Dị Ứng Son Môi: Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị Nhanh Chóng

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Dị ứng son môi đặc trưng bởi tình trạng vùng da môi bị viêm đỏ, khô ráp, nổi mụn nước và ngứa ngáy. Trong một số trường hợp dị ứng nghiêm trọng, môi có thể bị sưng nóng, căng phồng, ngứa ngáy và đau rát dữ dội. Tình trạng dị ứng kéo dài dai dẳng, tiến triển nặng nề có thể gây nứt nẻ, thâm sạm môi.

Dị ứng son môi là gì?

Dị ứng son môi là tình trạng dị ứng thường phổ biến ở phụ nữ, xảy ra khi sử dụng son môi chứa các thành phần gây dị ứng. Tình trạng này điển hình bởi da môi bị nổi mụn nước, viêm đỏ, khô ráp, nứt nẻ,… Những triệu chứng này có thể xuất hiện ngay sau khi sử dụng son môi sau vài phút hoặc vài giờ đồng hồ.

Dị ứng son môi: Dấu hiệu và cách chữa trị nhanh chóng
Dị ứng son môi đặc trưng bởi tình trạng vùng da môi bị viêm đỏ, khô ráp, nổi mụn nước và ngứa ngáy

Mức độ dị ứng son môi thường phụ thuộc vào thành phần, cơ địa và thời gian sử dụng son môi. Với những trường hợp nhẹ, tình trạng dị ứng này có thể gây viêm đỏ, ngứa ngáy nhẹ và nứt nẻ môi. Tuy nhiên, một số trường hợp dị ứng son môi có thể gây kích ứng mạnh, nổi mụn nước, phù nề, đau nhức, viêm đỏ,…

Hầu hết những trường hợp bị dị ứng son môi đều ở mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh chóng nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được xử lý đúng cách, môi có thể bị chảy máu, bong tróc, nứt nẻ và thâm sạm.

Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể nhưng các triệu chứng do dị ứng son môi gây ra có thể tác động tiêu cực đến ngoại hình, tâm lý của nữ giới. Hơn nữa, tổn thương ở vùng môi còn tạo điều kiện bùng phát một số bệnh da liễu mãn tính như viêm môi bong vảy, chàm môi,…

Dấu hiệu nhận biết dị ứng son môi

Tình trạng dị ứng son môi thường có các biểu hiện lâm sàng đa dạng, triệu chứng không đồng nhất và điển hình. Thông thường, hình thái tổn thương sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây dị ứng, cơ địa và một vài yếu tố khác.

Dấu hiệu nhận biết
Xung quanh môi có thể xuất hiện những mụn nước nhỏ nổi rải rác hoặc tập trung

Dưới đây là một số biểu hiện do dị ứng son môi gây ra:

  • Sau khi sử dụng son sau vài phút đến vài giờ đông hồ, vùng da môi có cảm giác nóng rát và ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội.
  • Môi xuất hiện dấu hiệu phù nề, viêm hoặc sưng tấy nặng nề. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể khiến vùng môi bị nổi phỏng nước lớn, căng phồng và đau rát.
  • Xung quanh môi có thể xuất hiện những mụn nước nhỏ nổi rải rác hoặc tập trung.
  • Sau khi làm sạch vết son, bạn sẽ nhận thấy vùng da môi bị xỉn màu, thâm sạm, nứt nẻ, bong tróc và ngứa ngáy.
  • Trường hợp cào gãi, có thói quen liếm môi thường xuyên, vùng da bị dị ứng có thể bị bội nhiễm do virus hoặc vi khuẩn.
  • Trường hợp dị ứng son môi bị bội nhiễm, da môi sẽ bị sưng nóng, đau rát, mưng mủ và khó chịu.

Nguyên nhân gây dị ứng son môi

Dị ứng thực chất là phản ứng quá mức của cơ thể đối với dị nguyên, cụ thể trong trường hợp này là các thành phần trong son môi. Khi tiếp xúc với những thành phần này, vùng môi sẽ bị kích thích, dẫn truyền tín hiệu đến hệ miễn dịch.

Theo đó, hệ miễn dịch lúc này sẽ có xu hướng đối kháng lại với dị nguyên bằng cách hoạt hóa các tế bào, tăng kháng nguyên IgE trong máu, từ đó phóng thích các histamine vào da và niêm mạc. Thành phần trung gian kích thích phản ứng dị ứng (histamine) sẽ khiến da môi bị sưng phù, ngứa ngáy, sưng đỏ, nứt nẻ và bong tróc.

