Mãn Kinh Có Huyết Trắng Không? [Giải đáp từ chuyên gia]

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Mãn kinh có huyết trắng không? Đây là câu hỏi được nhiều phụ nữ quan tâm. Theo đó, các chuyên gia lý giải, sau giai đoạn mãn kinh hầu như huyết trắng vẫn còn nhưng với lượng rất ít. Trường hợp huyết trắng ra nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa.

Mãn kinh có huyết trắng không?

Mãn kinh có huyết trắng không là thắc mắc được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Theo các chuyên gia, dịch nhầy âm đạo vẫn tiếp tục tiết ra sau khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, tuy nhiên lượng huyết trắng lúc này không nhiều.

Mãn kinh có huyết trắng không?
Nhiều chị em phụ nữ thắc mắc vấn đề mãn kinh có huyết trắng không

Nguyên nhân là do những thay đổi của cơ thể, sự lão hóa của bộ phận sinh dục khiến cho dịch tiết ít đi. Tuy nhiên, thực tế không phải chỉ khi nữ giới mãn kinh mới bắt đầu có sự thay đổi này. Những bất thường ở vùng kín đã xuất hiện từ khi phụ nữ mang thai, sinh nở và bước qua tuổi 30.

Những dấu hiệu khác biệt so với trạng thái bình thường luôn khiến nữ giới bất an, lo lắng. Nhất là hiện tượng huyết trắng ít dần đi, âm đạo khô hạn hơn. Điều này khiến phụ nữ lo lắng, không biết đang gặp vấn đề phụ khoa gì, hoặc có đang bị suy giảm chức năng buồng trứng không.

Phụ nữ nên theo dõi các trạng thái huyết trắng để sớm có biện pháp can thiệp khi cần thiết. Theo đó, tùy vào thời điểm mà lượng dịch tiết ra sẽ không giống nhau, cụ thể:

  • Giai đoạn thành niên, trong độ tuổi sinh sản, nội tiết tố nữ trong thời kỳ đỉnh điểm. Khi cơ thể nữ giới hưng phấn tình dục, lượng huyết trắng sẽ tiết ra nhiều hơn. Hiện tượng này rất bình thường và không cần lo lắng, không phải là bệnh lý. Tuy nhiên nếu màu sắc của huyết trắng, mùi của huyết trắng bất thường, bạn cần lưu ý.
  • Giai đoạn trung niên, trong độ tuổi mãn kinh, nội tiết tố nữ suy giảm. Lúc này, hormone sinh dục nữ thấp dần khiến cho quá trình tiết dịch âm đạo cũng suy giảm. Do đó, lượng huyết trắng tiết ra ngày càng ít khiến âm đạo trở nên khô hơn.

Do đó, trả lời thắc mắc: “Mãn kinh có huyết trắng không?”, câu trả lời là có. Tuy nhiên tùy từng giai đoạn mà huyết trắng sẽ giảm dần. Bạn có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu nhận thấy những bất thường của âm đạo để được hỗ trợ sớm.

Những thay đổi báo hiệu thời kỳ mãn kinh

Giai đoạn mãn kinh, như các bạn đã biết nội tiết tố của phụ nữ sẽ bắt đầu suy giảm dần. Lúc này lượng dịch được tiết ra sẽ ít hơn và khiến cho nữ giới gặp phải một vài vấn đề trong cuộc sống. Khi đó, vùng kín cũng sẽ có một số thay đổi, báo hiệu cho biết phụ nữ đã bước vào thời kỳ mãn kinh, chẳng hạn:

Những thay đổi báo hiệu thời kỳ mãn kinh
Sự thay đổi nội tiết ở nữ giới khi đến tuổi mãn kinh gây ra các bất thường ở vùng kín
  • Niêm mạc âm đạo tuổi mãn kinh thường khô hạn và mỏng dần, độ đàn hồi kém.
  • Môi trường âm đạo lúc này chuyển sang dạng kiềm, khiến cho hại khuẩn có điều kiện sinh sôi, gây hại cho vùng kín.
  • Tử cung thay đổi cấu trúc, hẹp dần, đồng thời buồng trứng không hoạt động như trước, suy giảm chức năng khiến kỳ kinh thưa dần và biến mất.
  • Lông tại vùng kín có dấu hiệu rụng dần.
  • Do âm đạo tiết ít huyết trắng nên khi quan hệ tình dục nữ giới sẽ cảm thấy khô hạn, đau rát, không còn hưng phấn tình dục, một số trường hợp bị chảy máu âm đạo.

