Suy Thận Cấp Độ 3: Có Chữa Được Không? Cách Điều Trị
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Suy thận cấp độ 3 là một giai đoạn nặng của bệnh suy thận, khi đó thận mất chức năng khoảng 75%. Ở giai đoạn này, các biểu hiện do bệnh lý gây ra có thể nhận biết dễ dàng hơn. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể diễn tiến đến giai đoạn cuối và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Suy thận cấp độ 3 là gì?
Suy thận là một trong những bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao và diễn tiến qua nhiều giai đoạn. Trong đó, suy thận cấp độ 3 là giai đoạn giữa, lúc này chức năng thận giảm đi nhiều so với giai đoạn 1 và 2. Cụ thể, chức năng hoạt động của thận mất khoảng 75%, lúc này thận không còn khả năng duy trì hoạt động trao đổi chất, thanh lọc như bình thường. Ngoài ra, nhiệm vụ kiểm soát huyết áp, lọc máu và sản sinh hormone cũng suy giảm nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, mức độ lọc cầu thận cũng bị giảm, cụ thể tốc độ thanh lọc chỉ ở mức 30 đến 59 ml/ phút. Các bác sĩ chuyên khoa chia suy thận cấp độ 3 thành 2 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 3A: Giai đoạn này điển hình bởi tình trạng suy thận ở mức độ nhẹ và trung bình.
- Giai đoạn 3B: Đây là giai đoạn sau, lúc này chức năng thận suy giảm ở mức độ nghiêm trọng hơn. Nếu không được điều trị sẽ diễn tiến đến giai đoạn cuối cùng và bắt buộc can thiệp ngoại khoa để duy trì sự sống.
Các triệu chứng suy thận giai đoạn 3
Hầu hết các trường hợp suy thận độ 1 và độ 2 thường có các biểu hiện mờ nhạt, khó nhận biết và rất dễ bị nhầm lẫn với một số vấn đề sức khoẻ khác. Tuy nhiên, khi diễn tiến đến giai đoạn 3, các triệu chứng do bệnh lý gây ra dần thể hiện rõ ràng do chức năng thận suy giảm ở mức độ nặng.
Dưới đây là một số triệu chứng do suy thận giai đoạn 3 gây ra:
1. Biểu hiện bất thường khi đi tiểu
Đây được xem là triệu chứng điển hình của bệnh suy thận. Cụ thể người bệnh sẽ gặp phải một số biểu hiện bất thường khi đi tiểu như:
- Lượng nước tiểu bất thường, người bị suy thận có thể đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn so với bình thường
- Nước tiểu có bọt, màu sắc đậm hơn so với bình thường
- Thường xuyên đi tiểu vào ban đêm
- Một số trường hợp nặng hơn có thể tiểu ra máu hoặc nước tiểu có lẫn protein
Tìm hiểu thêm: Những Triệu Chứng Của Bệnh Suy Thận Bạn Cần Biết
2. Cơ thể đau nhức
Suy thận cấp độ 3 thường gây đau nhức lưng, nhất là ở vùng cạnh sườn thường xuyên. Các cơn đau thường không quá nghiêm trọng, xảy ra chủ yếu ở các vị trí mô mềm. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan đến thận, xuống hố chậu đến đùi và 2 bàn tay. Cơn đau nặng nề có thể diễn ra ở khu vực 2 bên thận và thường khởi phát theo chu kỳ.
3. Hiện tượng sưng phù
Với những trường hợp bị suy thận ở giai đoạn đầu, thận vẫn có khả năng kiểm soát và cân bằng lượng nước trong cơ thể. Tuy nhiên, khi chuyển biến sang giai đoạn 3, cơ quan này bị tổn nặng nề, lúc này cơ thể có hiện tượng phù nề do tích nước trong thời gian dài.
Thông thường, người bệnh có thể bị sưng phù ở 2 chân, 2 tay, bọng mắt, mặt,…
4. Thường xuyên mệt mỏi
Người bị suy thận giai đoạn 3 thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt. Nguyên do là chức năng thận suy giảm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu. Tình trạng này kéo dài có thể tác động xấu đến sức khoẻ tổng thể và làm tăng nguy cơ gặp phải một số vấn đề sức khoẻ khác.
5. Tay chân co quắp
Thận có đóng vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng điện giải. Do đó, khi chức năng cơ quan này bị suy giảm sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển khoá, rối loạn hàm lượng khoáng chất. Từ đó gây ra hiện tượng chuột rút, co quắp tay chân ảnh hưởng đến sinh hoạt và khiến người bệnh khó chịu.