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng dị ứng son môi:

1. Dùng các loại son môi kém chất lượng

Son môi được xem là một trong những sản phẩm làm đẹp không thể thiếu đối với phụ nữ. Do nhu cầu sử dụng cao nên hiện nay có rất nhiều có cơ sở sản xuất và đưa ra thị trường những loại son môi kém chất lượng, không đảm bảo an toàn, nguồn gốc trôi nổi.

Dùng các loại son môi kém chất lượng
Việc sử dụng son môi kém chất lượng có thể làm tăng nguy cơ dị ứng

Việc sử dụng son môi kém chất lượng có thể làm tăng nguy cơ dị ứng. Bên cạnh đó, những thành phần trong sản phẩm còn khiến da môi bị khô ráp, nứt nẻ, thâm sạm và chảy máu. Bên cạnh đó, một số loại son môi còn chứa hàm lượng chì cao để giúp son lâu trôi và lên màu chuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm này trong thời gian dài không chỉ gây kích ứng da môi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người dùng.

2. Son môi chứa các thành phần dễ kích ứng

Hầu hết những loại son môi đều chứa lượng chì nhất định, hương liệu và chất bảo quản,… Những thành phần này được điều trị ở nồng độ an toàn, phù hợp với da môi và sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số trường hợp có thể bị dị ứng với những thành phần có trong sản phẩm.

Ngoài ra, nhiều loại son môi còn chứa thành phần chống nắng để giúp bảo vệ da môi trước tia UV gây hại, hạn chế tình trạng thâm môi. Tuy nhiên, các thành phần này có thể làm tăng nguy cơ dị ứng, mẫn cảm ở một số đối tượng.

3. Sử dụng sản phẩm quá hạn sử dụng

Đa số các loại son môi có hạn sử dụng trong vòng 6 – 12 tháng tính từ khi mở nắp. Tuy nhiên, đa số nữ giới đều không chú trọng đến hạn sử dụng của son. Bởi son quá hạn sử dụng có thể gây biến đổi trạng thái và tính chất. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng, thâm sạm và nứt nẻ môi.

4. Không tẩy sạch son môi sau khi dùng

Đa số các loại son môi đều chứa một lượng chì nhất định giúp lâu trôi và lên màu chuẩn. Do đó, sau dùng dùng son bạn cần làm sạch vết son với dung dịch tẩy trang chuyên dụng.

Không tẩy sạch son môi sau khi dùng
Vết son trên môi không được làm sạch đúng cách, một số thành phần trong son và lượng chì có thể tích tụ ở da môi và gây viêm đỏ, dị ứng

Trường hợp vết son trên môi không được làm sạch đúng cách, một số thành phần trong son và lượng chì có thể tích tụ ở da môi và gây viêm đỏ, dị ứng, nổi mụn nước, thâm sạm, ngứa ngáy và nứt nẻ.

5. Cơ địa dị ứng

Những trường hợp có cơ địa dị ứng thường có nguy cơ bị dị ứng mỹ phẩm, bao gồm các loại son môi. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng các loại son môi hữu cơ chứa các thành phần tự nhiên, lành tính, đảm bảo an toàn. Tuy có độ an toàn cao nhưng đa số những loại son môi này đều có hạn sử dụng ngắn và giữ màu kém.

Dị ứng son môi có sao không?

Tình trạng dị ứng son môi thường phổ biến ở nữ giới. Số liệu thống kê cho thấy, đa số những trường hợp bị dị ứng son ở mức độ nhẹ, chỉ gây sưng đỏ, ngứa ngáy và nứt nẻ. Nếu được xử lý và chăm sóc đúng cách, những biểu hiện dị ứng sẽ thuyên giảm hoàn toàn sau 3 – 5 ngày.

Tuy nhiên, một số trường hợp dị ứng nghiêm trọng, tổn thương tiến triển nặng nề theo thời gian sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm, để lại thâm sẹo. Bên cạnh đó, phản ứng dị ứng còn kích thích bùng phát những bệnh da liễu ở môi  như viêm môi tróc vảy, chàm môi,…

Bên cạnh đó, tổn thương môi do dị ứng son gây ra còn tác động trực tiếp đến ngoại hình, yếu tố thẩm mỹ khiến bạn thiếu tự tin khi giao tiếp, e ngại,…

Cách chữa trị dị ứng son môi hiệu quả

Với những trường hợp bị dị ứng son môi ở mức độ nhẹ đến trung bình, bạn có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhà như sau:

1. Ngưng sử dụng loại son môi gây dị ứng

Việc tiếp tục sử dụng son môi chứa thành phần gây dị ứng sẽ khiến da viêm đỏ, phù nề, đau rát, nổi mụn nước lớn và ngứa ngáy dữ dội. Do đó, ngay sau khi nhận thấy những biểu hiện bất thường sau khi sử dụng son môi, bạn cần làm sạch vết son và ngưng sử dụng sản phẩm gây kích ứng, dị ứng da.

