Đau Dạ Dày Nên Ăn Cháo Gì? 8 Món Cháo Bổ Dưỡng Nên Biết
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Đau dạ dày nên ăn cháo gì? là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cháo thịt bằm gừng tươi, cháo bí đỏ, cháo phật thủ nấu đường phèn,… là những món ăn phù hợp với người bị đau dạ dày. Bởi những món cháo dễ tiêu hóa, hạn chế kích thích lên ổ viêm loét niêm mạc dạ dày và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Bị đau dạ dày có nên ăn cháo không?
Đau dạ dày (đau bao tử/ đau thượng vị) là thuật ngữ chỉ tình trạng cơn đau xuất hiện ở vị trí bụng nằm trên rốn và dưới xương ức. Cơn đau thường bùng phát khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương do thói quen ăn uống kém khoa học, lạm dụng thuốc điều trị, căng thẳng quá mức, nhiễm vi khuẩn hp,…
Đau dạ dày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là hoạt động ăn uống. Hầu hết những trường hợp bị đau dạ dày sẽ đối mặt với tình trạng ăn uống kém, nôn mửa thường xuyên khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sụt cân mất kiểm soát. Do đó, bên cạnh tuân thủ các biện pháp y tế, người bệnh cần thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp giảm tiết axit dịch vị, giảm nhẹ chức năng dạ dày – đường ruột và bảo vệ niêm mạc. Hơn nữa, chế độ ăn uống hợp lý còn bổ sung nguồn năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể hạn chế tình trạng suy nhược, sụt cân hiệu quả.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cháo là một trong những món ăn giàu dinh dưỡng và rất tốt cho người bị đau dạ dày. Dưới đây là một số công dụng của món cháo trong cải thiện các triệu chứng bệnh lý:
- Cháo là món ăn có kết cấu mềm, chứa nhiều nước và dễ tiêu hóa nên phù hợp với những trường hợp bị đau dạ dày và những vấn đề về tiêu hóa. Việc dùng món ăn này sẽ làm giảm hoạt động co bóp quá mức của dạ dày để tiêu hóa thức ăn, đồng thời làm dịu cơn đau hiệu quả.
- Cháo có thành phần chính là gạo, với lượng tinh bột dồi dào sẽ cải thiện tình trạng đau dạ dày, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự ăn mòn của acid dạ dày.
- Bên cạnh đó, tinh bột trong cháo còn làm giảm hoạt động tiết axit dạ dày quá mức, trung hòa axit, từ đó đẩy lùi những triệu chứng do bệnh lý gây ra rõ rệt.
- Việc kết hợp gạo và những nhóm thực phẩm bổ dưỡng khác để nấu cháo còn cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu, giúp cơ thể hồi phục, tăng cường sức đề kháng nhanh chóng.
Từ đó có thể thấy, cháo là một trong những món ăn phù hợp với những trường hợp bị đau dạ dày. Việc bổ sung món ăn này vào thực đơn thường xuyên sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất. Do đó, khi cơn đau dạ dày bùng phát, bạn có thể nấu cháo kết hợp với những thực phẩm giàu dưỡng chất khác để cải thiện cơn đau cũng như cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Đau dạ dày nên ăn cháo gì? 8 món cháo bổ dưỡng nên biết
Ăn cháo khi bị đau dạ dày có thể làm dịu cơn đau và làm giảm một số biểu hiện khó chịu đi kèm. Tuy nhiên, không phải món cháo nào cũng có tác dụng giảm đau. Để đạt được hiệu quả cũng như đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bạn nên tham vấn chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn những món ăn bổ sung vào thực đơn hàng ngày phù hợp với tình trạng bệnh lý.
