Ngứa Vùng Kín Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bị ngứa vùng kín khi mang thai là tình trạng khá thường gặp, được xác định xảy ra bởi các nguyên nhân bệnh lý cũng như sinh lý. Để biết rõ bản thân đang gặp vấn đề gì, chị em cần tới bệnh viện thăm khám. Qua đó thực hiện các cách chăm sóc, điều trị theo chỉ dẫn của các bác sĩ.

Cách nhận biết hiện tượng ngứa vùng kín khi mang thai

Cơn viêm ngứa vùng kín khi đang mang thai sẽ có sự biểu hiện khác biệt ở tùy từng người. Có thể ngứa nhẹ hoặc ngứa ngáy dữ dội và kéo dài. Các chuyên gia cho biết, tình trạng này thường xảy ra bởi các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa hoặc là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi có thai. Các triệu chứng thường biểu hiện ra là:

  • Vùng kín có cảm giác ngứa ngáy kèm theo tình trạng tiết nhiều khí hư, mùi hôi tanh với màu bất thường.
  • Bệnh nhân bị đau rát khi quan hệ tình dục, tiểu buốt, tiểu rắt, rối loạn tiểu tiện.
  • Cơ thể sốt cao, mệt mỏi, dễ bị rét run và thấy ớn lạnh bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Các triệu chứng này sẽ xuất hiện ở phần lớn nữ giới khi mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chị em nên đi thăm khám từ sớm. Qua đó sẽ xác định vấn đề này xảy ra do phản ứng sinh lý tự nhiên hay cơ thể đang có các bệnh lý nào đó.

Triệu chứng ngứa vùng kín khi mang thai
Ngứa vùng kín khi mang thai là hiện tượng thường gặp hiện nay

Nguyên nhân khi mang thai bị ngứa vùng kín thường gặp

Ngứa vùng kín khi đang mang thai được xác định có 2 trường hợp, do sinh lý hoặc do bệnh lý gây ra. Theo đó, chị em sẽ không thể tự xác định được cơ thể có đang mắc bệnh gì không và mức độ thế nào. Khi này, cần phải tới các cơ sở y tế để tiến hành thủ tục thăm khám kiểm tra.

Nội tiết tố thay đổi

Khi mang thai, nội tiết tố sẽ thay đổi rất nhiều, điều này sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy ở vùng kín. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, estrogen sẽ bắt đầu thay đổi nồng độ khi chị em mang thai, lượng hormone này cùng với progesterone sẽ tăng lên, khiến môi trường pH trong âm đạo bị mất cân bằng. Vì vậy, chị em sẽ bị ngứa ngáy vùng kín.

Ngoài ra, tử cung cũng sẽ bị giãn nở và niêm mạc âm đạo bị giãn theo, do đó sẽ xuất hiện tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai. Đặc biệt những ai có tiền sử chàm bội nhiễm hoặc khô âm đạo sẽ thấy cơn ngứa nặng hơn các bà bầu bầu khác.

Ngứa vùng kín khi mang thai do nguyên nhân nào gây ra?
Ảnh hưởng bởi sự thay đổi nội tiết tố khiến vùng kín nữa giới ngứa ngáy khó chịu trong giai đoạn mang thai

Bệnh viêm âm đạo gây ngứa vùng kín khi mang thai

Không thể loại bỏ nguyên nhân ngứa vùng kín khi mang thai do nữ giới bị viêm nhiễm âm đạo. Bệnh lý này rất thường gặp hiện nay, có thể tiến triển sang nhiều dạng viêm khác nặng nề hơn, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người mẹ cũng như quá trình thai nhi phát triển. Bệnh xảy ra bởi các loại ký sinh trùng, nấm, hại khuẩn.

Khi xâm nhập vào vùng kín, các loại nấm khuẩn sẽ tấn công nhanh chóng và lớp niêm mạc, gây ra hiện tượng lở loét, ngứa ngáy. Lúc này, âm đạo sẽ có mùi hôi tanh bất thường, bị ra nhiều khí hư màu xanh hoặc màu vàng, đau rát khi đi tiểu và quan hệ tình dục.

