Dị Ứng Tôm Cua: Cách Xử Lý Và Phòng Tránh Hiệu Quả
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Dị ứng tôm cua thường xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với protein có trong thực phẩm. Tình trạng này không chỉ gây nổi mề đay mẩn ngứa và còn đi kèm với một số biểu hiện nghiêm trọng như khó thở, hạ huyết áp đột ngột, buồn nôn, nôn mửa, choáng đầu,…
Dị ứng tôm cua là do đâu?
Tôm cua là những loại thực phẩm chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào như canxi, protein, magie, chất béo, sắt,… Bên cạnh cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể, bồi bổ sức khỏe. Những món ăn từ tôm cua còn giúp duy trì xương khớp chắc khỏe, tăng cường sinh lý ở nam và nữ.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy có gần 30% trường hợp bị dị ứng sau khi ăn tôm cua và những loại hải sản khác. Theo các chuyên gia Da liễu, tình trạng này thường xảy ra do cơ thể dị ứng với lượng protein có trong thực phẩm.
Dị ứng hải sản gây ra khi hệ miễn dịch nhận định protein có trong cua, tôm là “dị nguyên”. Kế đến có thể có xu hướng tạo ra kháng nguyên (IgE). IgE tăng cao có thể kích thích tế bào mast phóng thích histamine (thành phần trung gian phản ứng dị ứng) và bùng phát các biểu hiện dị ứng như nổi mề đay mẩn ngứa, phát ban, sổ mũi, chảy nước mũi, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa,…
Thông thường, dị ứng tôm cua đặc trưng bởi tổn thương da, phạm vi xuất hiện của tổn thương này phụ thuộc vào mức độ của dị ứng. Đối với những trường hợp nhẹ, mề đay, phát ban chỉ xuất hiện ít và khu trú tại một số vùng da nhất định. Tuy nhiên, ở trường hợp dị ứng nặng nề, tổn thương da có thể lan rộng khắp cơ thể, bao gồm vùng mặt.
Dấu hiệu nhận biết dị ứng tôm cua
Các biểu hiện dị ứng tôm cua thường đa dạng và có xu hướng khởi phát đột ngột (chỉ sau vài phút hoặc vài giờ khi ăn). So với dị ứng do nọc độc côn trùng, dị ứng mỹ phẩm,… dị ứng do thức ăn thường xuất hiện các triệu chứng có mức độ nghiêm trọng hơn, nhất là tổn thương da. Bởi lúc này, histamine không chỉ được phóng thích và da mà còn giải phóng vào niêm mạc môi, họng, mũi, đường ruột,…
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết dị ứng tôm cua:
- Trên da xuất hiện những ban da có màu hồng/ đỏ hoặc sẩn ngứa có giới hạn rõ ràng với những khu vực xung quanh.
- Thường gây ngứa ngáy khó chịu, nghiêm trọng và có xu hướng tăng mức độ khi chà xát, cào gãi, ma sát
- Có cảm giác buồn nôn, nôn mửa, người nôn nao, khó chịu
- Khó nuốt, chảy nước mũi, hắt hơi, đau bụng, tiêu chảy,…
Những biểu hiện có thể thuyên giảm sau vài tiếng đồng hồ và biến mất hoàn toàn trong vài ngày. Tuy nhiên, ở những trường hợp bị dị ứng nặng, tình trạng này có thể phát sinh những triệu chứng nặng nề như:
- Chóng mặt và ngất xỉu
- Khó nuốt, cổ họng nghẹn, khó thở
- Mề đay mẩn ngứa nặng gây sưng mí mắt, mặt và môi
- Tiêu chảy kéo dài và nôn mửa
- Co thắt thanh quản, chảy nước mắt, hen suyễn, hắt hơi liên tục
- Sốc phản vệ (da nổi vân tím, tụt huyết áp đột ngột, mạch chậm,…)
Trường hợp dị ứng tôm cua gây sốc phản vệ, co thắt phế quản, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý kịp thời. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy hô hấp, thậm chí là tử vong.
Những đối tượng có nguy cơ bị dị ứng tôm cua
Dị ứng thực phẩm nói chung là dị ứng tôm cua hay hải sản nói riêng chỉ xuất hiện ở một số đối tượng nhất định. Theo đó, ở người khỏe mạnh, những thực phẩm này thường không gây ra các triệu chứng bất thường nào.
Số liệu thống kê cho thấy, các biểu hiện do dị ứng tôm cua gây ra thường gặp ở các đối tượng sau:
- Người cao tuổi: Người cao tuổi thường có chức năng thận, gan và hệ tiêu hóa suy giảm. Do đó, việc bổ sung quá nhiều tôm cua có thể gây ra phản ứng dị ứng.
- Trẻ em: Đây là đối tượng có hệ miễn dịch và tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Do đó, khi bổ sung tôm cua và những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, cơ thể không có khả năng chuyển hóa hoàn toàn. Theo đó, lượng protein không được hấp thụ có thể kích thích hoạt động miễn dịch và gây phát ban, nổi mề đay, ngứa ngáy, sổ mũi, đau bụng,…
- Người mắc bệnh cơ địa: Trường hợp mắc bệnh cơ địa như viêm da cơ địa, chàm, hen suyễn,… thường nhạy cảm với thực phẩm và những tác nhân gây kích thích.
Cách xử lý khi bị dị ứng tôm cua
Tình trạng nổi mề đay khi ăn tôm cua có xu hướng thuyên giảm sau vài giờ đồng hồ đến vài ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng này kéo dài, tiến triển nghiêm trọng, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và chỉ định một số loại thuốc điều trị phù hợp.