Những biểu hiện kể trên có thể là dấu hiệu báo rằng phụ nữ sắp bước vào giai đoạn mãn kinh. Tùy cơ thể của mỗi người mà mãn kinh sẽ đến sớm hay muộn.

Tuy nhiên, nếu nhận thấy các thay đổi bất thường xuất hiện, chị em phụ nữ nên chủ động thăm khám tìm ra nguyên nhân để khắc phục sớm. Nhất là trường hợp khí hư ra ít hoặc nhiều kèm theo các dấu hiệu của bệnh phụ khoa.

Mãn kinh ra huyết trắng nhiều có sao không?

Thông thường khi nữ giới bước qua tuổi trung niên, sắp đến thời kỳ mãn kinh lượng huyết trắng sẽ dần ít đi. Tuy nhiên một vài người nhận thấy huyết trắng vẫn tiếp tục tiết ra như bình thường.

Trường hợp nữ giới đã chấm dứt kinh nguyệt hoàn toàn nhưng dịch âm đạo vẫn ồ ạt, kèm theo ngứa ngáy, đau rát khó chịu,… cần thận trọng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa. Khi đó phụ nữ cần được khám và điều trị sớm.

Dưới đây là các vấn đề viêm nhiễm thường gặp sau giai đoạn mãn kinh của phụ nữ:

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp. Có thể nói, gần như phụ nữ nào cũng có khả năng mắc phải một lần trong đời. Tuy được đánh giá là tình trạng viêm nhiễm không quá nghiêm trọng, thế những nếu không phát hiện sớm và điều trị, hại khuẩn có thể lan rộng gây ra nhiều biến chứng.

Bệnh lý này cũng có khả năng xuất hiện ở giai đoạn trung niên khi phụ nữ đã bước vào thời kỳ mãn kinh. Như trên đã đề cập, dịch âm đạo tiết ra ít hơn, làm “cô bé” trở nên khô hạn, thay đổi pH âm đạo khiến hại khuẩn có điều kiện sinh sôi.

Mãn kinh ra huyết trắng nhiều có sao không?
Âm đạo trở nên khô hạn hơn khiến viêm nhiễm phụ khoa dễ xảy ra hơn

Lúc này, nếu phụ nữ nhận thấy vùng kín kèm theo các biểu hiện bất thường khác nên chủ động đến gặp bác sĩ phụ khoa. Trong đó có thể kể đến như hiện tượng đau rát âm đạo, tiết dịch có mùi lạ, màu sắc bất thường, vùng kín ngứa ngáy, nổi mụn nước, tiểu buốt, tiểu rắt,…

Nhiễm nấm âm đạo

Thời kỳ mãn kinh còn là giai đoạn phụ nữ dễ mắc các bệnh lý phụ khoa nhất. Tuy nhiên không phải chị em phụ nữ nào cũng biết vấn đề này. Không hẳn khi phụ nữ không còn kinh nguyệt, giảm quan hệ tình dục thì vùng kín sẽ không bị viêm.

Thực tế, ở giai đoạn này, dịch tiết dần ít đi là điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn sinh sôi. Bởi, âm đạo mất đi lớp màng bảo vệ, khiến cho nấm ngứa có cơ hội tấn công “cô bé”. Trong đó, tình trạng nhiễm nấm âm đạo ở giai đoạn mãn kinh khá phổ biến.

Nguyên nhân là do đề kháng của nữ giới giảm, kết hợp với hiện tượng thay đổi nội tiết tố, âm đạo khô, ít lợi khuẩn hơn bình thường. Khi bị nấm men tấn công, vùng kín có thể bị ngứa ngáy, kèm mùi tanh hôi khó chịu,…

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp hiện nay. Bệnh gây ngứa vùng kín, khí hư ra nhiều hơn bình thường kèm mùi tanh hôi khó chịu. Các dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với các tình trạng viêm nhiễm khác.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung nếu không phát hiện và kiểm soát có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, chuyên gia khuyên chị em phụ nữ khi đã bước vào thời kỳ mãn kinh nên theo dõi sức khỏe, trường hợp nhận thấy cơ dấu hiệu thay đổi bất thường nên thăm khám sớm để được hỗ trợ, phòng ngừa rủi ro.