Bên cạnh đó, không để môi tiếp xúc với những yếu tố gây kích thích khác như thức ăn có vị chua, cay, thuốc lá, nhựa latex, nước súc miệng,… Nếu tiếp xúc với những yếu tố này có thể khiến vùng da môi bị tổn thương trở nên nặng nề và lâu lành.

2. Làm dịu, phục hồi da môi

Sau khi ngưng sử dụng sản phẩm son môi gây kích ứng, bạn cần tiến hành chăm sóc da môi để làm dịu tình trạng sưng viêm, giảm khô ráp, dưỡng phẩm và phục hồi tế bào da bị hư tổn.

Làm dịu, phục hồi da môi
Bạn nên thoa son dưỡng ẩm mỗi ngày 2 lần để làm dịu tình trạng ngứa ngáy, nứt nẻ, bong tróc và khô ráp

Một số biện pháp giúp làm dịu và phục hồi da môi dị ứng, bao gồm:

  • Làm sạch da môi: Sau khi nhận thấy các biểu hiện dị ứng, bạn cần sử dụng nước tẩy trang chuyên dụng cho môi để làm sạch vết son hoàn toàn. Kế đến, sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước ấm để làm dịu vùng da bị sưng phù, viêm đỏ.
  • Sử dụng son dưỡng ẩm: Bạn nên thoa son dưỡng ẩm mỗi ngày 2 lần để làm dịu tình trạng ngứa ngáy, nứt nẻ, bong tróc và khô ráp. Bên cạnh đó, da môi được dưỡng ẩm còn làm dịu hiện tượng kích ứng, ngăn ngừa thâm sạm hiệu quả.
  • Chườm mát: Trường hợp môi bị viêm đỏ và ngứa nhiều, bạn có thể tiến hành chườm mát khoảng 5 phút để làm giảm các triệu chứng dị ứng. Nhiệt độ lạnh từ khăn chườm sẽ giúp cải thiện sưng nóng, ngứa ngáy và nứt nẻ môi rõ rệt.
  • Tận dụng các nguyên liệu tự nhiên: Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên để cải thiện triệu chứng dị ứng son môi như dầu ô liu, nha đam, sữa chua, mật ong, dầu dừa,… Những loại mặt nạ dưỡng môi từ các nguyên liệu này có tác dụng làm mịn, nuôi dưỡng da môi, giảm ngứa ngáy và phục hồi tế bào bị hư tổn hiệu quả.

Với những trường hợp tổn thương da môi do dị ứng gây ra có xu hướng thuyên giảm nhanh sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc, phục hồi trên. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng những mẹo này thường xuyên để giúp dưỡng môi căng bóng, mịn màng.

3. Kết hợp thói quen chăm sóc khoa học

Song song với các biện pháp phục hồi vùng da môi, bạn cần kết hợp chế độ chăm sóc khoa học, lành mạnh để hỗ trợ việc điều trị diễn ra nhanh chóng và đạt kết quả tốt nhất. Đồng thời hạn chế nguy cơ thâm sạm vùng da môi, cải thiện một số triệu chứng do tình trạng dị ứng son môi gây ra.

Kết hợp thói quen chăm sóc khoa học
Uống nhiều nước, bổ sung các loại rau xanh, trái cây, nấm, củ,… vào chế độ ăn uống hàng ngày

Dưới đây là một số thói quen chăm sóc hỗ trợ quá trình điều trị dị ứng son môi đạt được kết quả tốt nhất:

  • Không dùng tay chà xát, cào gãi mạnh lên vùng da môi bị dị ứng. Bởi thói quen này có thể khiến môi bị chảy máu, sưng phù, ngứa ngáy và nứt nẻ nặng nề,
  • Tránh sử dụng son môi và trang điểm khi bị dị ứng. Đa số những sản phẩm này đều chứa một số chất bảo quản và lượng chất nhất định có thể tăng khả năng kích ứng da.
  • Mang khẩu trang, che chắn cẩn thận khi di chuyển ngoài trời để hạn chế ảnh hưởng của tia UV, đồng thời bảo vệ môi trước những yếu tố kích thích.
  • Uống nhiều nước, bổ sung các loại rau xanh, trái cây, nấm, củ,… vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện miễn dịch và thúc đẩy phục hồi vùng da bị tổn thương.
  • Hạn chế những loại thực phẩm, đồ uống như bia rượu, nước có gas, cà phê, thịt bò, thịt gà, hải sản,… Các nhóm thực phẩm này có thể khiến vùng môi ngứa ngáy dữ dội, sưng đỏ và thâm sẹo sau điều trị.
  • Loại bỏ thói quen cắn môi, liếm môi. Bởi điều này có thể khiến môi bị nứt nẻ, khô ráp, ngứa ngáy và tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bội nhiễm.

