Bị Ngứa Vùng Kín Ở Tuổi Dậy Thì: Dấu Hiệu và Cách Phòng Ngừa
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bị ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì là một trong những vấn đề khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt là khi cơn ngứa ngáy kèm theo các biểu hiện bất thường. Cần quan tâm và giúp trẻ điều chỉnh các vấn đề liên quan để sớm cải thiện tình trạng ngứa ngáy, phòng tránh rủi ro.
Ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì là gì?
Tuổi dậy thì ở nữ thường bắt đầu sớm hơn so với nam giới, khoảng 9 – 13 tuổi, các bé gái đã có những thay đổi trong cơ thể, đặc biệt là xuất hiện kinh nguyệt. Giai đoạn này khá nhạy cảm, không chỉ có các yếu tố sinh lý phát triển, tâm lý của trẻ cũng trở nên nhạy cảm hơn.
Tình trạng ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì là một trong những vấn đề thường gặp. Nguyên nhân gây ngứa ngáy khó chịu có thể do ảnh hưởng bởi thói quen vệ sinh không sạch sẽ, mặc đồ ẩm ướt, lông mu mọc nhiều hơn tạo điều kiện cho hại khuẩn lưu trú,…
Do đó, không chỉ ở người trưởng thành, nữ giới trong giai đoạn dậy thì đã gặp không ít vấn đề về viêm nhiễm cô bé. Dưới đây là các yếu tố gây ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì thường gặp, bạn đọc nên tham khảo và điều chỉnh khắc phục:
- Dịch âm đạo ẩm ướt:
Hormone trong cơ thể trẻ bắt đầu thay đổi dần khi đến tuổi dậy thì. Chính vì thế, âm đạo của nữ giới sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy hơn. Phần dịch này được gọi là huyết trắng, khí hư, chúng có màu trắng trong như lòng trắng trứng gà, chất đặc, kết dính, không có mùi hôi.
Dịch âm đạo giúp bôi trơn vùng kín khi quan hệ, tạo điều kiện cho tinh trùng di chuyển đến gặp trứng để thụ thai. Tuy nhiên, trường hợp vùng kín không được làm sạch, ẩm ướt thường xuyên có thể tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm, ngứa ngáy.
- Dấu hiệu sắp hành kinh:
Cơn ngứa ngáy có thể xuất hiện trước ngày hành kinh để báo hiệu cho nữ giới sắp đến chu kỳ. Ngoài ra, triệu chứng này còn xuất hiện trong những ngày hành kinh, đặc biệt là khi nữ giới không thường xuyên thay băng, làm vùng kín ẩm ướt, tạo điều kiện cho hại khuẩn lưu trú.
Cơn ngứa có thể kéo dài vài ngày và biến mất khi hết kinh nguyệt. Nguyên nhân gây ngứa là do hormone thay đổi, khiến vùng kín nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng. Ngoài ra, thói quen vệ sinh trong những ngày đèn đỏ không đảm bảo, dị ứng xà phòng, dung dịch vệ sinh,… cũng khiến nữ giới cảm thấy ngứa ngáy khó chịu.
- Viêm nang lông vùng kín:
Lông mu phát triển nhiều hơn khi con gái bắt đầu dậy thì. Nếu vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, lông mu sẽ là nơi lưu trú lý tưởng của các loại vi khuẩn, nấm men. Chúng sinh sôi và phát triển gây hại cho vùng kín. Làm xuất hiện cơn ngứa ngáy, kèm mùi hôi khó chịu.
- Vệ sinh không sạch sẽ:
Như đã đề cập, thói quen vệ sinh vùng kín là vấn đề quan trọng, nhất là đối với những trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì, cơ thể có nhiều thay đổi. Vệ sinh không đúng cách, lười vệ sinh vùng kín hoặc lạm dụng các sản phẩm, dung dịch vệ sinh ở tuổi dậy thì khiến cho vùng kín khô và phát sinh các cơn ngứa ngáy khó chịu, dễ gây viêm nhiễm phụ khoa.
- Mặc quần áo ẩm ướt:
Ngoài thói quen không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhiều trẻ còn thường xuyên mặc quần áo ẩm ướt, đặc biệt là quần lót. Điều này khiến cho vùng kín rất dễ bị hại khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm. Tình trạng ngứa ngáy vùng kín ở tuổi dậy thì có khả năng liên quan đến yếu tố này.
