Thuốc Chữa Nấm Âm Đạo
Top 11 Thuốc Chữa Nấm Âm Đạo Hiện Nay
Thuốc chữa nấm âm đạo hiện nay đa dạng, được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào yếu tố cơ địa và bệnh lý cụ thể. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến:
- Fluconazole:
- Chỉ định: Nấm Candida ở âm đạo, miệng - họng, thực quản, toàn thân.
- Liều lượng: 1 liều duy nhất 150mg.
- Miconazole:
- Chỉ định: Nấm họng, miệng, mắt, đường tiêu hóa, ngoài da và âm đạo.
- Liều lượng: Viên 400mg hoặc kem 2%, sử dụng theo chỉ dẫn.
- Butoconazole:
- Chỉ định: Nhiễm nấm âm đạo.
- Liều lượng: Đặt ống vào âm đạo 1 lần mỗi ngày trong 3-7 ngày.
- Clotrimazole:
- Chỉ định: Nấm Candida ở miệng - họng, nấm da, âm đạo.
- Liều lượng: Đặt viên 100mg vào âm đạo mỗi tối trong 7 ngày.
- Terconazole:
- Chỉ định: Nhiễm nấm âm đạo.
- Liều lượng: Đặt viên hoặc sử dụng kem theo chỉ dẫn.
- Tioconazole:
- Chỉ định: Nhiễm nấm âm đạo.
- Liều lượng: Bôi thuốc trước khi đi ngủ.
- Brexafemme:
- Chỉ định: Nhiễm trùng nấm âm đạo ở phụ nữ.
- Liều lượng: 300mg mỗi 12 giờ.
- Fluomizin:
- Chỉ định: Nhiễm khuẩn âm đạo.
- Liều lượng: Đặt viên mỗi ngày trong 6 ngày.
- Econazole:
- Chỉ định: Nấm da, lang ben, nấm âm đạo.
- Liều lượng: Sử dụng viên hoặc kem theo chỉ dẫn.
- Mycogynax:
- Chỉ định: Viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo.
- Liều lượng: 1 viên/ngày trong 10 ngày.
- Canesten:
- Chỉ định: Nấm da, nấm âm đạo.
- Liều lượng: Bôi mỗi sáng và tối trong ít nhất 2 tuần.
Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn, tránh tiếp xúc với chất kích thích, và theo dõi các triệu chứng để tránh tác dụng phụ. Nếu có dấu hiệu bất thường, cần thăm bác sĩ ngay lập tức.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Thuốc chữa nấm âm đạo giúp giải quyết tốt tình trạng viêm nhiễm âm đạo ở nữ giới. Tuy nhiên, thuốc chỉ được dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ nên cần tới bệnh viện để thăm khám, kiểm tra. Bài viết dưới đây sẽ thông tin tới người bệnh chi tiết về top 10 loại thuốc trị nấm âm đạo thường được bác sĩ kê đơn.
Tổng Quan Bệnh Lý Nấm Âm Đạo
Đây là tình trạng âm đạo bị nhiễm nấm gây ra viêm nhiễm, kích ứng, từ đó tiết dịch và ngứa ngáy dữ dội. Thông thường, sự tồn tại của các loại vi khuẩn trong cơ quan sinh dục chủ yếu là các loại có lợi, giúp cân bằng môi trường pH. Tuy nhiên, khi gặp một số điều kiện thuận lợi như rối loạn nội tiết tố hay nữ giới bị suy giảm sức đề kháng dẫn đến môi trường axit âm đạo bị kiềm hóa sẽ rất dễ bị các nấm men có hại tấn công, dẫn đến viêm nhiễm và gây nấm âm đạo.
Các chuyên gia cho biết loại nấm phổ biến gây nấm âm đạo là Candida Albican. Đây là loại nấm men có hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước khoảng 2 - 5µm. Loại nấm này có khả năng gây bệnh ở rất nhiều nơi trong cơ thể, trong đó phổ biến nhất là khu vực âm đạo.
