Nấm Candida Mãn Tính: Nguyên Nhân, Cách chữa trị – Ngăn ngừa
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Nhiễm nấm Candida mãn tính có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tổn thương do bệnh lý gây ra có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể gây ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. Bệnh nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây nấm Candida mãn tính
Nhiễm trùng nấm men Candida là bệnh lý có thể gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Bệnh có xu hướng tiến triển dai dẳng, kéo dài và tái phát nhiều lần. Các triệu chứng do nhiễm trùng nấm Candida gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh.
Bệnh nấm Candida mãn tính có thể khởi phát bởi một số nguyên nhân sau:
- Do bệnh lý: Viêm nấm phụ khoa, đái tháo đường, nhiễm nấm Candida Albicans không được kiểm soát hoàn toàn,… được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm nấm Candida mãn tính. Trong đó, trường hợp bị tiểu đường thường có lượng đường khá cao trong máu. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida phát triển mạnh và bùng phát các triệu chứng lâm sàng. Bên cạnh đó, việc không kiểm soát các bệnh lý này hoàn toàn có thể khiến nấm khuẩn tái phát nhiều lần và gây nhiễm nấm Candida mãn tính.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh và Corticosteroid: Bệnh lý có thể xảy ra khi lạm dụng thuốc kháng sinh và Corticosteroid. Nguyên do là thuốc có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể. Theo đó, Corticosteroid có thể tiêu diệt các lợi khuẩn, từ đó tạo điều kiện cho nấm Candida tấn công và phát triển mạnh. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể xảy ra ở phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Đối tượng có hệ miễn dịch kém như người già, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, người mắc các bệnh viêm nhiễm,… thường có nguy cơ bị nhiễm nấm Candida mãn tính cao hơn so với người bình thường.
- Điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị: Bệnh nhân ung thư thường xuyên phải tiến hành xạ trị và hóa trị để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị này có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida phát triển mạnh, tấn công và gây bệnh.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm Candida mãn tính
Như đã đề cập, nhiễm nấm Candida mãn tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Theo đó, khu vực tổn thương do nấm gây ra có những biểu hiện lâm sàng như đau rát, ngứa ngáy, lở loét, khó chịu,… gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh lý:
- Nấm miệng: Đây là thể bệnh thường gặp của nhiễm nấm Candida. Bệnh gây ra các mảng bám màu trắng ở lưỡi, khoang miệng và họng. Trường hợp bệnh nặng, vi nấm có thể lây lan sang những bộ phận khác. Từ đó, tác động không nhỏ đến hệ tiêu hóa, phổi, tim, dạ dày. Một số ít trường hợp bị viêm xoang có thể là hệ quả của nhiễm nấm Candida mãn tính.
- Nấm da và nấm móng: Thực tế nhận thấy, tình trạng nhiễm nấm móng tay, nấm da, móng chân khá phổ biến. Nếu không được kiểm soát hoàn toàn có thể tái đi tái lại thường xuyên và phát triển thành giai đoạn mãn tính.
- Nấm âm đạo: Nhiễm nấm Candida âm đạo đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, đau rát, khó chịu ở âm đạo, các biểu hiện tiến triển nặng nề hơn khi quan hệ tình dục. Trường hợp chủ quan, không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
- Cơ thể mệt mỏi, tâm trạng bất ổn: Trường hợp có sức đề kháng kém, bệnh lý có thể khiến người bệnh mệt mỏi, ngủ không ngon. Lâu dài sẽ tác động trực tiếp đến tâm lý, dễ cáu gắt, căng thẳng quá mức.
Nhiễm nấm Candida mãn tính có nguy hiểm không?
Có thể nhận thấy, nhiễm nấm Candida cấp và mãn tính có thể được kiểm soát tốt nếu điều trị tích cực kết hợp các biện pháp chăm sóc đúng cách. Ngược lại, trường hợp chủ quan, tự ý dùng thuốc điều trị hoặc để bệnh lý tái phát nhiều lần có thể gây phát sinh nhiều rủi ro.
Dưới đây là một số biến chứng do bệnh lý gây ra:
- Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm khác: Khi nấm Candida phát triển mạnh sẽ có tốc độ lây lan nhanh và tấn công sang những bộ phận lân cận. Từ đó gây ra nhiều bệnh lý viêm nhiễm, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bệnh nhân.
- Gây suy giảm hệ miễn dịch: Sự phát triển quá mức của nấm men có thể gây suy giảm hệ miễn dịch. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý khác bùng phát.
- Nhiễm trùng máu: Đây được xem là biến chứng nguy hiểm do nhiễm nấm Candida gây ra. Khi vi nấm phát triển mạnh về số lượng, có thể tấn công vào máu và gây nhiễm trùng máu. Biến chứng nếu không được kiểm soát kịp thời có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
- Làm tăng nguy cơ vô sinh: Trường hợp bị nấm âm đạo, nếu không được điều trị hoàn toàn, bệnh tái phát nhiều lần có thể tấn công sang những bộ phận trong cơ quan sinh dục như cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng,… Điều này làm suy giảm chức năng ở các cơ quan này, từ đó dẫn đến vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới.