Về mức độ viêm nhiễm, sẽ có người bị nhẹ, có người bị nặng tùy theo tốc độ tấn công của vi khuẩn. Bệnh khi xảy ra trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tổn thương khác nhau, dễ xuất hiện các biến chứng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Một số ca bệnh nặng sẽ đe dọa lớn tới quá trình thai nhi phát triển, khiến trẻ có thể bị sinh non, nhiễm khuẩn từ mẹ. Khi chào đời bé sẽ mắc bệnh viêm phổi, viêm nhiễm ở mắt, thậm chí xảy ra biến chứng tử vong. Đây được coi là các hậu quả nặng nề đối với thai phụ.

Ngứa vùng kín khi mang thai do nguyên nhân nào gây ra?
Ngứa ngáy khó chịu vùng kín xảy ra do viêm nhiễm phụ khoa

Viêm đường tiết niệu

Vùng kín bị ngứa khi mang thai còn xảy ra bởi vấn đề viêm nhiễm đường tiết niệu. Đây cũng là một trong số các nguyên nhân rất thường gặp, phần bàng quang, niệu quản hoặc thận xảy ra các tổn thương, viêm nhiễm sẽ làm âm đạo luôn ngứa ngáy. Thông thường, bệnh sẽ gặp ở thai phụ trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ.

Bệnh có thể hình thành do thai nhi phát triển lớn và tạo sức ép lên bàng quang, khiến rò nước tiểu gây viêm nhiễm. Cũng có trường hợp bởi chế độ ăn uống hàng ngày của chị em không đảm bảo dưỡng chất, thiếu dinh dưỡng hoặc do nguyên nhân thay đổi nội tiết tố. Khi này, các vi khuẩn gây bệnh sẽ dễ dàng tấn công và tạo ra nhiều tổn thương khác nhau trong âm đạo.

Triệu chứng phổ biến nhất của viêm đường tiết niệu chính là: Vùng kín ngứa ngáy, đau rát khi đi tiểu, xuất hiện khí hư có mùi hôi tanh và màu sắc khác lạ. Nước tiểu có mủ, màu đục, thường xuyên bị đau bụng dưới, dễ sốt cao và ớn lạnh. Do đó, khi thấy có một trong các biểu hiện này, bệnh nhân nên sớm đến cơ sở y tế để thăm khám và kê đơn thuốc điều trị.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Thêm một bệnh lý nữa cũng khá thường gặp ở những người bị ngứa vùng kín khi mang thai đó chính là viêm lộ tuyến cổ tử cung. Chứng bệnh này có những tác động tiêu cực tới giai đoạn mang thai, gây ảnh hưởng sức khỏe của người mẹ cũng như thai nhi.

Bệnh khởi phát bởi các loại virus và vi khuẩn tấn công, tạo ra những vết thương lở loét, gây ngứa ngáy, ra nhiều khí hư mùi hôi, màu trắng đục, tiểu rắt và tiểu buốt liên tục. Hơn nữa, âm đạo cũng sẽ trong trạng thái ẩm ướt cả ngày, khiến chị em có cảm giác khó chịu, bức bí và càng làm cảm giác ngứa tăng mạnh hơn. Thậm chí, một số người còn thấy vùng kín bị chảy máu bất thường.

Đây là chứng bệnh khá nguy hiểm, không thể chần chừ điều trị. Vì vậy thai phụ nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra và tư vấn cách điều trị thích hợp nhất.

Ngứa vùng kín khi mang thai do nguyên nhân nào gây ra?