Các bác sĩ cũng cho biết bệnh nấm âm đạo thường xuất hiện chủ yếu ở những phụ nữ đã có gia đình hoặc thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn. Một thống kê cho thấy có đến 75% trường hợp phụ nữ trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh ít nhất 1 lần trong đời. Nhìn chung bệnh lý này không khó điều trị, tuy nhiên dễ tái phát nhiều lần nếu không biết cách chăm sóc và phòng ngừa
Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân chính gây ra nấm âm đạo là do sự phát triển của nấm men Candida Albican. Bên cạnh đó, có rất nhiều yếu tố tác nhân khác tạo điều kiệ cho loại nấm gây hại này hình thành, phát triển và tấn công gây viêm nhiễm. Có thể kể đến một số yếu tố sau đây:
1. Do rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố khiến hàm lượng estrogen trong cơ thể suy giảm đột ngột, trong khi estrogen chính là lớp bảo vệ vững chắc giúp cơ thể của phụ nữ tránh được sự tấn công gây hại của các loại nấm men. Thông thường, tình nguyên nhân này thường xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ mang thai, phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh hoặc sau khi sinh con.
Bên cạnh đó, việc rối loạn nội tiết tố cũng là nguyên nhân làm cho chỉ số pH trong âm đạo bị mất cân bằng. Từ đó khiến cho âm đạo dễ bị tấn công bởi các loại nấm men gây hại và hình thành bệnh.
2. Do quan hệ tình dục không an toàn
Việc thường xuyên phát sinh quan hệ tình dục không an toàn như không dùng bao cao su sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm khuẩn chlamydia, từ đó gây bệnh nhiễm nấm âm đạo chlamydia.
3. Do thói quen sinh hoạt kém khoa học
Một số thói quen sinh hoạt kém khoa học tưởng chừng đơn giản nhưng lại là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý phụ khoa, trong đó có bệnh. Có thể kể đến một số thói quen xấu như thường xuyên sử dụng đồ lót ẩm ướt, dùng dung dịch vệ sinh âm đạo có chứa chất tẩy rửa mạnh, sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng, mặc quần lót bó sát,
4. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, còn một số tác nhân khác cũng phổ biến không kém trong việc gây bệnh nấm âm đạo như:
- Lạm dụng thuốc kháng sinh lâu ngày khiến mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể, khiến môi trường axit âm đạo bị kiềm hóa dẫn đến sự phát triển mạnh của các loại nấm âm đạo.
- Do thói quen vệ sinh không đúng cách, thụt rửa quá sâu, đặc biệt trong những ngày hành kinh... cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến nấm âm đạo.
- Sử dụng nguồn nước bẩn, khăn giấy, bao cao su kém chất lượng, suy nhược cơ thể do suy giảm sức đề kháng, chế độ ăn uống thiếu khoa học, có thói quen nhịn tiểu, thức khuya ngủ không đủ giấc, dùng băng vệ sinh hằng ngày liên tục, cạo lông mu, hay ngâm mình trong bồn tắm... đều là các tác nhân phổ biến gây ra bệnh.
Khi bị nhiễm nấm âm đạo, chị em phụ nữ sẽ phải đối mặt với một số triệu chứng khó chịu tại cơ quan sinh dục sau:
Ngứa rát âm đạo, âm hộ
Hầu hết mọi trường hợp bị nấm âm đạo đều gây ra triệu chứng ngứa rát này. Nguyên nhân là do nấm men Candida tấn công vào trong cơ quan sinh dục, sinh ra viêm nhiễm, từ đó kéo theo tình trạng ngứa ngáy, đau rát râm ran hoặc đau dữ dội khi tiểu tiện.
Thậm chí, mức độ ngứa rát còn ngày càng tăng lên vì xuất phát từ sâu bên trong âm đạo nếu kèm theo nổi mẩn ngứa, sưng đỏ vùng kín. Ngứa ngáy khiến người bệnh luôn muốn dùng tay để gãi mạnh hoặc cọ xát vào đạo, tuy nhiên điều này vô tình khiến cho tình trạng viêm nhiễm do nấm men càng nghiêm trọng hơn.
Tiết dịch âm đạo bất thường
Dịch âm đạo hay còn gọi là khí hư thông thường sẽ có màu trắng trong, không mùi và tiết ra đều đặn mỗi ngày với lượng vừa phải. Tuy nhiên, khi bị nấm âm đạo cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế tiết dịch nhiều hơn để phản ứng lại với nấm men gây hại. Lúc này, dịch âm đạo sẽ có sự thay đổi về màu sắc, chẳng hạn như dịch có màu trắng đục, lợn cợn như váng sữa, vón thành từng mảng như bã đậu.