1. Thăm khám và điều trị y tế
Các biểu hiện dị ứng sau khi ăn tôm cua thường đa dạng với nhiều mức độ khác nhau. Trong trường hợp tổn thương da nặng nề, gây phù nề, sưng viêm và đi kèm với các triệu chứng sốc phản vệ hay co thắt thanh quản, bạn cần tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được xử lý kịp thời.
Để cải thiện nhanh các biểu hiện dị ứng, bác sĩ có thể tiến hành tiêm Epinephrine giúp ổn định huyết áp, đảm bảo hô hấp cũng như ngăn ngừa các biến chứng phát sinh. Sau khi tình trạng đã ổn định, bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng cụ thể và chỉ định những loại thuốc phù hợp.
2. Dùng thuốc theo hướng dẫn
Nếu các biểu hiện dị ứng tôm cua chỉ gây ngứa ngáy da, nổi sẩn đỏ và không phát sinh những triệu chứng nặng nề đường tiêu hóa, hô hấp và thần kinh. Lúc này bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ sử dụng một số loại thuốc cải thiện tình trạng dị ứng, đồng thời ngăn ngừa tổn thương da lan rộng.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị dị ứng tôm cua:
- Thuốc kháng histamine H1: Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế thụ thể H1 để ngăn ngừa quá trình phóng thích histamine vào niêm mạc và da. Do đó, thuốc có thể ngăn ngừa phản ứng dị ứng, đồng thời cải thiện tình trạng nổi mề đay, chảy nước mũi, hắt hơi, đầy hơi, đau bụng,…
- Các loại kem bôi làm dịu da và giảm ngứa: Để làm dịu các triệu chứng phát ban, nổi mề đay, ngứa ngáy, đau rát, khó chịu, bạn có thể sử dụng một số loại kem bôi chứa menthol và sulfat kẽm. Trong quá trình sử dụng thuốc, tránh cào gãi, chà xát, ma sát lên vùng da bị tổn thương. Bởi thói quen này có thể khiến tình trạng ngứa ngáy tăng cao và thúc đẩy tổn thương da lan rộng.
3. Áp dụng một số biện pháp khắc phục khác
Bên cạnh tuân thủ biện pháp điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo cải thiện tại nhà. Ưu điểm của biện pháp này là an toàn, cải thiện tình trạng dị ứng ở mức độ nhẹ nhanh chóng.
Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng dị ứng tôm cua tại nhà được nhiều người áp dụng:
- Trường hợp bị dị ứng nặng nề, bạn có thể kích thích cổ họng để nôn mửa các thực phẩm gây dị ứng ra ngoài.
- Cho vài lát gừng tươi vào nước ấm rồi hãm trong 15 phút. Dùng trà gừng không chỉ làm giảm cảm giác buồn nôn, nôn mửa, lạnh bụng mà còn kiểm soát tình trạng dị ứng hiệu quả.
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể uống trà mật ong ấm để cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, ngứa ngáy ở cổ họng, thở khò khè, hắt hơi do dị ứng tôm cua gây ra.
- Tắm nước mát hoặc chườm lạnh là một trong những cách làm giảm tổn thương da do dị ứng gây ra hiệu quả. Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp làm dịu phản ứng của mao mạch, giảm ngứa ngáy và sưng viêm hiệu quả.
- Trong thời gian điều trị, ưu tiên ăn những món ăn lỏng, mềm, ít gia vị nhằm hạn chế áp lực lên hệ tiêu hóa. Đồng thời, cần bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, giảm những biểu hiện khó chịu.
Các biện pháp phòng ngừa dị ứng tôm cua hiệu quả
Dị ứng tôm cua không chỉ gây tổn thương da, nổi mề đay, phát ban mà còn phát sinh những biểu hiện nặng nề như có thắt thanh quản, khó thở, mạch chậm, tụt huyết áp, sốc phản vệ,… nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.
Do đó, sau khi điều trị, bạn cần chủ động áp dụng các biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng dị ứng tái phát. Cụ thể:
- Tuyệt đối không ăn các loại hải sản có tiền sử dị ứng – nhất là tình trạng dị ứng nghiêm trọng.
- Người có cơ địa nhạy cảm chỉ nên dung nạp những loại hải sản ít gây dị ứng như cá thu, cá hồi,… Tránh ăn những loại hải sản như tôm, cua, mực, nghêu, sò, hàu,…
- Khi ăn hải sản, cần đảm bảo chế biến chín hoàn toàn. Ăn tái hoặc sống có thể làm tăng nguy cơ dị ứng cũng như nhiễm khuẩn ở đường ruột.
- Tránh cho trẻ nhỏ ăn quá nhiều tôm cua và nhóm thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.
- Không ăn tôm cua và các loại hải sản với thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào. Bởi trong hải sản có chứa chất asen pentavenlent khi kết hợp với vitamin C sẽ bị chuyển hóa và tạo thành asen trioxide (thạch tín). Đây là chất có độc tính cáo, gây dị ứng hoặc đe dọa đến tính mạng.
- Ở người có thể trạng “hàn” cần hạn chế ăn quá nhiều hải sản. Bởi đây là nhóm thực phẩm có tính lạnh, có thể gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Đồng thời, nên ăn kèm với những gia vị và thực phẩm có tính ấm như gừng, sả, tỏi, hẹ,…
Dị ứng tôm cua và những loại hải sản khác có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu được chăm sóc, điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trường hợp các triệu chứng dị ứng tiến triển nặng nề, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Xem Thêm:
- Dị Ứng Son Môi: Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị Nhanh Chóng
- Dị Ứng Bột Ngọt: Triệu Chứng, Cách Điều Trị, Phòng Ngừa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!