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai có thể là do viêm lộ tuyến gây ra

Ngứa vùng kín khi mang thai bởi rận lông mu

Có thể bạn chưa biết, rận lông mu là một trong những dòng ký sinh trùng nhỏ rất dễ xuất hiện ở vùng kín. Chúng sẽ ký sinh trên cơ thể người, duy trì sự sống bằng cách hút máu và có tốc độ sinh trưởng nhanh, mạnh mẽ. Đặc biệt vùng kín lại là nơi ẩm ướt, thường bị bí nên càng có nguy cơ xuất hiện rận hơn. Loại rận này sẽ khiến vùng kín bị ngứa ngáy dữ dội và hoàn toàn có khả năng lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục.

Bên cạnh nguyên nhân lây nhiễm từ đối phương, bệnh rận lông mu còn xuất hiện nếu các cơ quan khác trên cơ thể của nữ giới bị rận, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, sử dụng đồ dùng cá nhân chung với người mức bệnh,… Về lâu dài, tình trạng này hoàn toàn có nguy cơ khiến sức khỏe của thai nhi và người mẹ bị suy giảm.

Mắc bệnh truyền nhiễm qua quan hệ tình dục

Nếu chị em quan hệ tình dục với người bị bệnh giang mai, lậu, sùi mào gà,… khi này cũng sẽ bị nhiễm bệnh và xuất hiện cảm giác ngứa ngáy ở vùng kín. Hơn nữa, ngoài triệu chứng ngứa, âm đạo còn có thêm nhiều tổn thương nghiêm trọng khác như lở loét, nổi mụn sần, mụn nước, chảy máy, sưng tấy, gây ra khó khăn trong việc đi tiểu. Đặc biệt, các bệnh này hoàn toàn có thể lây nhiễm cả vào thai nhi, gây ra các tổn thương, dị tật, đe dọa lớn tới sự phát triển của bé.

Những nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên, ngứa vùng kín khi mang thai còn được xác định có thể xảy ra bởi vấn đề giữ vệ sinh hàng ngày. Không rửa sạch hoặc rửa vùng kín sai cách đều sẽ có nguy cơ dẫn tới ngứa, khô rát âm đạo. Vì vậy, các chị em cũng cần lưu ý việc vệ sinh, lựa chọn quần áo thấm hút tốt, các dung dịch làm sạch có độ pH phù hợp.

Vùng kín bị ngứa khi mang thai có nguy hiểm không?

Khá nhiều người đặt ra câu hỏi rằng, khi mang thai bị ngứa vùng kín có nguy hiểm gì không. Điều này sẽ còn phải dựa vào nguyên nhân khởi phát bệnh. Theo đó, nếu là vấn đề sinh lý, chị em không cần quá lo lắng. Chỉ cần chăm sóc, điều trị đúng cách theo chỉ dẫn từ bác sĩ sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bản thân cũng như thai nhi.

Nếu tình trạng ngứa ngáy xuất phát từ bệnh lý, không chữa sớm và dứt điểm sẽ để lại nhiều hậu quả. Bệnh nhân sẽ có tâm lý mệt mỏi, dễ cáu gắt, khó chịu, sức khỏe giảm sút, ăn uống không ngon miệng. Thêm vào đó, thai nhi cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Bé sẽ mắc nhiều bệnh lý về hô hấp, da liễu, bệnh về mắt, dễ có các dị tật bẩm sinh ở xương, não bộ, tim mạch.

Do đó, các chị em tuyệt đối không được chủ quan. Cần đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay khi phát hiện ngứa ngáy và khí hư bất thường.

Ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không?
Trường hợp viêm nhiễm, ngứa ngáy nặng nề gây ra không ít ảnh hưởng cho thai phụ và thai nhi

Cách xử lý ngứa vùng kín khi mang thai an toàn

Vậy cần làm gì nếu bị ngứa vùng kín khi mang thai? Như đã đề cập bên trên, tình trạng ngứa ngáy do nhiều nguyên nhân gây ra. Trường hợp ngứa do các yếu tố bên ngoài, chị em phụ nữ có thể điều chỉnh thói quen sinh hoạt, vệ sinh vùng kín đúng cách để khắc phục. Tuy nhiên trường hợp ngứa do bệnh phụ khoa khi mang thai, cần được thăm khám và điều trị sớm.