Dịch tiết ra quá nhiều kèm theo mùi hôi tanh do nhiễm khuẩn khiến bộ phận sinh dục luôn trong tình trạng ẩm ướt, tỏa ra mùi hôi khó chịu. Từ đó càng làm tăng nặng các triệu chứng bệnh nấm âm đạo.
Đau rát khi quan hệ
Triệu chứng đau rát âm đạo càng thể hiện rõ ràng hơn ở mỗi lần chị em quan hệ tình dục. Thậm chí một số trường hợp còn gây chảy máu âm đạo do sự cọ xát mạnh của dương vật vào vị trí âm đạo bị tổn thương do nhiễm nấm.
Âm đạo sưng tấy
Một số trường hợp bị nhiễm nấm phụ khoa nặng thường đi kèm với triệu chứng sưng tấy âm đạo. Nếu không được can thiệp cải thiện kịp thời có thể làm sưng luôn cả phần môi âm hộ bên ngoài, lan ra hai bẹn, đùi... khiến người bệnh khó chịu, đau nhức khó hoạt động.
Tiểu tiện khó khăn
Tình trạng phát triển quá mức của các loại nấm gây hại tại âm đạo chắc chắn sẽ khiến cho chị em phụ nữ gặp phải tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt khó chịu. Ban đầu có thể chỉ viêm tại âm đạo nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể gây viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu...
Top 11 thuốc chữa nấm âm đạo tốt nhất hiện nay
Thuốc chữa nấm âm đạo hiện nay có rất nhiều loại, tùy theo yếu tố cơ địa và bệnh lý cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng những loại thuốc sau:
Fluconazole
Fluconazole là thuốc chống nấm được dùng để điều trị nhiễm trùng do các loại nấm khác nhau gây ra, đặc biệt là nấm men Candida. Fluconazole có sẵn dưới dạng viên nang và dung dịch dùng qua đường uống. Thuốc cũng được sản xuất ở dạng tiêm nhưng chỉ dùng cho những đối tượng không dung nạp hoặc không thể uống thuốc.
- Liều lượng: Uống Fluconazole 1 liều duy nhất 150mg.
- Cách dùng: Fluconazole dùng bằng cách nuốt hoàn toàn viên nang với nước hoặc bạn cũng có thể uống viên nang và dung dịch Fluconazole vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Chỉ định:
- Điều trị nấm Candida ở thực quản, miệng - họng, âm đạo hoặc toàn thân.
- Dùng để điều trị phòng các bệnh nhiễm nấm trầm trọng ở người bệnh HIV.
- Fluconazole dự phòng nhiễm nấm Candida cho bệnh nhân ghép tạng, ung thư.
Chống chỉ định:
- Người quá mẫn cảm với Fluconazole hay các thành phần khác có trong thuốc.
- Trường hợp bị rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.
- Dùng đồng thời với thuốc Astemizol, quinidin, cisaprid, pimozid, erythromycin.
- Dùng đồng thời Fluconazole liều ≥ 400 mg/ngày với terfenadine.
Tác dụng phụ: Đau đầu, buồn nôn, khó tiêu, phát ban trên da, viêm da do dị ứng, giảm cảm giác thèm ăn, buồn ngủ, ngứa, chóng mặt, đau bụng dữ dội. Ngoài ra, bệnh nhân có thể xuất hiện một số tác dụng hiếm gặp khác như giảm chức năng tuyến thượng thận, giảm tiểu cầu trong máu, nhịp tim bất thường, suy gan cấp tính, viêm gan, hoại tử biểu bì nhiễm độc, vàng da, phù mạch,...
Miconazole
Miconazole là một imidazol tổng hợp cho tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn bằng cách làm thay đổi tính thấm, chức năng của màng tế bào nấm, vi khuẩn. Từ đó làm ức chế sinh tổng hợp ergosterol ở vi nấm, làm thay đổi thành phần lipid cấu tạo màng của chúng và tiêu diệt vi nấm hiệu quả. Miconazole cho hiệu quả hoạt động tốt với các loại nấm như Candida, cladosporium, coccidioides, aspergillus, blastomyces.
Liều lượng:
- Viên 400mg, 200g dùng ngày 1 lần, điều trị trong 3 ngày và có thể dùng liên tục trong 6 ngày.