Chẩn đoán nấm Candida mãn tính
Để chẩn đoán nhiễm nấm Candida mãn tính, bác sĩ chuyên khoa có thể đặt một số câu hỏi liên quan đến các biểu hiện lâm sàng, tiền sử mắc bệnh, thể trạng và các loại thuốc, viên uống bổ sung đang sử dụng. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được yêu cầu thăm khám phụ khoa trong trường hợp nghi ngờ nhiễm nấm âm đạo.
Thông thường, các biểu hiện nấm Candida âm đạo tương tự với các bệnh phụ khoa khác nên có thể gây nhầm lẫn, chẩn đoán sai lệch dẫn đến điều trị không đúng cách. Để tránh tình trạng này, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm hoặc lấy mẫu từ khu vực bị nhiễm nấm để nuôi cấy.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm khác trong trường hợp cần thiết như:
- Xét nghiệm máu
- Kiểm tra đường huyết
- Test HIV,…
Các phương pháp điều trị nấm Candida mãn tính
Thực tế nhận thấy, nhiễm nấm Candida cần được kiểm soát hoàn toàn trước khi tiến triển sang giai đoạn mãn tính. Bởi khi bệnh tiến triển dai dẳng, tái phát thường xuyên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị, đồng thời làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nặng nề.
Tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ triệu chứng và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
- Sử dụng thuốc Tây điều trị: Dùng thuốc Tây là phương pháp thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng nấm ở dạng uống, đặt âm đạo hoặc thuốc bôi để kiểm soát các triệu chứng lâm sàng, đồng thời tiêu diệt vi nấm gây bệnh. Phương pháp này được đánh giá mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ chỉ định về liều dùng và thời gian dùng thuốc để tránh phát sinh rủi ro và tác dụng không mong muốn.
- Chữa nấm Candida bằng thuốc Đông y: Các bài thuốc Đông tận dụng các dược liệu có nguồn gốc tự nhiên nên có độ an toàn, lành tính cao, phù hợp với nhiều đối tượng và hạn chế phát sinh tác dụng. Tuy nhiên, phương pháp này thường mang lại hiệu quả cao, tác dụng phụ thuộc nhiều vào cơ địa nên đòi hỏi người bệnh áp dụng trong thời gian dài để đạt được kết quả tốt nhất.
- Các mẹo dân gian chữa bệnh: Ngoài ra, để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra, người bệnh có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên như lá chè xanh, lá trầu không, lá lốt, giấm táo,… Tuy nhiên, các mẹo chữa dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế phương pháp điều trị chuyên sâu nên tránh tình trạng phụ thuộc.
- Can thiệp ngoại khoa: Trường hợp nhiễm nấm Candida ở mức độ nặng, các phương pháp điều trị nội khoa không đáp ứng. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật để kiểm soát bệnh lý, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Phương pháp này giúp loại bỏ các tế bào viêm nhiễm nấm ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về lợi ích cũng như rủi ro trước khi quyết định phẫu thuật điều trị bệnh.
Phòng ngừa nấm Candida mãn tính như thế nào?
Nhiễm nấm Candida và nấm Candida mãn tính có thể kiểm soát tốt nếu được thăm khám sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, bệnh lý có xu hướng tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, sau điều trị, người bệnh cần chủ động trong việc phòng ngừa bệnh tái phát.
Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh lý tái phát:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để giúp tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, nên giảm hàm lượng đường trong thực đơn hàng ngày để phòng bệnh tái phát.
- Nên bổ sung sữa chua không đường vào chế độ ăn hàng ngày để bổ sung các lợi khuẩn cho cơ thể, giúp cân bằng hệ vi sinh.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng nấm Candida mãn tính ở miệng.
- Hạn chế dùng các sản phẩm chứa chất kích thích gây hại cho cơ thể như bia rượu, thuốc lá, cà phê, các thức uống chứa cồn khác,…
- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để giúp nâng cao sức khỏe, tăng miễn dịch một cách tự nhiên.
- Ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ nhiễm vi nấm, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách và quan hệ tình dục an toàn để phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm nấm ở cơ quan sinh dục.
- Nấm Candida mãn tính là tình trạng viêm nhiễm ở mức độ nặng nên cần được điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tự ý dùng thuốc điều trị khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ vì có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng nề hơn.
Nấm Candida mãn tính có thể được kiểm soát tốt nếu được thăm khám và điều trị đúng cách. Trường hợp chủ quan, tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra các biến chứng nặng nề. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Đừng Bỏ Lỡ:
- 10 Loại Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Trị Nấm Candida Dễ Tìm
- Chữa Nấm Candida Bằng Dầu Dừa: Tác dụng và Cách dùng ha
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!