Người Bị Đau Dạ Dày Có Ăn Được Mướp Đắng Không?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Đau dạ dày là một tình trạng tiêu hóa phổ biến gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong quá trình quản lý chế độ ăn uống, nhiều người thắc mắc liệu mướp đắng, một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng có vị đắng đặc trưng, có thể được tiêu thụ an toàn khi bị đau dạ dày hay không. Bởi việc hiểu rõ tác động của mướp đắng đến dạ dày sẽ giúp xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của bệnh. Để giải đáp thắc mắc “đau dạ dày có ăn được mướp đắng không”, bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây. 

Bệnh nhân bị đau dạ dày có ăn được mướp đắng không?

Mướp đắng (khổ qua) là loại thực phẩm phổ biến, có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng natri, kali, chất xơ, protein, vitamin C, vitamin B6, Calci,… Vì vậy mướp đắng có thể mang lại những lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ điều trị tiểu đường loại 2, giảm cholesterol, chống ung thư, bổ gan, cải thiện chức năng túi mật, loại bỏ sỏi thận, tốt cho xương và tăng cường khả năng miễn dịch,… Tuy nhiên, bệnh nhân bị đau dạ dày có ăn được mướp đắng không?

Bệnh nhân bị đau dạ dày có thể ăn được mướp đắng
Bệnh nhân bị đau dạ dày có thể ăn được mướp đắng

Người bệnh bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn được mướp đắng nhưng cần sử dụng ở mức độ vừa phải để tránh tác dụng ngược. Sở dĩ bệnh nhân bị đau dạ dày có thể ăn được mướp đắng là do:

  • Hàm lượng Glycosid, cụ thể là Momordicin có trong mướp đắng có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn Hp – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét, đau dạ dày.
  • Thành phần Charantin và Polypeptide giúp điều chỉnh lượng đường trong máu ở mức ổn định. Từ đó giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, tránh được các biến chứng bệnh đau dạ dày.
  • Các chất như Alkaloid, Saponin, Glucoside và Tannin được cung cấp từ mướp đắng có thể trung hòa axit dạ dày, thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét. Đồng thời ức chế hoạt động của vi khuẩn, hỗ trợ cải thiện triệu chứng, các cơn đau dạ dày dai dẳng.
  • Vitamin A, vitamin C là những chất chống oxy hóa có khả năng tăng cường sức khỏe miễn dịch, làm lành các vết viêm loét. Mặt khác chúng còn có gián tiếp góp phần làm giảm cảm giác đau đớn, khó chịu do bệnh dạ dày gây nên.
  • Hàm lượng chất xơ có trong mướp đắng khi vào cơ thể sẽ giúp phân hủy thức ăn nhanh và hiệu quả hơn. Từ đó làm giảm gánh nặng lên dạ dày, hệ tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
  • Ngoài ra mướp đắng còn có cung cấp các khoáng chất thiết yếu như kẽm, kali, folate giúp bổ sung những dưỡng chất mà cơ thể thiếu hụt do quá trình thiêu hóa và hấp thu kém.

Cách ăn mướp đắng đúng cách cho người bị đau dạ dày

Người bị đau dạ dày tuy có thể ăn được mướp đắng nhưng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Tiêu thụ lượng mướp đắng vừa phải, chỉ nên ăn tối đa 1 quả/lần và 4 lần/tuần. Việc lạm dụng mướp đắng trong các bữa ăn hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy hoặc gặp các vấn đề tiêu hóa khác.
  • Cẩn thận với hạt mướp đắng vì chúng có chứa dược tính mạnh nên có thể gây phản ứng bất lợi như đau bụng, sốt, nôn mửa, nhức đầu, thậm chí là hôn mê. Do đó, trong lúc sơ chế, người bệnh cần loại bỏ hết phần hạt và phần ruột bên trong mướp đắng.
  • Không ăn mướp đắng khi đang đói để tránh bị kích thích tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng, bỏng rát ruột.
  • Tránh kết hợp mướp đắng với sườn heo, tôm, măng cụt và tuyệt đối không uống nước trà sau khi ăn thực phẩm này.
Sau khi ăn mướp đắng không nên uống trà
Sau khi ăn mướp đắng không nên uống trà