- Viên 100mg hoặc 5g kem 2% ngày dùng 1 lần, trong 7 ngày.
- Trường hợp ngứa âm đạo nên bôi kem 2% ngày 2 lần sáng và chiều trong khoảng 7 ngày.
Cách dùng: Miconazole dùng đặt âm đạo dưới dạng viên đặt hoặc kem.
Chỉ định: Miconazole được dùng trong trường hợp bị nấm họng, nấm miệng, nấm mắt, nấm đường tiêu hóa, nấm ngoài da và nấm âm đạo.
Chống chỉ định:
- Không dùng Miconazole khi bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc.
- Người bị rối loạn chức năng gan không nên dùng thuốc chữa nấm âm đạo Miconazole.
Tác dụng phụ: Buồn nôn, tiêu chảy, cảm ứng enzym gan rất thường gặp khi sử dụng Miconazole. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp tình trạng tăng tiểu cầu, ban đỏ, bệnh gan, hội chứng Stevens-Johnson,...
Butoconazole
Butoconazole được dùng để điều trị nhiễm nấm âm đạo, làm giảm cơn ngứa, nóng rát, chảy dịch âm đạo hoặc những triệu chứng khác có thể xảy ra khi mắc bệnh lý này. Butoconazole thuộc nhóm thuốc kháng nấm nhóm azole, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của nấm men gây nhiễm trùng.
Liều lượng:
- Liều dùng thông thường cho người lớn bị nấm Candida âm đạo: Đút ống thuốc vào âm đạo 1 lần mỗi ngày trước khi đi ngủ trong liên tiếp 3 - 7 ngày tùy trường hợp cụ thể theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Với 1 liều duy trì duy nhất: Đút 1 ống thuốc âm đạo 1 lần duy nhất.
Cách dùng:
- Vệ sinh tay trước và sau khi sử dụng thuốc Butoconazole.
- Nằm ngửa, đầu gối hướng về ngực rồi từ từ nhét ống thuốc vào sâu âm đạo và bơm cho tới khi hết liều.
Chỉ định: Butoconazole được chỉ định trong điều trị nhiễm nấm Candida âm hộ không biến chứng và trường hợp nhiễm nấm nặng, thường xuyên tái phát.
Chống chỉ định: Butoconazole chống chỉ định với những trường hợp quá mẫn cảm với Butoconazole hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
Tác dụng phụ: Nóng rát âm đạo, đau - sưng tấy, ngứa, đau vùng chậu, đau bụng, chuột rút và giảm tiểu cầu nghiêm trọng có hồi phục.
Clotrimazole
Clotrimazole là thuốc kê đơn dùng tại chỗ để điều trị bệnh nấm da. Thuốc có thành phần chính là Clotrimazole và được bào chế ở dạng kem bôi da, viên đặt âm đạo, viên ngậm hoặc dung dịch dùng ngoài.
Clotrimazole cho hiệu quả điều trị tốt với các loại nấm như Microsporum canis, Trichophyton rubrum, Epidermophyton floccosum, Trichophyton mentagrophytes và các loại Candida. Bên cạnh đó còn có vi khuẩn gram dương như Streptococcus pyogenes, Staphylococcus aureus hay gram âm như Gardnerella vaginalis, Bacteroides hoặc Trichomonas.
Liều lượng:
- Đặt 1 viên Clotrimazole 100mg vào âm đạo mỗi tối trước khi đi ngủ. Dùng liên tục trong 7 ngày.
- Ở dạng Clotrimazole 500mg, chỉ đặt 1 viên duy nhất.
- Dạng kem Clotrimazole dùng 5g/lần/ngày trong 7 - 14 ngày.
Cách dùng: Dùng bằng cách đặt âm đạo với dạng viên và bôi âm đạo với dạng kem.
Chỉ định: Clotrimazole được chỉ định điều trị tại chỗ cho những đối tượng bị bệnh nấm Candida ở miệng - họng, bệnh nấm da, nấm kẽ ngón tay - kẽ chân, bệnh nấm Candida ngoài da, âm hộ, lang ben, viêm móng,...
Chống chỉ định: Clotrimazole chống chỉ định cho những người quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng phụ: Kích ứng, nóng rát, đau rát vùng bôi thuốc, viêm da dị ứng do tiếp xúc.