Suy thận độ 3 nguy hiểm không? Có chữa được không?
Suy thận là một trong những bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao, nhất là ở giai đoạn 3 và giai đoạn cuối, thận bị tổn thương nghiêm trọng và gần như không thể phục hồi chức năng hoàn toàn. Nếu ở giai đoạn mới khởi phát, người bệnh tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời, khả năng phục hồi có thể lên đến 90%. Tuy nhiên, ở giai đoạn 3, nhất là 3B có mức độ nguy hiểm cao, thận suy yếu và có thể chuyển biến nặng rất nhanh.
Nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh lý có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Thiếu máu, tăng đường huyết
- Nhiễm độc niệu
- Tăng huyết áp đột ngột
- Có dấu hiệu bị loãng xương, xương khớp dễ bị tổn thương, gãy vỡ
Các triệu chứng bệnh lý nếu không được kiểm soát nhanh chóng có thể chuyển biến sang giai đoạn cuối. Lúc này người bệnh cần tiến hành lọc máu, chạy thận nhân tạo, ghép thận để duy trì sự sống.
Trong quá trình điều trị, nhiều người bệnh thắc mắc suy thận độ 3 có chữa được không. Theo các bác sĩ chuyên khoa, mục tiêu chính của việc điều trị suy thận ở giai đoạn này là kiểm soát các triệu chứng lâm sàng, đồng thời kìm hãm sự tiến triển của bệnh lý sang cấp độ nặng hơn. Việc điều trị khỏi bệnh hoàn toàn là không thể.
Tuy nhiên, nếu tuân thủ các biện pháp điều trị, kết hợp các biện pháp chăm sóc đúng cách, sinh hoạt khoa học có thể ngăn ngừa tổn thương thận trở nên nghiêm trọng. Lúc này người bệnh có thể sống chung với bệnh và dùng thuốc suốt quãng đời còn lại.
Đối với suy thận ở giai đoạn 3A, người bệnh chưa cần tiến hành lọc máu. Bởi lúc này chức năng thận vẫn có thể được bảo tồn và ngăn ngừa tiến triển thông qua các phương pháp y tế, chăm sóc và chế độ dinh dưỡng. Còn trường hợp suy thận chuyển biến sang giai đoạn 3B, người bệnh được chỉ định lọc máu và áp dụng một số phương pháp ngoại khoa trong trường hợp cần thiết.
Các phương pháp điều trị suy thận giai đoạn 3
Bệnh suy thận giai đoạn 3 nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị có thể diễn tiến sang giai đoạn cuối và đe dọa trực tiếp đến tình mạng của người bệnh. Mặc dù không thể điều trị dứt điểm và phục hồi chức năng thận hoàn toàn nhưng việc điều trị suy thận giai đoạn 3 có thể kiểm soát các triệu chứng và tránh các phương pháp ngoại khoa. Căn cứ vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
1. Sử dụng thuốc Tây điều trị
Sử dụng thuốc Tây được xem là phương pháp điều trị chính đối với bệnh suy thận giai đoạn 3. Hiện nay, 2 nhóm thuốc được dùng phổ biến trong điều trị bệnh lý và mang lại hiệu quả tốt có thể kể đến là thuốc ức chế men chuyển Angiotensin và thuốc chẹn thụ thể Angiotensin.
Các thành phần trong thuốc có tác dụng giúp tăng cường chức năng thận, hạn chế phát sinh biến chứng và diễn tiến của bệnh. Bên cạnh đó, những trường hợp mắc bệnh suy thận đi kèm với tình trạng tăng huyết áp, đái tháo đường sẽ được chỉ định một số loại thuốc giúp kiểm soát đường huyết và điều hoà huyết áp.
Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bổ sung sắt để cải thiện tình trạng thiếu máu do bệnh lý gây ra. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả điều trị, người bệnh cần tuân thủ chỉ định bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và tần suất sử dụng thuốc. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được thăm khám, chẩn đoán.
2. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình diễn tiến bệnh suy thận độ 3. Do đó, bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến khích người bệnh xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp tăng cường sức khoẻ tổng thể mà còn hạn chế các triệu chứng nguy thận trở nên nặng nề.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bị suy thận độ 3:
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khoẻ và tốt cho thận vào chế độ ăn hàng ngày. Theo đó, người bệnh nên ưu tiên các thực phẩm chứa hàm lượng kali, phot pho, natri thấp như hành tây, bắp cải, ớt chuông, cải lông, tỏi, súp lơ, cá, trứng,…
- Đảm bảo uống đủ từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nên chia lượng nước thành nhiều lần uống và tránh uống quá nhiều nước vào buổi tối trước khi ngủ.
