Ngứa Vùng Kín Sau Sinh Là Gì? Chữa Bằng Cách Nào Tốt Nhất?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Ngứa vùng kín sau sinh xảy ra do nguyên nhân nào và làm sao để chấm dứt một cách hiệu quả nhất? Hiện nay, có khá nhiều chị em gặp phải tình trạng này nhưng chưa thật sự hiệu rõ và vẫn tự lựa chọn các cách điều trị tại nhà. Điều đó có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do vậy, trong bài viết này, Viện Y Dược Dân Tộc sẽ cung cấp tới bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất.
Nguyên nhân phụ nữ sau sinh bị ngứa vùng kín là gì?
Vùng kín là khu vực rất dễ xảy ra các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, tổn thương bởi nhiều yếu tố khác nhau. Về lâu dài, này tình trạng này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí còn là nguy cơ xảy ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Đối với các chị em sau sinh vùng kín bị ngứa, các bác sĩ đã nghiên cứu và tìm ra những nguyên nhân gồm:
Hormone bị rối loạn
Khi mang thai, hormone trong cơ thể người phụ nữ sẽ có sự thay đổi rất lớn, nồng độ tăng cao và thường có những dao động nhất định. Tình trạng này vẫn sẽ tiếp diễn ở giai đoạn sau sinh. Khi lượng progesterone và estrogen bị mất cân bằng sẽ dẫn tới nhiều sự thay đổi trong sức khỏe.
Nữ giới bị sạm da, xuất hiện nám, tàn nhang, vùng kín ra nhiều khí hư và có cảm giác ngứa ngáy. Cơ thể cũng khá mệt mỏi khó chịu. Lúc này, môi trường pH trong âm đạo bị mất cân bằng càng dễ dàng cho các loại vi khuẩn có hại tấn công, khiến âm đạo dễ bị viêm nhiễm.
Tiết nhiều dịch hậu sản
Dịch hậu sản sẽ tiết ra liên tục sau khi sinh con, đây là tình trạng rất bình thường. Nhưng điều này đồng nghĩa với việc vùng kín thường xuyên ở trạng thái ẩm ướt. Từ đó các loại vi khuẩn có hại có thể dễ dàng sinh sôi mạnh hơn, gây ra các vấn đề ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín. Chị em nếu không vệ sinh tốt còn có thể bị viêm nhiễm vùng kín.
Ngứa vùng kín sau sinh do quan hệ tình dục quá sớm
Ngứa 2 bên mép vùng kín sau sinh được xác định cũng có nguyên nhân bởi các cặp vợ chồng quan hệ tình dục quá sớm khi mới sinh con xong. Bởi khi này vùng kín vẫn chưa thể hồi phục hoàn toàn, tầng sinh môn vẫn chưa lành lại sau vết rạch trong quá trình sinh thường. Quan hệ tình dục sẽ làm các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây ngứa ngáy.
Vệ sinh chưa sạch
Không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và đúng cách cũng là yếu tố dễ gây ra ngứa rát vùng kín sau sinh. Một số chị em khi này thường lười thay băng vệ sinh hút sản dịch, thụt rửa âm đạo sâu dẫn tới các loại nấm và vi khuẩn có thể tấn công bất cứ lúc nào. Từ đó khó có thể tránh khỏi ngứa ngáy ở âm đạo.
Mắc các bệnh lý
Ngoài những yếu tố gây ngứa vùng kín sau sinh ở trên, các chị em cũng gặp phải tình trạng này khi mắc những bệnh lý phụ khoa, da liễu. Theo đó, cần phải sớm tới bệnh viện kiểm tra thăm khám chính xác để có những biện pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là những chứng bệnh dễ gây ra ngứa vùng kín:
- Bệnh da liễu ở vùng kín: Có thể là chàm, hắc lào, nấm, lang ben,… Đây đều là những chứng bệnh quen thuộc và cũng dễ lan rộng ra khắp cơ thể. Khi này, vùng kín sẽ luôn trong trạng thái ngứa ngáy rất dữ dội.
- Rận lông mu: Nam giới và nữ giới đều có thể mắc rận lông mu. Loại ký sinh trùng này nằm ở khu vực vùng kín sẽ hút máu, làm tổn thương mô da, từ đây dẫn tới ngứa ngáy nghiêm trọng.