Terconazole
Terconazole thuộc nhóm thuốc tiết niệu - sinh dục có tác dụng lên âm đạo. Thuốc dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng nấm âm đọa, làm giảm tình trạng nóng rát, ngứa, tiết dịch ở âm đạo khi bị nhiễm trùng âm đạo. Terconazole thuộc nhóm thuốc trị nấm nhóm azole và hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của nấm gây bệnh nhiễm trùng.
Liều lượng:
- Thuốc đặt âm đạo: Đặt 1 viên Terconazole vào trong âm đọa 1 lần một ngày trước khi ngủ trong vòng 3 ngày liên tiếp.
- Thuốc kem bôi âm đạo 0.8%: Đặt 1 dụng cụ đặt thuốc vào trong âm đạo 1 lần 1 ngày vào trước lúc đi ngủ trong vòng 3 ngày liên tiếp.
- Thuốc kem bôi âm đạo 0.4%: Đặt 1 dụng cụ đặt thuốc vào âm đạo 1 lần ngày vào trước khi ngủ trong vòng 7 ngày liên tiếp.
Cách dùng: Dùng đặt âm đạo với dạng viên đạn hoặc bôi ngoài da ở dạng kem.
Chỉ định: Người bị nấm Candida âm đạo.
Chống chỉ định: Không dùng khi bị dùng Terconazole bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc.
Tác dụng phụ: Suy nhược, bệnh giống cúm, co thắt phế quản, nhiễm độc hoại tử biểu bì, phát ban, mày đay, sốc phản vệ, phù mặt, quá mẫn,...
Tioconazole
Tioconazole dùng trong điều trị nhiễm nấm âm đạo, giúp giảm rát, ngứa và tiết dịch âm đạo. Đây là thuốc kháng nấm azole, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của nấm men. Tuy nhiên nếu bị sốt, ớn lạnh hoặc các triệu chứng giống cúm thì không nên sử dụng thuốc Tioconazole.
Đồng thời không dùng băng vệ sinh, nước rửa âm đạo, chất diệt tinh trùng hay các sản phẩm có tác dụng lên âm đạo khi dùng thuốc Tioconazole.
Liều lượng: Bôi thuốc Tioconazole trước 1 lần trước khi ngủ.
Cách dùng:
- Dùng Tioconazole ngoài da sau khi làm sạch, lau khô vùng kín.
- Thoa một lớp thuốc Tioconazole mỏng lên da, rửa lại tay.
- Không bôi Tioconazole vào bên trong âm đạo.
Chỉ định:
- Tioconazole dùng điều trị tại chỗ bệnh nấm âm hộ - âm đạo gây ra bởi Candida.
- Trị nấm da lông, lang ben.
Chống chỉ định: Tioconazole không dùng cho trường hợp có tiền sử mẫn cảm với các dẫn chất imidazol chống nấm hoặc với các thành phần khác của thuốc.
Tác dụng phụ: Bỏng rát âm đạo, viêm âm đạo, nhức đầu, đau bụng, viêm họng, viêm mũi, khó chịu ở âm đạo, phát ban, tiểu tiện khó và rát. Tác dụng phụ hiếm gặp hơn gồm có sưng âm hộ, đau âm hộ, xuất tiết âm đạo, đỏ da, đa niệu, giao hợp đau, khô dịch tiết âm đạo, tróc niêm mạc,...
Brexafemme
Brexafemme là thuốc kê đơn được phân loại vào nhóm thuốc kháng nấm, có thành phần chính là ibrexafungerp. Brexafemme được điều chế ở dạng viên nén, mỗi viên chứa 150mg ibrexafungerp cùng các tá dược khác.
Liều lượng: Phụ nữ trưởng thành dùng 300mg (2 viên), cách nhau khoảng 12 giờ nhưng trong cùng một ngày. Tổng liều dùng Brexafemme hàng ngày là 600mg (4 viên).
Cách dùng: Brexafemme được dùng cùng với thức ăn hoặc dùng trực tiếp đều được.
Chỉ định: Brexafemme dùng điều trị cho phụ nữ nhiễm trùng nấm âm đạo.
Chống chỉ định:
- Không dùng Brexafemme nếu quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.
- Phụ nữ mang thai hoặc có dự định mang thai.
