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng.

Liều lượng:

  • Nên ăn cà tím với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
  • Liều lượng khuyến cáo là dưới 250g/lần, mỗi tháng ăn không quá 3 lần.
  • Nên ăn cà tím vào bữa trưa hoặc bữa tối, tránh ăn vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ.
  • Nên kết hợp cà tím với các thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng và tránh gây khó tiêu.

Trên đây là những thông tin giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc “đau dạ dày có ăn được cà tím không?”. Cà tím không phải là lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh. Do đó trong quá trình tiêu thụ loại thực phẩm này, bạn cần chú ý theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu có các triệu chứng bất thường như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,… cần ngừng ăn cà tím và chọn những thực phẩm khác phù hợp hơn.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...