Viêm cổ tử cung

Bệnh viêm cổ tử cung nếu không được phát hiện sớm có thể biến chứng nguy hiểm. Bệnh có khả năng xuất hiện ở các đối tượng phụ nữ đã bắt đầu mãn kinh, khiến lượng huyết trắng tiết ra bất thường. Trường hợp không phát hiện sớm, bệnh dần chuyển thành ung thư hóa, ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận.

Mãn kinh ra huyết trắng nhiều có sao không?
Phụ nữ nên chủ động đến gặp bác sĩ phụ khoa để khám sớm khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường

Do đó, phụ nữ nên chủ động thăm khám nếu nhận thấy vùng kín có hiện tượng ngứa ngáy, lở loét, nhiễm nấm âm đạo,… Không chỉ có các bệnh lý phụ khoa kể trên, tình trạng bất thường của huyết trắng, huyết trắng ra nhiều, ồ ạt trong giai đoạn mãn kinh, kèm theo biểu hiện lạ khác có thể là do viêm vùng chậu, phần phụ, u xơ tử cung,…

Nên làm gì khi mãn kinh ra huyết trắng nhiều

Mãn kinh có huyết trắng không? Câu trả lời là , tuy nhiên lượng huyết trắng ở giai đoạn này không nhiều. Trường hợp bạn nhận thấy huyết trắng chảy ra ồ ạt kèm theo biểu hiện đau rát, ngứa ngáy khó chịu âm đạo,… có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa.

Chị em nên chủ động thăm khám sớm để phòng tránh các rủi ro không mong muốn. Dưới đây là các hướng điều trị huyết trắng ở giai đoạn mãn kinh được áp dụng hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo:

Điều trị Tây y

Khi đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ sẽ thực hiện một số kiểm tra, xét nghiệm tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng bất thường ở vùng kín nữ. Sau khi có kết quả chẩn đoán, tùy mức độ viêm nhiễm, tổn thương của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.

Dùng thuốc Tây y có thể nói là phương án phổ biến hiện nay. Thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng khó chịu ở vùng kín cho nữ giới nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên lạm dụng hay tự ý sử dụng khi chưa được bác sĩ chỉ định để tránh gặp tác dụng phụ.

Các thuốc được dùng ở dạng uống, bôi, đặt hoặc ngâm rửa. Một số loại như:

  • Thuốc trị nhiễm khuẩn: Dùng cho phụ nữ mãn kinh bị tiết nhiều dịch âm đạo do nhiễm khuẩn. Thuốc được chỉ định như Doxycyline, Ceftriaxon, thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin.
  • Thuốc trị nấm âm đạo: Như đã đề cập, phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh rất dễ bị nấm ngứa, vi khuẩn tấn công. Trường hợp nhiễm nấm đâm đạo làm dịch tiết ra nhiều, bất thường có thể sử dụng thuốc Itraconazol, Fluconazol,… để điều trị bệnh.

Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không nên sử dụng thuốc bừa bãi để đảm bảo an toàn sức khỏe. Không tự ý kết hợp thuốc bừa bãi có thể gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng quá trình điều trị bệnh phụ khoa.

Áp dụng mẹo chữa tại nhà

Ngoài sử dụng thuốc tân dược, nhiều chị em phụ nữ đã tìm đến các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa thời kỳ mãn kinh. Các nguyên liệu được dùng có nguồn gốc từ thiên nhiên, khá lành tính và an toàn. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp hỗ trợ, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Nên làm gì khi mãn kinh ra huyết trắng nhiều
Ngoài dùng thuốc tân dược, nhiều chị em đã lựa chọn giải pháp cải thiện viêm nhiễm tại nhà

Phương pháp tại nhà thích hợp cho tình trạng viêm nhiễm nhẹ. Trường hợp vùng kín nữ giới có nhiều biểu hiện bất thường nên thăm khám và điều tri theo hướng dẫn của bác sĩ. Một vài mẹo dân gian khắc phục vấn đề huyết trắng như sau:

– Sử dụng lá trầu không:

Lá trầu không có tính nóng, chứa nhiều hoạt chất giúp kháng khuẩn, chống viêm, diệt vi khuẩn, nấm ngứa gây hại. Do đó, từ xưa ông bà ta đã sử dụng loại lá này làm thuốc chữa bệnh ngoài da, trong đó còn có hỗ trợ khắc phục các vấn đề phụ khoa cho chị em phụ nữ.