Tác dụng phụ: Đại tiện phân lỏng, đau dạ dày, buồn nôn, chóng mặt, nôn, khó thở, khó nuốt, tim đập nhanh, đau bụng dưới, ngứa da, chuột rút, phát ban, mẩn đỏ, sưng mặt - cổ họng - lưỡi, chảy máu âm đạo.
Fluomizin
Fluomizin thuộc phân nhóm thuốc tác động lên âm đạo có tên gốc là dequalinium chloride. Loại thuốc chữa bệnh nấm âm đạo này được bào chế dưới dạng hình trứng thuôn dài với 2 mặt lồi và bề mặt nhẵn. Fluomizin chứa thành phần chính là dequalinium chloride 10mg - một loại muối amoni bậc 4 có tác dụng kháng khuẩn phổ rộng.
Liều lượng: Đặt 1 viên Fluomizin mỗi ngày vào trong âm đạo, dùng trong 6 ngày liên tiếp.
Cách dùng:
- Fluomizin dùng đặt âm đạo.
- Viên đặt Fluomizin cần được đưa sâu vào âm đạo vào buổi tối trước khi đi ngủ ở tư thế nằm, cẳng chân hơi gập lại.
Chỉ định:
- Fluomizin dùng khi bị nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm nấm âm đạo.
- Bệnh do Trichomonas.
Chống chỉ định:
- Quá mẫn cảm với hoạt chất, bất cứ tá dược nào có trong thuốc chữa nấm âm đạo Fluomizin.
- Loét biểu mô âm đạo, từng phần âm đạo.
- Thiếu nữ chưa đủ tuổi trưởng thành về sinh dục không nên dùng Fluomizin.
Tác dụng phụ: Fluomizin có thể gây ngứa, nóng rát, đỏ vùng kín.
Econazole
Econazole được dùng nhiều trong điều trị các bệnh nhiễm trùng da như nấm chân, ngứa, ecpet mảng tròn hoặc các dạng nhiễm trùng do nấm khác. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể giải quyết tốt tình trạng lang ben, nhiễm trùng do nấm gây ra ở cổ, ngực, cánh tay, chân.
Tương tự như nhiều loại thuốc chữa nấm âm đạo khác, Econazole thuộc nhóm thuốc kháng nấm azole hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của nấm. Thuốc dùng ngoài da để làm sạch và khô vùng da cần điều trị. Nếu sử dụng quá thường xuyên hơn so với quy định, hiệu quả cải thiện sẽ nhanh hơn nhưng tác dụng phụ có thể gia tăng.
Liều lượng:
- Viên đặt âm đạo 150mg: Ngày dùng 1 lần vào trước lúc đi ngủ, duy trì đều đặn trong 3 ngày liên tiếp.
- Kem 1% bôi trong vòng 14 ngày, có thể dùng ở cả nam và nữ.
Cách dùng: Dùng Econazole đặt âm đạo với dạng viên và bôi vùng kín ở dạng kem.
Chỉ định:
- Econazole điều trị bệnh nấm ngoài da, lang ben, nấm loang.
- Bệnh nấm da do Candida albicans.
- Viêm âm hộ, âm đạo, viêm bao quy đầu do nấm Candida gây nên.
- Bệnh nấm ở tai.
Chống chỉ định:
- Không dùng Econazole khi quá mẫn cảm với các chế phẩm là dẫn xuất imidazol.
- Không thoa thuốc dạng kem 1% vào mắt hoặc trong âm đạo.
Tác dụng phụ: Bỏng da, ngứa, ban đỏ, nóng rát da, châm chích, phát ban viêm da tiếp xúc, kích ứng nhẹ ngay sau khi bôi, khó chịu, sưng đau vùng bôi.
Mycogynax
Mycogynax là thuốc đặt chữa nấm âm đạo cũng như giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn trước và sau phẫu thuật phụ khoa. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, mỗi viên có chứa các thành phần như sau: Metronidazole 200mg, Chloramphenicol 80mg, Dexamethasone acetate 0,5mg, Nystatin 100.000IU cùng các tá dược vừa đủ 1 viên.
Liều lượng: Đặt 1 viên Mycogynax/ngày và trong 10 ngày liên tiếp.
Cách dùng:
- Đặt Mycogynax vào sâu âm đạo.
- Trước khi đặt Mycogynax cần nhúng toàn bộ viên thuốc vào nước trong khoảng vài giây.