Dưới đây là những việc thai phụ nên thực hiện để phòng tránh rủi ro gây hại sức khỏe mẹ và bé:

Chăm sóc vùng kín đúng cách

Cơn ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín có thể được xoa dịu nếu chị em phụ nữ biết cách chăm sóc đúng. Theo đó, thai phụ nên lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp với “cô bé”, đảm bảo tránh làm gây mất cân bằng độ pH tại vùng kín. Ưu tiên các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, lành tính, dịu nhẹ.

Cách xử lý ngứa vùng kín khi mang thai an toàn
Chăm sóc vùng kín đúng cách giúp làm sạch, giảm ngứa ngáy khó chịu cho bà bầu

Khi vệ sinh vùng kín, tuyệt đối thai phụ không thụt rửa sâu vào bên trong, không nên dùng nước quá nóng để rửa để tránh làm khô, kích ứng vùng kín. Tốt nhất nên dùng nước mát hoặc nước ấm, kết hợp dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, làm sạch bên ngoài âm đạo, thực hiện mỗi ngày 2 lần để giữa “cô bé” sạch sẽ, thơm tho.

Dùng thuốc theo hướng dẫn

Giai đoạn mang thai phụ nữ không nên tự ý dùng thuốc đặt, thuốc uống trị bệnh phụ khoa khi chưa thăm khám và được bác sĩ hướng dẫn. Bởi, các thuốc tân dược có thể gây tác dụng phụ, không chỉ hại sức khỏe của thai phụ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Do đó, bà bầu nên thăm khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bà bầu nên chủ động thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc bừa bãi, không ngừng sử dụng khi chưa kết thúc liệu trình hoặc kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cho cả mẹ và bé.

Dùng kem dưỡng ẩm vùng kín

Vùng kín ngứa ngáy có thể là do “cô bé” bị khô, rạn da. Do đó, việc dùng kem dưỡng ẩm có thể hỗ trợ khắc phục tình trạng này. Một số loại kem dưỡng chuyên dụng cho cô bé thích hợp với bà bầu, giúp cân bằng độ pH, cung cấp độ ẩm cần thiết giúp da vùng kín mềm mại, giảm ngứa ngáy.

Ưu tiên sử dụng các sản phẩm có chiết xuất từ thành phần thiên nhiên, chẳng hạn như kem dưỡng từ mật ong, nha đam, dầu oliu,… Sử dụng theo hướng dẫn, bà bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để lựa chọn sản phẩm dưỡng phù hợp. Không bôi vào trong âm đạo, chỉ dùng bên ngoài da vùng kín.

Sử dụng phương pháp dân gian

Ngoài các biện pháp điều trị kể trên, thai phụ có thể tham khảo một số mẹo chữa dân gian giúp giảm ngứa ngáy vùng kín khó chịu khi mang thai. Phương pháp phù hợp với người bị viêm ngứa nhẹ, triệu chứng mới khởi phát. Tham khảo các mẹo chữa dưới đây:

Cách xử lý ngứa vùng kín khi mang thai an toàn
Mẹo chữa ngứa vùng kín khi mang thai bằng nguyên liệu thiên nhiên được nhiều người lựa chọn
  • Vệ sinh vùng kín bằng nước muối: Sử dụng nước muối ấm, pha loãng rửa vùng kín giúp diệt vi khuẩn, nấm ngứa, giảm cảm giác khó chịu. Cách làm đơn giản, an toàn cho mẹ bầu. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý có bán tại các nhà thuốc để dùng. Tuy nhiên không nên lạm dụng, tránh làm khô, mất cân bằng pH vùng kín. Có thể kết hợp dùng chung kem dưỡng ấm để hạn chế khô da, bong da làm ngứa ngáy tái phát.
  • Xông hơi bằng lá trầu: Sử dụng lá trầu không nấu nước xông hơi là cách giảm ngứa ngáy vùng kín khi mang thai hiệu quả. Phương pháp đơn giản, an toàn không gây tác dụng phụ cho thai phụ. Các hoạt chất có trong lá trầu không giúp sát khuẩn, loại bỏ tác nhân gây hại giúp “cô bé” sạch sẽ, giảm mùi hôi và trở nên thông thoáng hơn. Áp dụng kiên trì mỗi tuần 3 – 4 lần, xông hơi giữ khoảng cách phù hợp để tránh gây bỏng da.
  • Ngâm rửa vùng kín bằng lá trà xanh:  Ngoài sử dụng lá trầu không, bạn có thể thay thế bằng lá trà xanh trong điều trị viêm ngứa vùng kín nhẹ khi mang thai. Phương pháp nấu nước lá trà ngâm rửa vùng kín giúp loại bỏ tác nhân gây hại, tránh hiện tượng viêm nhiễm trở nên nặng nề, ngoài ra còn giúp làm sạch và giảm mùi cho “cô bé”. Nhờ các hoạt chất có trong lá trà giúp chống oxy hóa, dưỡng da mềm mịn, khô thoáng.

Mẹo dân gian dùng nguyên liệu tự nhiên thích hợp cho thai phụ, bởi hầu hết các nguyên liệu sử dụng đều khá lành tính, ít gây phản ứng phụ cho người dùng. Tuy nhiên mẹo chữa thường có hiệu quả chậm, đòi hỏi người thực hiện phải kiên trì trong thời gian dài. Ngoài ra, phương pháp dân gian thích hợp khi viêm nhiễm nhẹ, ngứa do các tác nhân bên ngoài gây ra. Trường hợp viêm nặng, thai phụ cần được chăm sóc và điều trị y tế.

Chăm sóc và phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Ngứa vùng kín khi mang thai có thể do các bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây ra. Trường hợp không được phát hiện và kiểm soát sớm, viêm nhiễm lan rộng có thể phát sinh nhiều vấn đề, ảnh hưởng sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên chủ động chăm sóc và phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa từ sớm. Một số lưu ý như sau:

Chăm sóc và phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Chăm sóc và phòng ngừa viêm nhiễm, ngứa ngáy vùng kín cho thai phụ
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo có thể làm tổn thương niêm mạc, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh, sản phẩm chăm sóc da vùng kín phù hợp, ưu tiên các sản phẩm từ thiên nhiên, thành phần lành tính, không chứa các hóa chất tẩy rửa mạnh.
  • Không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh, sử dụng tốt nhất 2 lần mỗi ngày để tránh gây khô da, mất cân bằng pH vùng kín tạo điều kiện cho hại khuẩn xâm nhập.
  • Lựa chọn quần áo thoải mái, tránh những bộ đồ bó sát gây đổ mồ hôi, bí bách dẫn đến viêm ngứa vùng kín. Ngoài ra, thai phụ nên giặt quần lót phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời, tránh mặc đồ ẩm ướt khiến vi khuẩn lưu trú tấn công “cô bé”.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết cho quá trình mang thai. Không nên ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, không nên dùng thức uống chứa cồn, chất kích thích và nên tránh xa khói thuốc lá,…
  • Hạn chế áp lực, stress, nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ. Ngủ đủ giấc, tập thể dục, vận động nhẹ nhàng giúp tăng cường đề kháng cho thai phụ, hỗ trợ quá trình sinh nở.

Ngứa vùng kín khi mang thai cần sớm có các biện pháp điều trị phù hợp để tránh gây hại cho cả mẹ và bé. Chị em cũng lưu ý không nên tự mua các loại thuốc bôi, thuốc đặt về dùng khi chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ. Điều này có thể gây ra các tác dụng phụ và biến chứng ảnh hưởng tới thai nhi.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...