- Bệnh phụ khoa: Viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung đều có những ảnh hưởng nhất định tới vùng kín. Chị em ngoài bị ngứa sẽ còn thấy các triệu chứng đau rát, ra khí hư có mùi, âm đạo chảy máu bất thường,…
Các biện pháp khắc phục ngứa vùng kín sau sinh
Đa số các trường hợp bị ngứa vùng kín sau sinh là do vệ sinh kém, dịch sản hậu tiết ra quá nhiều và nồng độ hormone không ổn định. Đối với những nguyên nhân này, người bệnh có thể dễ dàng cải thiện triệu chứng với những biện pháp an toàn sau:
1. Vệ sinh vùng kín bằng nước chè xanh
Việc vệ sinh vùng kín với nước chè xanh có tác dụng sát trùng nhẹ, loại bỏ dịch sản hậu, giảm tình trạng ngứa ngáy. Theo y học cổ truyền, lá chè xanh có tính mát, vị đắng, tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm.
Một số nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy, lá chè xanh có chứa EGCG có tác dụng tiêu trừ vi khuẩn, nấm (nhất là nấm Candida gây các bệnh viêm nhiễm phụ khoa). Do đó, trị ngứa vùng kín bằng lá trà xanh có thể giảm viêm, ngứa ngáy và hạn chế nguy cơ nhiễm nấm tại cơ quan này.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị lá chè xanh tươi 100g và 2 muỗng muối
- Lá chè xanh sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo
- Đun sôi 2 lít nước rồi cho thảo dược vào đun tiếp khoảng 5 phút thì tắt bếp
- Kế đến đổ nước ra chậu đựng, thêm nước lạnh vào đến khi có độ ấm vừa phải
- Cho thêm 1 ít muối vào khuấy đều và dùng nước này ngâm rửa vùng kín
- Thực hiện 2 lần vào buổi sáng và tối để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy vùng kín
Khi dùng lá chè xanh chữa ngứa vùng kín, người bệnh chỉ nên vệ sinh ngoài âm đạo. Không thụt rửa vào sâu bên trong vì có thể gây viêm nhiễm và gây tổn thương cơ quan sinh dục.
2. Xông hơi bằng lá trầu không
Xông hơi bằng lá trầu không cũng được xem là một trong những biện pháp giúp làm giảm ngứa vùng kín sau khi sinh dễ thực hiện và có độ an toàn cao. Lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn và sát trùng mạnh. Do đó, việc thực hiện xông hơi vùng kín bằng lá trầu không có thể làm giảm mùi hôi do dịch sản hậu tiết ra, ức chế viêm nhiễm âm đạo và chống ngứa.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo
- Cho thảo dược vào nồi cùng với 2 lít nước và đun sôi
- Sau đó đổ nước ra thau rồi cho thêm 1 muỗng muối vào
- Xông vùng kín đến khi nước nguội bớt thì dùng rửa vùng kín để cải thiện triệu chứng.
3. Cải thiện tình trạng ngứa vùng kín với nước muối ấm
Ngâm rửa vùng kín bằng nước muối ấm là một trong những cách chữa ngứa vùng kín sau sinh đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Muối có đặc tính sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu ở vùng kín.
Bên cạnh đó, trị ngứa vùng kín bằng nước muối thường xuyên còn giúp cân bằng độ pH trong âm đạo, đồng thời hạn chế nguy cơ viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đun sôi 2 lít nước
- Đổ ra chậu đựng rồi hòa với một ít nước lạnh
- Cho muối vào và hòa tan
- Ngâm rửa vùng kín trong nước muối khoảng 10 phút
- Sau đó dùng nước muối vệ sinh vùng kín, hậu môn
- Mỗi tuần thực hiện từ 3 – 4 lần để đạt được kết quả tốt nhất
4. Trị ngứa vùng kín sau sinh bằng ngải cứu
Cách trị ngứa vùng kín khi sinh với lá ngải cứu thích hợp với những trường hợp bị ngứa vùng kín do tiết dịch sản hậu quá nhiều. Các tinh chất có trong lá ngải cứu không chỉ cải thiện tình trạng ngứa ngáy mà còn hỗ trợ đào thải khí hư, dịch từ âm đạo ra bên ngoài.