- Sau khi đặt thuốc Mycogynax xong, bệnh nhân nên giữ nguyên tư thế nằm ngửa trong ít nhất 15 phút.
- Nên dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ và có thể kết hợp với việc điều trị bằng đường uống nếu cần thiết.
Chỉ định:
- Mycogynax dùng khi bị viêm âm đạo do các vi khuẩn sinh mủ thông thường hoặc do Trichomonas, Gardnerella vaginalis.
- Viêm âm đạo do nhiễm nấm hoặc nhiễm đồng thời Trichomonas và nấm men.
- Phòng ngừa sau 5 ngày trước - sau thủ thuật phụ khoa.
Chống chỉ định: Mycogynax chống chỉ định với người quá mẫn cảm với thành phần có trong thuốc.
Tác dụng phụ: Dị ứng, có cảm giác châm chích, kích ứng tại chỗ trong vài ngày đầu điều trị. Một lượng nhỏ thành phần có trong thuốc có thể hấp thu qua niêm mạc và gây ra các triệu chứng toàn thân tương tự như biểu hiện khi điều trị tại chỗ.
Canesten
Canesten thuộc nhóm thuốc điều trị da liễu với thành phần chính là clotrimazole 1% - một loại dẫn xuất tổng hợp của imidazole và có cấu trúc hóa học tương tự như miconazole. Thuốc hoạt động bằng cách liên kết với phospholipid trong màng tế bào nấm để làm thay đổi tính thấm dẫn tới mất các yếu tố nội bào cần thiết. Từ đó góp phần điều trị tốt tình trạng nấm ngoài da, nấm môi âm hộ, nấm bao quy đầu dương vật hiệu quả.
Liều lượng: Dùng Canesten 2 lần mỗi ngày vào sáng - tối, liên tục trong ít nhất 2 tuần.
Cách dùng: Sau khi rửa sạch vùng kín, bệnh nhân bôi 1 lớp mỏng Canesten lên da, chà nhẹ nhàng để thuốc thấm nhanh.
Chỉ định:
- Canesten dùng trị nấm da, nấm men, nấm mốc và nấm khác.
- Viêm môi âm đạo, các vùng xung quanh do nấm ở nữ, viêm quy đầu - da quy đầu dương vật gây ra bởi nấm men ở nam giới.
Chống chỉ định: Không dùng Canesten khi quá mẫn cảm với clotrimazole hay imidazole bôi tại chỗ.
Tác dụng phụ: Rối loạn hệ miễn dịch, dị ứng, mọc mụn nước, phù nề, đau, bong tróc da, ngứa, phát ban, bỏng,...
Lưu ý trong thời gian dùng thuốc chữa nấm âm đạo
Khi sử dụng thuốc chữa nấm âm đạo, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:
Chế độ ăn uống:
- Ăn nhiều sữa chua và các loại thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là rau củ quả tươi.
- Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ ngọt và các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
- Uống nhiều nước.
Tránh tiếp xúc:
- Tránh sử dụng với các loại hóa chất có trong dung dịch vệ sinh phụ nữ.
- Ưu tiên sử dụng các loại dung dịch lành tính, có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, dịu nhẹ, an toàn.
Tập thể dục thể thao:
- Luyện tập thể dục mỗi ngày, ưu tiên những bài tập nhẹ nhàng để hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Hạn chế các bài tập ra nhiều mồ hôi hoặc bơi lội trong thời gian điều trị bệnh.
Chế độ làm việc, sinh hoạt:
- Tránh làm việc quá sức, nhất là những công việc nặng, ra nhiều mồ hôi.
- Vệ sinh vùng kín đều đặn mỗi ngày với những sản phẩm dung dịch vệ sinh dịu nhẹ hoặc có đặc tính chống viêm, chống nấm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Khi nào cần đến bệnh viện?
Trong quá trình sử dụng thuốc chữa nấm âm đạo, người bệnh cần theo dõi các triệu chứng để kịp thời xử lý nếu gặp phải tình trạng sau đây:
- Dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong thuốc chữa nấm.
- Phát ban da.
- Tim đập nhanh, khó thở, đánh trống ngực.
- Nôn mửa nhiều.
- Đau bụng dữ dội.
- Sốt.
- Chóng mặt, mệt mỏi.
- Phù mạch.
- Sốc phản vệ.
- Tiêu chảy kéo dài,...