Dưới đây là một số món cháo bổ dưỡng giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày hiệu quả:
1. Đau dạ dày nên ăn cháo gì? Cháo thịt bằm gừng tươi
Cháo thịt bằm gừng tươi là một trong những món ăn phù hợp với người bị đau dạ dày và những vấn đề về đường ruột. Với món cháo này, bạn có thể dễ dàng trong việc thay đổi những nguyên liệu theo nhu cầu và sở thích. Bên cạnh cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cháo thịt bằm gừng tươi còn mang lại hiệu quả trong việc giảm axit dư thừa, hạn chế áp lực lên ổ viêm loét niêm mạc. Từ đó, cải thiện tình trạng đau vùng thượng vị, chướng bụng sau bữa ăn, buồn nôn, nôn mửa,…
Hơn nữa, gừng tươi còn là dược liệu chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả. Theo đó, hoạt chất Gingerol và Zingerone có trong gừng còn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Bên cạnh đó, tinh dầu có trong dược liệu còn có tác dụng ngăn ngừa buồn nôn, nôn mửa – tình trạng thường gặp ở những trường hợp bị đau dạ dày.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gạo tẻ 150g
- Thịt heo nạc 150 – 200g
- Củ gừng, hành tím, hành lá
- Gia vị vừa đủ
Hướng dẫn thực hiện:
- Gạo mang đi vo với nước sạch và cho vào nồi đun với 2 lít nước đến khi chín nhừ
- Trong thời gian đó, ướp thịt băm với đường, muối, nước mắm, bột ngọt (nên nêm gia vị nhạt để hạn chế kích thích niêm mạc dạ dày)
- Hành tím, gừng, hành lá mang đi rửa sạch và thái nhỏ
- Đến khi cháo chín nhừ thì cho thịt bằm, hành tím vào khuấy đều, đun sôi lần nữa rồi tắt bếp
- Nêm gia vị sao cho vừa ăn rồi múc cháo ra bát, cuối cùng cho gừng tươi vào và thưởng thức
Bạn nên dùng món cháo này vào buổi sáng hoặc buổi tối để làm giảm áp lực lên dạ dày. Bên cạnh đặc tính chống buồn nôn của gừng, cháo thịt bằm gừng tươi còn ngăn ngừa chứng trào ngược dạ dày, nóng rát thượng vị vào ban đêm hiệu quả.
2. Cháo gà hạt sen bổ dưỡng
Tình trạng đau dạ dày mãn tính có thể khiến cơ thể suy nhược, xanh xao và sụt cân. Để phục hồi và bồi bổ sức khỏe, người bệnh có thể bổ sung món cháo hạt sen vào thực đơn 2 – 3 lần/ tuần. Thịt gà cung cấp hàm lượng đạm phù hợp cho cơ thể và dễ hấp thụ hơn so với thịt bò và những loại thịt đỏ khác. Ngoài ra, món cháo này còn chứa hạt sen – Đây là thực phẩm bổ dưỡng, giúp tăng cường tiêu hóa, chống suy nhược hiệu quả.
Mặc dù chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao nhưng cháo gà hạt sen dễ tiêu hóa, ít gây chướng bụng, đầy hơi sau khi ăn. Do đó, người bị đau dạ dày lâu ngày khiến cơ thể xanh xao, suy nhược có thể dùng món ăn này để cải thiện chức năng tiêu hóa, đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gạo tẻ 180 – 200g
- Thịt gà ta 300g
- Hạt sen 100g
- Hành, rau mùi
- Gia vị vừa đủ
Cách chế biến:
- Thịt gà sau khi sơ chế thì mang luộc chín với 1 ít muối. Sau đó, xé thịt gà ra miếng vừa ăn
- Hạt sen mang ngâm với nước ấm cho mềm
- Gạo tẻ sau khi vo sạch thì cho vào nồi cùng với hạt sen đun với 2 lít nước (dùng phần nước luộc gà)
- Đun đến khi cháo mềm nhừ thì nêm gia vị vừa ăn và múc cháo ra tô
- Cho thêm thịt gà cùng với tiêu xay, hành ngò ăn dùng khi cháo còn nóng
3. Cháo cao lương thịt dê giúp giảm đau dạ dày
Cháo cao lương thịt dê là một trong những món ăn giúp cải thiện cơn đau dạ dày và bồi bổ sức khỏe hiệu quả. Theo ghi chép Đông y, thịt dê có tính hàn có tác dụng tỳ vị, hỗ trợ phục hồi, làm lành vết thương nhanh chóng. Do đó, thực phẩm này phù hợp với những trường hợp mắc bệnh dạ dày.