- Các yếu tố nguy cơ khác:
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, tình trạng ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì còn có khả năng liên quan đến các yếu tố như thói quen thức khuya, áp lực học tập khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, lo lắng, stress,… dẫn đến sự bất thường nội tiết tố. Ngoài ra, một số bé gái bị lạm dụng tình dục sớm, tổn thương âm đạo,… gây ngứa ngáy khó chịu.
Ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì có thể là bệnh gì?
Tình trạng ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa xảy ra ở trẻ, phụ huynh cần chia sẻ những bất thường mà trẻ đang gặp phải để sớm có hướng khắc phục kịp thời, phòng tránh biến chứng. Dưới đây là các bệnh lý thường gặp:
- Viêm âm đạo:
Viêm âm đạo là một trong những bệnh lý có thể xảy ra ở nữ giới với mọi độ tuổi, phổ biến nhất trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên chứng bệnh này ngày càng phổ biến ở những trẻ bước vào tuổi dậy thì, bắt đầu có kinh nguyệt. Tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm men tấn công và gây hại cho vùng kín.
Viêm âm đạo ở tuổi dậy thì cần được điều trị kiểm soát sớm. Trường hợp viêm nhiễm kéo dài, viêm không có biện pháp điều trị có khả năng phát sinh biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể của trẻ vị thành niên. Do đó, phụ huynh nên lưu ý, chủ động đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám sớm.
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung:
Viêm nhiễm âm đạo khi không được kiểm soát kịp thời có thể lan rộng gây bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Đây là một trong những bệnh lý phụ khoa có thể xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì, gây ra nhiều biến chứng nguy hại, chẳng hạn tình trạng ngứa ngáy vùng kín khó chịu.
Quá trình viêm nhiễm khiến các tế bào tuyến trong ống tử cung phát triển quá mức, lan ra bên ngoài cổ tử cung khiến khu vực này bị tổn thương, khởi phát hiện tượng viêm nhiễm. Ngoài gây ngứa ngáy vùng kín, viêm lộ tuyến còn khiến vùng kín có mùi hôi, ra dịch âm đạo bất thường.
Tuy nhiên một vài trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng điển hình. Bệnh khởi phát âm thầm, chuyển từ giai đoạn nhẹ sang nặng nề và phát sinh biến chứng hại sức khỏe. Do đó, chuyên gia khuyến khích chị em phụ nữ nên chủ động thăm khám sức khỏe và điều trị sớm.
- Bệnh viêm cổ tử cung:
Ngứa vùng kín có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh viêm cổ tử cung. Chứng bệnh này không chỉ phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mà còn có thể xảy ra ở nữ giới giai đoạn dậy thì. Bên cạnh tình trạng ngứa vùng kín, bệnh còn gây nhiều biểu hiện bất thường khác như ra nhiều khí hư, có mùi hôi tanh, tiểu rát, đau bụng dưới và vùng xương chậu.
- U xơ tử cung:
U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa có thể xảy ra ở nữ giới độ tuổi dậy thì. Bệnh gây ra các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, ra máu kinh ồ dạt, đau bụng dưới âm ỉ, dữ dội. Khi khối u xơ trong tử cung ngày càng phát triển, nằm chèn ép lên các vùng lân cận gây bí tiểu và phát sinh nhiều triệu chứng khó chịu.
Ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
Ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì như đã đề cập bên trên có thể là do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết ở nữ giới, do thói quen vệ sinh vùng kín không sạch sẽ,… Tuy nhiên, một số trường hợp cơn ngứa ngáy xuất hiện là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
Trường hợp ngứa do viêm nhiễm phụ khoa nếu không điều chỉnh khắc phục sớm sẽ gây ra không ít hệ lụy, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Đặc biệt khi nguyên nhân gây ngứa là do bệnh lý gây ra, vi khuẩn, nấm xâm nhập và lan rộng gây ảnh hưởng cho các vùng xung quanh, khiến người bệnh gặp phải nhiều vấn đề bất thường khác.
Do đó, phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện, thăm khám sớm. Đặc biệt là khi nhận thấy triệu chứng ngứa ngáy kèm theo ra dịch âm đạo bất thường, mùi hôi khó chịu, chảy máu ngoài chu kỳ hành kinh,… Can thiệp điều trị sớm giúp người bệnh phòng tránh được nhiều rủi ro, bảo vệ an toàn sức khỏe cho người bệnh.