Bài viết "Mẹo chữa nấm âm đạo tại nhà" cung cấp những phương pháp tự nhiên và các mẹo chữa nấm âm đạo có thể thực hiện tại nhà. Đối với trường hợp nhẹ, những phương pháp này có thể giúp cải thiện tình trạng, nhưng không đảm bảo chữa dứt điểm.
Ngâm rửa vùng kín:
- Sử dụng lá húng quế, giấm táo, hoặc lá trà để ngâm rửa vùng kín hàng ngày.
- Lợi ích của các thành phần tự nhiên như húng quế, giấm táo, và lá trà trong việc ức chế hoạt động của nấm và giảm triệu chứng.
Chế độ ăn uống:
- Bao gồm dầu dừa, sữa chua, và rau cải để hỗ trợ kiểm soát nấm candida và cân bằng hệ vi khuẩn.
- Tránh thực phẩm gây hại và duy trì chế độ ăn uống khoa học.
Lưu ý khi thực hiện:
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày và sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH thích hợp.
- Chọn quần lót thấm hút và chất vải mềm để tránh ẩm ướt và phát triển nấm.
Các phương pháp truyền thống:
- Sử dụng cây thuốc Nam như lá trầu không, cây trinh nữ, cây ích mẫu để giảm triệu chứng và hỗ trợ lành tổn thương.
Thuốc Đông y:
- Một số bài thuốc Đông y được mô tả, sử dụng các thành phần như sơn quy tử, hoàng tính, đương quy, ích mẫu, và cam thảo.
Chú ý khi dùng thuốc Tây y:
- Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây y, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai.
- Dùng đúng liều lượng và thông báo cho bác sĩ nếu không có tác dụng.
Chăm sóc cơ thể hàng ngày:
- Luôn duy trì vệ sinh vùng kín, lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp, và thay đồ sạch sẽ sau hoạt động thể chất.
Tóm lại, việc chữa trị nấm âm đạo cần sự kiên trì và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để lựa chọn phương pháp phù hợp và hiệu quả.
Nấm âm đạo là một vấn đề phức tạp, và việc ăn uống có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình điều trị. Về thực phẩm nên hạn chế và ưa chuộng khi mắc nấm âm đạo:
Kiêng ăn:
- Hải sản: Các loại như cua, hàu, ghẹ, sò, tôm có thể làm tăng tổn thương và giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị.
- Đồ ngọt: Bánh kẹo, kem, chè, và nước ngọt tăng môi trường cho nấm Candida, gây nhiễm trùng và tăng nguy cơ biến chứng.
- Muối chua: Cà muối, dưa chua, thịt xông khói tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm.
Tránh:
- Thực phẩm cay nóng: Lẩu cay, món có ớt, tiêu có thể kích thích niêm mạc âm đạo, tăng thân nhiệt và khuyến khích sự phát triển của nấm.
- Chất kích thích: Caffeine, nicotine, và cồn giảm miễn dịch, tăng độc tố và làm tăng nguy cơ nấm phát triển.
Nên ăn:
- Sữa chua: Chứa probiotics giúp duy trì cân bằng vi khuẩn, giảm nguy cơ phát triển quá mức của nấm Candida.
- Trái cây và rau củ: Chứa chất chống oxy hóa, vitamin, và khoáng chất hỗ trợ hệ miễn dịch, duy trì độ ẩm và cân bằng pH.
- Hạt lanh, hạt chia: Nguồn chất xơ giúp ngăn chặn sự phát triển mạnh mẽ của nấm Candida.
- Bổ sung vitamin E và D: Hỗ trợ sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ phát triển nấm âm đạo.
- Tỏi: Chứa allicin có khả năng chống khuẩn và chống nấm, hỗ trợ giảm viêm nhiễm và kìm hãm sự phát triển của nấm Candida.
Lưu ý:
- Tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ để chấm dứt tổn thương nhanh chóng.
- Thực hiện điều trị đồng thời với việc điều chỉnh chế độ ăn uống.
- Sử dụng các thực phẩm hỗ trợ sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch.
Hy vọng thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về cách điều chỉnh chế độ ăn khi mắc nấm âm đạo.
Thuốc chữa nấm âm đạo được xem là phương pháp điều trị bệnh phụ khoa hiệu quả. Song việc dùng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên cần dùng thuốc theo đơn kê và hướng dẫn từ bác sĩ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!