Gạo cao dương chứa hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, cung cấp năng lượng cho cơ thể, hạn chế tình trạng suy nhược, mệt mỏi do ăn uống kém. Người bệnh có thể bổ sung cháo cao lương thịt dê vào thực đơn thường xuyên để hỗ trợ cải thiện đau dạ dày cũng như bồi bổ sức khỏe.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 100 gram thịt dê
- 100 gram gạo cao lương
- Gia vị vừa đủ
Hướng dẫn thực hiện:
- Thịt dê sau khi sơ chế thì cắt thành từng miếng nhỏ, mang ướp gia vị trong vòng 15 phút
- Gạo sau khi vo sạch thì cho vào nồi cùng với thịt dê và lượng nước vừa đủ đun sôi
- Nấu đến khi cháo và thịt mềm nhừ thì nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp
- Dùng cháo cao lương thịt dê trong bữa phụ mỗi ngày để cải thiện bệnh lý và bồi bổ cơ thể.
4. Cháo bắp cải tôm thịt phù hợp với người đau dạ dày
Đau dạ dày nên ăn cháo gì? Cháo bắp cải tôm thịt là một trong những món cháo phù hợp với những trường hợp bị đau dạ dày do ổ loét viêm niêm mạc gây ra. Tôm chứa nhiều thành phần dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trong đó, với hàm lượng kali có trong tôm có tác dụng thư giãn, hạn chế cơn đau thượng vị do stress gây ra.
Người bị đau dạ dày có thể cải thiện và bồi bổ cơ thể với cháo bắp cải tôm thịt theo cách sau:
Nguyên liệu:
- 100 gram gạo nếp
- 50 gram tôm nõn
- 200 gram bắp cải
- 50 gram thịt lợn băm
- Gia vị vừa đủ
Cách chế biến:
- Gạo nếp sau khi vo sạch thì cho vào nồi với lượng nước vừa đủ đun sôi đến khi hạt gạo nở đều thành cháo
- Trong khi đó, bạn sơ chế tôm, rồi cho tôm và thịt băm vào bát ướp với gia vị vừa ăn
- Bắp cải ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi thái nhỏ. Hành tím bóc vỏ rửa sạch và băm nhuyễn
- Cho thịt băm và tôm vào chảo xào đều đến khi có mùi thơm thì tắt bếp
- Sau đó, cho hỗn hợp tôm thịt và bắp cải vào cháo, đun sôi lần nữa rồi tắt bếp
- Dùng món cháo này ngay khi còn nóng để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cũng như hiệu quả cải thiện đau dạ dày.
5. Đau dạ dày nên ăn cháo gì? Cháo phật thủ nấu đường phèn
Thep ghi chép Y học cổ truyền, quả phật thủ có tính ấm, vị hơi đắng, chua cay có tác dụng cải thiện chức năng tiêu hóa, đồng thời tăng cường đề kháng của cơ thể. Dùng quả phật thủ và đường phèn nấu cháo sẽ giúp cải thiện cơn đau dạ dày hiệu quả, đồng thời làm giảm những biểu hiện đi kèm khó chịu như ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 60 gram gạo tẻ
- 30 gram đường phèn
- 15 gram phật thủ
Hướng dẫn thực hiện:
- Quả phật thủ sau khi mua về thì ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi thái thành từng lát mỏng. Lưu ý, bạn nên chọn mua những quả chín vàng, già. Bởi dùng quả non có thể gây đắng và rất khó ăn.