Dị ứng son môi có phải dùng thuốc không?

Đa số các trường hợp bị dị ứng son môi có thể thuyên giảm hoàn toàn sau khi được chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trường hợp vùng da môi bị sưng đỏ, phù nề, ngứa ngáy nhiều, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sử dụng một số loại thuốc để khắc phục.

Dị ứng son môi có phải dùng thuốc không?
Trường hợp vùng da môi bị sưng đỏ, phù nề, ngứa ngáy nhiều, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sử dụng một số loại thuốc điều trị

Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị dị ứng son môi:

  • Thuốc bôi chứa corticoid có hoạt tính nhẹ: Trong một số trường hợp da môi bị phù nề, sưng viêm nặng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi chứa corticoid hoạt tính nhẹ để kháng dị ứng, giảm viêm và ngứa ngáy hiệu quả. Loại thuốc này thường được chỉ định dùng từ 1 – 2 lần mỗi ngày và sử dụng trong 5 – 7 ngày.
  • Các loại thuốc ức chế calcineurin: Trường hợp các triệu chứng dị ứng ở môi không thuyên giảm sau khi sử dụng corticoid, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn sử dụng thuốc ức chế calcineurin thay thế. Các thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng giống như thuốc chứa corticoid nhưng không gây nổi mụn trứng cá, làm giãn mao mạch hay mỏng da khi dùng trong thời gian dài.
  • Thuốc kháng histamine H1: Thuốc được sử dụng để làm giảm tổn thương, kháng dị ứng và cải thiện tình trạng ngứa ngáy. Hầu hết nhóm thuốc kháng histamine H1 có độ an toàn cao và hạn chế phát sinh tác dụng phụ.
  • Thuốc kháng sinh, kháng virus: Nhóm thuốc này được sử dụng với các trường hợp dị ứng son môi có dấu hiệu bội nhiễm hoặc nguy cơ nhiễm trùng cao. Tùy thuộc vào tình trạng của từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng virus, kháng sinh ở dạng uống hoặc dạng bôi.

Những loại thuốc điều trị dị ứng son môi chỉ được dùng trong trường hợp cần thiết. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể khiến vùng da bị tổn thương bội nhiễm, đau rát, chậm lành và để lại thâm sẹo. Do đó, khi có ý định sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Các biện pháp phòng ngừa dị ứng son môi

Tổn thương do dị ứng son môi gây ra gần như chỉ ảnh hưởng ngoài da, gây ngứa ngáy, đau rát nhẹ và dễ kiểm soát qua chế độ chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này tái phát thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm, thâm sạm và ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình của phái đẹp.

Để ngăn ngừa tình trạng dị ứng tái phát, bạn cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Cần thận trọng trong việc chọn mua son môi. Ưu tiên những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu lớn, chứa thành phần an toàn, lành tính.
  • Cân nhắc sử dụng những sản phẩm son môi hữu cơ nếu có tiền sử dị ứng son môi hoặc cơ địa nhạy cảm.
  • Bạn cần sử dụng son dưỡng mỗi ngày từ 2 – 3 lần để hạn chế tình trạng khô ráp, dưỡng ẩm cho môi và tránh kích ứng.
  • Loại bỏ những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến da môi như liếm môi, bóc da môi, cắn môi,…
  • Bổ sung nhiều nước và xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh nhằm nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng cường sức đề kháng cho làn da nói chung và vùng da môi nói riêng.
  • Mang khẩu trang khi hoạt động ngoài trời, tránh để da mặt và da môi tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, nhiệt độ nóng, kim loại nặng trong không khí,…

Dị ứng son môi là tình trạng da liễu phổ biến ở nữ giới. Tuy có mức độ tổn thương nhẹ nhưng nếu không được xử lý đúng cách, các triệu chứng do dị ứng gây ra có thể tiến triển nặng nề và gây viêm nhiễm. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...