Sử dụng lá trầu không trị bệnh huyết trắng là cách làm được nhiều người áp dụng, kể cả những chị em đã bước vào độ tuổi mãn kinh. Tham khảo cách làm dưới đây:

  • Sử dụng một nắm lá trầu không, tươi, ngâm rửa với nước muối pha loãng cho thật sạch.
  • Vò nhẹ lá trầu rồi cho vào nồi nấu cùng với 2 lít nước.
  • Đun trong khoảng vài phút rồi đổ nước ra chậu, tiến hành xông hơi vùng kín.
  • Lưu ý giữ khoảng cách để tránh bỏng da, trước khi xông nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
  • Thực hiện phương pháp này mỗi tuần 2 – 3 lần giúp kiểm soát viêm nhiễm, giảm khí hư.

– Mẹo dùng cây húng quế:

Sử dụng lá húng quế chữa viêm nhiễm phụ khoa cũng là mẹo được nhiều người truyền tai nhau. Trong loại lá này chứa nhiều chất giúp kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Tham khảo ngay cách thực hiện đơn giản dưới đây:

  • Sử dụng khoảng một nắm lá húng quế, rửa với nước muối loãng.
  • Sau đó cho vào cối xay nhuyễn hoặc giã nát.
  • Cho húng quế vào nồi nấu sôi, dùng nước lá húng quế âm ấm vệ sinh vùng kín.
  • Thực hiện kiên trì để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

– Dùng tỏi: 

Tỏi không chỉ là nguyên liệu chế biến món ăn, tạo mùi vị thơm ngon mà còn là nguyên liệu làm thuốc chữa trị nhiều bệnh lý. Nhờ tỏi chứa các chất kháng viêm mạnh mẽ, được ví như thuốc kháng sinh tự nhiên.

Nên làm gì khi mãn kinh ra huyết trắng nhiều
Thêm tỏi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp cung cấp kháng sinh tự nhiên cho cơ thể

Chị em phụ nữ mãn kinh bị viêm nhiễm phụ khoa có thể dùng tỏi điều trị bằng cách thêm tỏi vào bữa ăn hàng ngày để tăng đề kháng cho cơ thể.

– Dùng lá ngải cứu:

Ngải cứu được nhắc đến nhiều trong bài thuốc chữa bệnh phụ khoa. Phụ nữ tuổi mãn kinh bị viêm nhiễm vùng kín có thể sử dụng nguyên liệu này. Theo đó, ngải cứu có chứa các chất giúp kháng khuẩn, tiêu diệt nấm ngứa gây hại “cô bé”. Tham khảo cách làm như sau:

  • Sử dụng khoảng 20g lá ngải cứu khô hoặc sử dụng loại tươi đều được.
  • Cho ngải cứu đã rửa sạch vào nồi nấu với lượng nước vừa đủ.
  • Đun đến khi sôi vài phút, tắt bếp, đổ nước ra chậu và tiến hành xông hơi vùng kín.

Bài thuốc dân gian an toàn, thích hợp với đối tượng mới khởi phát viêm nhiễm phụ khoa. Phương pháp hỗ trợ điều trị viêm nhiễm nhẹ, trường hợp nặng cần có sự can thiệp y tế.

Sử dụng thuốc Đông y

Sử dụng thuốc Đông y điều trị viêm nhiễm phụ khoa cho phụ nữ tuổi mãn kinh cũng là sự lựa chọn của nhiều người. Thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng, đồng thời giúp khắc phục một vài vấn đề liên quan. Người bệnh nên dùng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc để sớm đạt được hiệu quả tốt nhất.