- Cho phật thủ vào nồi đun sôi với lượng nước vừa đủ, đến khi chín nhừ thì lọc lấy nước, bỏ bã
- Gạo tẻ sau khi vo sạch thì cho vào nước phật thủ và đun nhỏ lửa
- Đến khi cháo chín nhừ thì cho đường phèn vào khuấy đều đến khi tan hoàn toàn thì tắt bếp
- Dùng món cháo này liên tục trong 1 tuần sẽ nhận thấy được hiệu quả rõ rệt.
6. Cháo nếp long nhãn giúp giảm đau dạ dày
Việc bổ sung món cháo nếp long nhãn vào chế độ ăn uống thường xuyên không chỉ cải thiện tình trạng đau dạ dày mà còn bồi bổ cơ thể hiệu quả. Với lượng chất xơ có trong long nhãn hỗ trợ chức năng hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Bên cạnh đó, trong thực phẩm này còn chứa một số thành phần dưỡng chất có tác dụng chống suy nhược thần kinh, giảm căng thẳng, áp lực – một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày.
Tuy nhiên, món cháo nếp long nhãn không được khuyến khích dùng cho phụ nữ mang thai, những người bị tiểu đường, thừa cân béo phì không nên thêm đường vào món ăn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 100 gram gạo nếp
- 30 gram đường phèn
- 50 gram long nhãn
Cách chế biến:
- Long nhãn sau khi ngâm rửa sạch thì vớt ra để ráo
- Gạo nếp sau khi vo sạch thì cho vào nồi đun với 2 lít đến khi chín nhừ thì cho đường phèn vào khuấy đều đến khi tan hoàn toàn
- Sau đó cho long nhãn vào đun khoảng 2 – 3 phút rồi tắt bếp
- Nên dùng cháo long nhãn khi nguội để mang lại hiệu quả tốt nhất
- Mỗi tuần dùng món cháo này 3 lần để bồi bổ cơ thể cũng như giảm đau dạ dày hiệu quả.
7. Đau dạ dày nên ăn cháo gì? Cháo lá lách và dạ dày heo bổ dưỡng
Lá lách và dạ dày heo là những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho cơ thể là làm dịu các triệu chứng đau dạ dày hiệu quả. Khi triệu chứng đau vùng thượng vị bùng phát, người bệnh có thể dùng ngay món cháo dạ dày và lá lách heo để cải thiện. Món ăn này có công dụng tốt trong việc phục hồi chức năng dạ dày. Đồng thời hỗ trợ phục hồi vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, loét viêm do bệnh lý gây ra.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 100 gram gạo tẻ
- 1 cái lá lách heo
- 1 cái dạ dày heo nhỏ
- Gia vị vừa đủ
Hướng dẫn thực hiện:
- Dạ dày và lá lách heo sau khi sơ chế sạch thì để ráo nước
- Cho một ít rượu và gừng tươi đập dập vào nồi đun sôi. Kế đến cho dạ dày và lá lách heo vào chần sơ
- Sau đó vớt ra và rửa lại lần nữa với nước sạch. Dùng dao cắt thành miếng nhỏ vừa ăn và ướp với một ít gia vị
- Gạo tẻ sau khi vo sạch thì cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ và đun đến khi chín nhừ thành cháo rồi cho dạ dày và lá lách heo và nấu chung
- Đến khi các nguyên liệu chín đều thì nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp
- Người bị đau dạ dày nên ăn món cháo này đều đặn 3 lần/ tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
8. Cháo bí đỏ nấu tôm – Món cháo tốt cho người bị đau dạ dày
Cháo bí đỏ nấu tôm là một món ăn thơm ngon với vị bùi từ bí đỏ, vị ngọt tự nhiên của tôm kết hợp mùi thơm những những loại rau gia vị. Món cháo này phù hợp với người bị đau dạ dày vì chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và dễ tiêu hóa, gần như không gây kích ứng ổ loét viêm niêm mạc dạ dày. Hơn nữa, hàm lượng tinh bột có trong gạo và bí đỏ còn làm giảm khả năng hấp thu lượng axit dư thừa, từ đó cải thiện cơn đau vùng thượng vị đáng kể.