Gợi ý các món ăn từ mướp đắng tốt cho người bị đau dạ dày

Bệnh nhân bị đau dạ dày có thể chế biến mướp đắng thành nhiều món khác nhau tùy theo khẩu vị. Tuy nhiên, mướp đắng sẽ cho hiệu quả cải thiện sức khỏe tốt nhất nếu bạn chế biến chúng thành những món ăn như dưới đây.

  • Ăn mướp đắng sống: Cách đơn giản nhất là ăn trực tiếp mướp đắng sống bằng cách rửa sạch, bỏ phần ruột, hạt rồi ngâm trong nước muối pha loãng 30 phút. Vớt ra cho ráo nước rồi cắt mướp đắng thành từng lát mỏng, ngâm tiếp với nước đá để làm giảm vị đắng, tăng độ giòn. Sau đó bạn có thể ăn mướp đắng sống cùng với ruốc thịt.
  • Canh mướp đắng nhồi thịt: Chuẩn bị 3 quả mướp đắng (rửa sạch, cắt khúc 3 – 4 cm), 200g thịt băm, 50g nấm mèo cắt nhỏ, 1 quả trứng vịt, 1 củ hành tím và 2 tép tỏi đã được băm nhuyễn cùng gia vị. Trộn nấm mèo, hành tỏi, trứng và các gia vị vào với nhau trong khoảng 15 phút. Lấy một lượng nhân vừa đủ cho vào ruột khổ qua, ấn nhẹ nhàng cho nhân chặt lại. Sau đó cho khổ qua vào nồi cùng ít muối và nấu trong khoảng 30 – 40 phút, tới khi chín mềm là có thể thưởng thức.
  • Mướp đắng xào trứng: Nguyên liệu cần có gồm 1 – 2 quả mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột, cắt thành miếng mỏng và ít hành lá, 1 ít hành củ băm cùng 2 quả trứng. Cho dầu ăn vào đun nóng, thả hành băm vào phi thơm rồi cho mướp đắng vào xào tới khi chín. Đổ trứng vào xào cùng mướp và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Trước khi tắt bếp bạn cho thêm ít hành lá, đảo đều để tăng hương vị cho món ăn.
Mướp đắng xào trứng là món ăn thơm ngon, dễ làm
Mướp đắng xào trứng là món ăn thơm ngon, dễ làm
  • Uống trà mướp đắng: Ngoài việc sử dụng mướp đắng như một món ăn, người bệnh cũng có thể dùng loại quả này để làm trà uống vào mỗi tối trước khi đi ngủ để cải thiện hệ tiêu hóa, giúp an thần và ngủ ngon giấc hơn.

Người bệnh đau dạ dày có ăn được mướp đắng không? Câu trả lời là . Mướp đắng là thực phẩm dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày nói riêng. Tuy nhiên, các bạn chỉ nên ăn mướp đắng với một liều lượng hợp lý và tránh chiên xào quá nhiều dầu mỡ để góp phần cải thiện bệnh dạ dày hiệu quả hơn.

Tốt nhất, hãy điều trị bệnh nghiêm túc để sớm khỏi bệnh. Điều này không chỉ chấm dứt đau đớn mà còn giúp ăn uống tốt hơn, ngon miệng hơn, không còn phải khổ sở vì kiêng khem quá nhiều. Nếu dùng Tây y không hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo chuyển sang dùng Đông y.

Để được tư vẫn kỹ hơn về cách chữa đau dạ dày, chế độ ăn uống lành mạnh cũng như bài thuốc Sơ can Bình vị tán, người bệnh hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa!

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...