Dưới đây là các thang thuốc được chỉ định cho từng trường hợp, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Bài thuốc 1: Thang thuốc gồm 12g mỗi vị sơn thừ, sinh địa, trạch tả, bạch linh, đại cốt bì, 20g mỗi vị sinh mẫu lệ, long cốt, quy bản. Nguyên liệu sau khi rửa sạch, cho vào nồi nấu kỹ 3 lần nước, mỗi lần lấy 1 bát, trộn đều lại với nhau và uống.
  • Bài thuốc 2: Thang thuốc gồm 12g mỗi vị bạch linh, đan bì, củ mài, 4g mỗi vị nhục quế, phụ tử. Nguyên liệu rửa sạch sau đó cho vào nồi nấu cùng với lượng nước vừa đủ, thu được nước cốt. Chắt lấy nước thuốc chia thành các lần uống hết trong ngày.

Thuốc Đông y lành tính, có thể dùng trong thời gian dài. Người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị như mong đợi.

Trong thời gian dùng thuốc, chị em nên tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc, tuyệt đối không tự ý kết hợp nhiều bài thuốc, loại thuốc bừa bãi có thể gặp tương tác thuốc nguy hiểm.

Lưu ý chăm sóc, phòng bệnh phụ khoa tuổi mãn kinh

Giai đoạn mãn kinh khiến nữ giới gặp phải nhiều vấn đề do cơ thể có nhiều sự thay đổi. Trong đó, vùng kín có thể tiết ra ít huyết trắng hơn khiến “cô bé” bị khô hạn, làm phụ nữ lo âu, tự ti. Tuy nhiên, đây có thể là biểu hiện sinh lý bình thường, chị em có thể cải thiện bằng cách ăn uống đủ chất, tập luyện thể dục để nâng cao sức khỏe tổng thể, giúp cơ thể sớm ổn định.

Trường hợp huyết trắng sau mãn kinh ra nhiều và kèm theo các biểu hiện bất thường, chị em nên thăm khám sớm. Bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp, giúp phụ nữ kiểm soát các vấn đề phụ khoa, phòng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Trong giai đoạn này, phụ nữ được các chuyên gia cảnh báo cần điều chỉnh sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng để giảm các biểu hiện khó chịu. Một vài lưu ý chăm sóc và phòng ngừa bệnh phụ khoa cho phụ nữ tuổi mãn kinh như sau:

  • Phụ nữ bị bốc hỏa trong người có thể dùng nước mát để uống, chẳng hạn nước nấu từ nha đam, các loại đậu,… Không nên dùng cà phê hoặc các thức uống chứa cồn, chất kích thích sinh nhiệt cho cơ thể.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, tập các bài cho cơ sàn chậu kích thích máu huyết lưu thông, đồng thời cũng giúp giảm khô hạn vùng kín cho chị em.
  • Không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo, lựa chọn sản phẩm vệ sinh nhẹ dịu có chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều hoa quả, rau củ tươi giúp cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Hạn chế các món chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá béo, quá ngọt,…
  • Ngủ đủ giấc, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế căng thẳng, stress, nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
  • Thăm khám phụ khoa nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Mãn kinh có huyết trắng không?” và các vấn đề liên quan khác. Phụ nữ cần chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng viêm nhiễm phụ khoa ở giai đoạn mãn kinh. Nếu nhận thấy các bất thường, chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

Bài Thuốc Mề Đay Tiêu Ban Giải Độc Thang Kết Tinh Giá Trị Thuốc Nam Bản Địa

Bài thuốc Tiêu Ban Giải Độc Thang do Trung Tâm Thuốc Dân Tộc và Viện...
Báo chí, truyền hình đưa tin về hiệu quả bài thuốc sinh lý nam Mãnh lực Phục dương khang

Báo Chí, Truyền Hình Đưa Tin Về Hiệu Quả Bài Thuốc Sinh Lý Nam Mãnh Lực Phục Dương Khang

Bài thuốc sinh lý Mãnh lực Phục dương khang của Trung tâm Thuốc dân tộc...
Mỗi bài thuốc được nghiên cứu cẩn thận

Những Nguyên Tắc Vàng Trong Bào Chế Các Bài Thuốc Của Y Diệu Đỗ Minh

Y Diệu Đỗ Minh là thương hiệu thuộc Tập đoàn Nam Y Đỗ Minh, cung...