Cháo bí đỏ nấu tôm khá đơn giản và dễ thực hiện. Do đó, trong thời gian điều trị bệnh đau dạ dày, bạn có thể bổ sung món cháo này vào thực đơn hàng ngày giúp làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, đồng thời tạo điều kiện để vết loét viêm ở niêm mạc dạ dày phục hồi hoàn toàn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 nắm gạo nếp
- 200g tôm tươi (nên sử dụng tôm đất hoặc tôm sú)
- 200 – 300g bí đỏ
- Rau ngò ôm, hành lá
- Gia vị vừa đủ
Hướng dẫn thực hiện:
- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành miếng nhỏ
- Các loại rau gia vị rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ
- Tôm rửa sạch, bóc vỏ và bỏ chỉ đen. Kế đến thái thịt tôm thành hạt lựu hoặc dùng chày giã nát. Bạn cũng có thể ướp với một ít hạt nêm
- Cho gạo nếp và bí đỏ vào nồi cùng với lượng nước phù hợp và đun sôi. Đến khi cháo và bí chín nhuyễn thì cho tôm vào và tiếp tục đun
- Đến khi chín đều thì nêm nếm gia vị vừa ăn và các loại rau gia vị vào và tắt bếp
- Bạn có thể dùng món cháo này vào buổi ăn phụ để tránh tình trạng đau thượng vị do axit dạ dày bài tiết quá mức
Những lưu ý khi ăn cháo dành cho người bị đau dạ dày
Cháo được xem là những món ăn phù hợp dành cho người bị đau dạ dày. Món ăn này có tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh lý, hỗ trợ phục hồi sức đề kháng, thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến và sử dụng, bạn cần lưu ý một số vấn để sau:
- Khi nấu cháo dùng cho người bị đau dạ dày, bạn nên nêm nếm vừa phải, giảm lượng dầu, gia vị, nhất là tiêu, muối, ớt, tỏi. Nếu có thể, bạn có thể dùng dầu ô liu hoặc dầu đậu nành để thay thế dầu thực vật thông thường.
- Cần lựa chọn các thực phẩm sạch, đảm bảo xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Không dùng các thực phẩm ôi thiu, hư hại. Bởi ngộ độc thực phẩm có thể kích thích cơn đau dạ dày cấp đi kèm với các triệu chứng nặng nề như đau bụng dữ dội, tiêu chảy, nôn mửa liên tục,…
- Khi ăn cháo, người bệnh cần hạn chế kết hợp với những thực phẩm gây khó tiêu và chứa nhiều muối như dưa muối, chả giò, lạp xưởng, xúc xích, thịt nguội,…
- Trong quá trình nấu cháo, người bệnh nên tránh kết hợp với sụn bò, sụn gà, thịt bò nhiều gân,… Bởi các thực phẩm này khó nấu chín mềm nhừ và khó tiêu hóa. Nếu dùng những món cháo này có thể làm tăng áp lực lên dạ dày khiến cơn đau bùng phát nghiêm trọng.
- Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi ăn cháo chữa đau dạ dày, người bệnh nên chia thành nhiều lần và ăn khi còn nóng. Việc chia thành nhiều lần ăn sẽ hạn chế áp lực lên dạ dày hiệu quả.
- Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn nên chú ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt, tăng cường tập luyện thể dục thể thao, giảm căng thẳng quá mức. Ngoài ra, cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.
Bài viết đã tổng hợp 8 món cháo bổ dưỡng phù hợp cho người bị đau dạ dày cũng như một số lưu ý trong quá trình thực hiện. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa/ chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cách xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh lý.
Xem Thêm:
- Bị Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Hải Sản Không? Dùng Như Thế Nào?
- Uống Nước Ép Gì Tốt Cho Người Đau Dạ Dày? 14 Gợi Ý Tốt Nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!