- Người bị suy thận cần kiêng các thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao có trong các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt bê,..) và nội tạng động vật
- Hạn chế các món ăn chứa nhiều gia vị làm tăng áp lực lên thận như muối, đường, bột ngọt,…
- Kiêng sử dụng các thức uống chứa cồn (bia, rượu), nước có gas, cà phê, trà đặc, các món ăn chứa nhiều dầu mỡ
- Tránh bỏ bữa và cần cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày để kiểm soát tốt bệnh lý.
Chuyên gia tư vấn: Người Suy Thận Kiêng Ăn Rau Gì Để Cải Thiện Sức Khỏe
3. Thiết lập lối sống lành mạnh
Song song với các biện pháp trên, người bệnh cần thay đổi các thói quen xấu, thiết lập lối sống lành mạnh, khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất, đồng thời ngăn ngừa bệnh lý tiến triển sang giai đoạn cuối và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Theo đó, người bệnh cần thiết lập lối sống lành mạnh như sau:
- Loại bỏ thói quen nhịn tiểu. Bởi tình trạng này kéo dài có thể khiến biểu hiện suy thận trở nên nghiêm trọng hơn, gây nhiễm độc thận.
- Người bị suy thận nói chung và suy thận cấp độ 3 nói riêng không nên quan hệ tình dục quá độ.
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh thức khuya, làm việc quá sức có thể khiến cơ thể suy nhược, tình trạng suy thận diễn tiến nặng nề hơn.
- Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, áp lực, stress trong thời gian dài sẽ tác động xấu đến quá trình điều trị bệnh lý.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để giúp nâng cao thể trạng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và cải thiện sức khỏe thận. Theo đó, người bệnh có thể lựa chọn một số bộ môn vận động phù hợp với tình trạng sức khoẻ như bơi lội, đi bộ, đạp xe, yoga,…
Bạn có biết: Bệnh Suy Thận Có Quan Hệ Được Không? Lời Khuyên Từ Bác Sĩ
4. Phương pháp chạy thận, lọc máu
Theo các bác sĩ chuyên khoa, phương pháp lọc máu, chạy thận nhân tạo chưa phải là chỉ định bắt buộc với những trường hợp bị suy thận giai đoạn 3. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện phương pháp điều trị này để thay thế chức năng thận, duy trì sự sống cho người bệnh, nhất là việc sử dụng thuốc không đáp ứng.
- Chạy thận nhân tạo: Phương pháp chạy thận nhân tạo được tiến hành bằng cách sử dụng máy chạy thận để lọc máu, loại bỏ độc tố bên trong cơ thể. Phương pháp này giúp thay thế chức năng ở thận hoàn toàn. Bởi bệnh lý ở giai đoạn cuối, thận lúc này không còn khả năng hoạt động.
- Lọc máu: Phương pháp lọc máu chữa suy thận được tiến hành bằng cách dùng màng bụng của người bệnh để lọc máu và dịch cho cơ thể. Theo đó, bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật để đặt 1 ống thông trên người, ống này tồn tại trong suốt quá trình lọc màng bụng.
Lưu ý trong quá trình điều trị suy thận cấp độ 3
Trong quá trình điều trị suy thận giai đoạn 3, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị bệnh nhằm đảm bảo an toàn cũng như đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn và ngưng quan hệ nếu đang áp dụng các bài thuốc Đông y chữa bệnh.
- Không tự ý sử dụng thuốc Tây khi chưa được chẩn đoán, thăm khám. Đặc biệt là những loại thuốc gây độc lên thận.
- Bên cạnh phương pháp y tế, người bệnh có thể tham khảo bác sĩ chuyên khoa áp dụng một số bài thuốc dân gian hoặc Đông y để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh, đồng thời hạn chế lạm dụng thuốc tân dược.
- Chủ động thăm khám thường xuyên nhằm đánh giá chức năng thận, đồng thời khắc phục sớm các dấu hiệu bất thường.
Suy thận cấp độ 3 mặc dù không thể điều trị dứt điểm và phục hồi chức năng thận hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh lý nếu được thăm khám và điều trị đúng cách có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa diễn tiến sang suy thận giai đoạn cuối. Bên cạnh đó, nếu đáp ứng tốt các biện pháp điều trị, người bệnh không cần can thiệp ngoại khoa.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!