Hơn nữa, lá ngải cứu còn có tác dụng giúp phục hồi niêm mạc và hệ thống cơ ở âm đạo, đồng thời hỗ trợ làm lành các vết thương hở trong quá trình sinh nở.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá ngải cứu tươi, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo
- Đun sôi 2 lít nước và cho thảo dược vào
- Sau đó đổ nước ra thau và xông vùng kín
- Tận dụng nước này để vệ sinh bên ngoài vùng kín và hậu môn
- Thực hiện liên tục trong vòng 3 – 5 ngày để cảm nhận các triệu chứng thuyên giảm
5. Chữa ngứa vùng kín bằng lá ổi
Theo tài liệu y học cổ truyền, lá ổi có vị đắng, công dụng cầm máu, giải độc, sát trùng. Do đó, vị thuốc này thường được tận dụng trong chữa trị nhiều bệnh lý như mụn nhọt, hôi miệng, viêm nhiễm phụ khoa,…
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy, hoạt chất thực vật trong lá ổi có tác dụng giảm viêm nhiễm, hạn chế loét và ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng. Do đó, việc sử dụng lá ổi có thể làm giảm ngứa, loại bỏ khí hư, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá ổi tươi, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo
- Đun sôi 2 lít nước rồi cho lá ổi vào, đun tiếp 15 phút rồi cho muối vào
- Vớt bỏ lá ổi rồi dùng nước này để vệ sinh vùng kín
- Thực hiện mẹo chữa này từ 3 – 4 tuần để cải thiện triệu chứng hiệu quả
Phòng ngừa ngứa vùng kín sau khi sinh
Tình trạng ngứa vùng kín sau khi không chỉ gây ra cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, nấm âm đạo, huyết trắng,…
Do đó, chị em cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa triệu chứng, cụ thể:
- Hạn chế vận động mạnh ít nhất 1 tuần sau khi sinh. Bởi việc vận động mạnh trong thời gian này có thể gây kích thích vết rạch ở tầng sinh môn, từ đó khiến dịch sản hậu tiết ra ồ ạt.
- Cần kiêng cử sinh hoạt vợ chồng trong ít nhất 2 – 4 tháng sau khi sinh. Trường hợp sinh mở, bạn nên kiêng ít nhất 6 tháng để vết mổ phục hồi, liền lại hoàn toàn.
- Bổ sung nhiều nước để giúp duy trì độ ẩm trong âm đạo, đồng thời hỗ trợ loại bỏ dịch sản hậu.
- Cần vệ sinh vùng kín thường xuyên, nên thay băng vệ sinh từ 3 – 4 giờ/ lần.
- Chọn mặc quần lót, trang phục vừa với vóc dáng, đồng thời ưu tiên những chất liệu mỏng, thấm hút tốt
- Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi để giúp cơ thể phục hồi, đồng thời tránh làm việc quá sức, suy nghĩ căng thẳng trong thời gian này.
- Sản phụ có thể thực hiện một số động tác yoga đơn giản giúp thúc đẩy quá trình đào thải dịch sản hậu, đồng thời giúp cân bằng nồng độ nội tiết tố trong cơ thể.
Ngứa vùng kín sau khi – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Như đã đề cập, tình trạng ngứa vùng kín sau sinh có thể là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh lý tiềm ẩn như viêm lộ tuyến, viêm nấm âm đạo, rận mu,…
Do đó, người bệnh cần chủ động tìm gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các biểu hiện sau:
- Tình trạng ngứa vùng kín kéo dài, các biện pháp tại nhà không đáp ứng
- Khí hư, sản hậu tiết ra nhiều và kèm theo mùi hôi
- Bị ngứa vùng kín dữ dội, gây bứt rứt, mất ngủ
- Đau bụng dưới thường xuyên
Khi đến thăm khám, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân khởi phát, mức độ triệu chứng cũng như tổn thương. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe cũng như biểu hiện ngứa vùng kín, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc tương ứng.
Không tự ý sử dụng thuốc trong thời gian sau sinh vì có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa, đồng thời tác động gián tiếp đến trẻ bú mẹ. Do đó, chỉ dùng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
Ngứa vùng kín sau sinh cần phải thăm khám và có sự tư vấn điều trị từ các bác sĩ, chuyên gia. Bệnh nhân không nên tự ý áp dụng các cách chữa tại nhà sẽ dễ làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, khó điều trị hơn.
Xem thêm:
- Ngứa Vùng Kín Vào Ban Đêm: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Tốt Nhất
- Ngứa Vùng Kín Có Vảy Trắng Do Đâu? Nên Chữa Trị Thế Nào?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!