Phương pháp chăm sóc vùng kín tuổi dậy thì
Ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự phát triển của trẻ. Do đó, cần chủ động kiểm tra và điều trị sớm để phòng tránh rủi ro. Dưới đây là các mẹo giúp giảm ngứa vùng kín nhẹ ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì, mới lớn, phụ huynh có thể tham khảo:
Dùng nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh vùng kín giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Phương pháp được lưu truyền và áp dụng rộng rãi. Nhờ muối có tính sát khuẩn, kháng viêm, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, ra nhiều dịch âm đạo, giảm mùi hôi giúp “cô bé” sạch sẽ. Cách dùng đơn giản như sau:
- Dùng nước muối sinh lý hoặc có thể tự pha nước muối ấm tại nhà.
- Dùng nước muối ấm vệ sinh vùng kín giúp giảm ngứa tạm thời.
Mẹo chữa thích hợp với đối tượng bị ngứa ngáy vùng kín do bệnh ngoài da. Trường hợp bệnh phụ khoa, bệnh viêm nhiễm trong vùng kín cần áp dụng các phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Vệ sinh vùng kín bằng nước lá trà xanh
Sử dụng trà xanh giảm tình trạng ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì được nhiều phụ huynh lựa chọn. Mẹo chữa khá phổ biến, được áp dụng rộng rãi cho nữ giới đang gặp các vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa. Nhờ lá trà xanh có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ. Dùng theo cách như sau:
- Sử dụng một nắm trà không tươi, ngâm rửa với nước muối pha loãng.
- Sau đó cho lá trà vào nồi nấu cùng với 2 lít nước, đun sôi rồi đổ ra chậu.
- Đợi nước nguội còn âm ấm, hòa thêm một ít muối vào.
- Dùng nước vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thực hiện kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Mẹo chữa bằng lá trầu không
Mẹo trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không được nhiều người áp dụng, cách này cũng có thể áp dụng cho đối tượng bé gái trong độ tuổi dậy thì gặp phải các bất thường tại khu vực nhạy cảm này. Theo đó, lá trầu không có tính ấm, vị cay, chứa các chất giúp kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Sử dụng theo các đơn giản như sau:
- Sử dụng một nắm lá trầu không tươi, rửa sạch với nước muối ấm.
- Sau đó đun sôi lá trầu không với 2 lít nước, đổ nước ra chậu và tiến hành xông hơi vùng kín.
- Lưu ý khoảng cách giữa mặt nước và vùng kín để tránh gây bỏng da.
- Áp dụng mỗi tuần 2 – 3 lần để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.
Cách chăm sóc vùng kín đúng cách
Ngoài các mẹo chữa giúp giảm ngứa vùng kín trong giai đoạn dậy thì, một số vấn đề khác được chuyên gia đề cập, bạn đọc nên lưu ý để biết cách chăm sóc vùng nhạy cảm sạch sẽ, khỏe mạnh:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp với độ tuổi, có độ pH cân bằng, ưu tiên những sản phẩm có chiết xuất từ thành phần lành tính, an toàn.
- Vào những ngày hành kinh, nữ giới nên thay băng vệ sinh mới thường xuyên, cách 4 tiếng một lần để giữ vùng kín sạch sẽ, tránh vi khuẩn lưu trú gây hại.
- Không nên ngâm người, đặc biệt là vùng nhạy cảm trong nước quá lâu để tránh hại khuẩn từ hậu môn lan rộng đến âm đạo gây viêm nhiễm.
- Phần lông mu có tác dụng bảo vệ khu vực nhạy cảm, việc cạo lông nên cân nhắc và thực hiện bằng các biện pháp an toàn, tránh gây nhiễm khuẩn, viêm nang lông.
- Không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo, nên vệ sinh “cô bé” từ bên ngoài.
- Lựa chọn quần áo thoải mái, sạch sẽ, không mặc quần áo ẩm ướt, bó sát. Lựa chọn vải có chất thấm hút tốt, tránh mồ hôi ẩm ướt tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công vùng kín.
- Ăn uống đủ chất, ưu tiên ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, không nên ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn,…
- Trẻ trong giai đoạn dậy thì nên tập vận động thường xuyên, duy trì vóc dáng cân đối. Tránh thức quá khuya, giữ tinh thần thoái mái, hạn chế stress,…
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc liên quan đến tình trạng ngứa vùng kín ở trẻ dậy thì. Đây là một trong những trường hợp thường gặp hiện nay, xảy ra do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Bạn đọc nên tìm hiểu và điều trị sớm, tránh trường hợp viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn, gây biến chứng nguy hiểm.
Xem Thêm:
- Bị Ngứa Vùng Kín Khi Dùng Băng Vệ Sinh – Cách Phòng Ngừa
- Ngứa Vùng Kín Sau Sinh Là Gì? Chữa Bằng Cách Nào Tốt Nhất?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!