Bấm Huyệt Chữa Thận Yếu: Phương Pháp Hiệu Quả Từ YHCT

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bấm huyệt chữa thận yếu là phương pháp chữa trị từ Y học cổ truyền. Phương pháp này tận dụng lực từ ngón tay tác động trực tiếp vào các huyệt vị quan trọng. Những huyệt vị này giúp giải phóng ứ trệ, cải thiện lưu thông khí huyết và đẩy lùi các triệu chứng do thận yếu gây ra.

Phương pháp bấm huyệt chữa thận yếu là gì?

Thận yếu đề cập đến tình trạng chức năng thận bị suy giảm. Thận được xem là cơ quan quan trọng trong cơ thể đảm nhiệm các chức năng quan trọng. Trong đó, cơ quan này giữ vai trò thanh lọc độc tố, cân bằng điện giải, kích thích sản sinh hormone và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ cơ thể. Do đó khi thận suy giảm chức năng hoạt động, cơ thể có thể đối mặt với nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Bấm huyệt chữa thận yếu: Phương pháp hiệu quả từ YHCT
Bấm huyệt chữa thận yếu là phương pháp chữa trị từ Y học cổ truyền

Theo tài liệu Đông y, thận yếu là tình trạng ứ trệ khí huyết ở bàng quang và kinh thận, từ đó khiến thận suy giảm chức năng và suy yếu. Do đó, Y học cổ truyền thường áp dụng bấm huyệt hoặc châm cứu tại các huyệt vị quan trọng để giải phóng tắc nghẽn, tăng lưu thông khí huyết nhằm khắc phục các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

Phương pháp bấm huyệt được thực hiện bằng cách dùng lực từ các ngón tay tác động vào những huyệt đạo có mối tương quan với cơ quan suy yếu. Nhờ đó giúp thư giãn mạch máu, dân thần kinh, cải thiện tình trạng ứ trệ và đẩy lùi các triệu chứng do bệnh lý gây ra.

Thực tế nhận thấy, để đạt được hiệu quả điều trị thận yếu tốt nhất, người bệnh cần kết hợp phương pháp bấm huyệt cùng với các biện pháp điều trị khác. Vì nếu áp dụng đơn lẻ biện pháp này chỉ mang lại tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể kiểm soát bệnh lý hoàn toàn.

Mặc dù bấm huyệt chữa thận yếu được đánh giá là biện pháp có độ an toàn cao, ít tốn kém và áp dụng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, nếu không lựa chọn cơ sở thực tiện chữa trị uy tín, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như bấm sai huyệt gây đau nhức dữ dội, triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa bệnh lý:

  • Đau nhức dữ dội tại vị trí bấm huyệt
  • Người bệnh có thể buồn nôn nhẹ
  • Sưng, bầm tím tại huyệt vị tác động

Ngoài ra, phương pháp bấm huyệt chữa thận yếu không áp dụng cho các trường hợp sau:

  • Phụ nữ đang mang thai, nhất là những tháng cuối thai kỳ
  • Người bị tắc nghẽn mạch máu do xuất hiện huyết khối, viêm dây thần kinh,…
  • Người đang thực hiện liệu pháp chống đông máu
  • Không thực hiện bấm huyệt khi vùng da bị lở loét, có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc có vết thương hở.

Bấm huyệt chữa thận yếu là phương pháp điều trị có độ an toàn cao, tuy nhiên không phù hợp với mọi đối tượng. Do đó, trước khi áp dụng phương pháp điều trị này, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa/ người có chuyên môn nhằm chủ động dự phòng các tình huống rủi ro.

Các huyệt vị phổ biến trong bấm huyệt chữa bệnh thận yếu

Như đã đề cập, nguyên lý điều trị bệnh thận yếu bằng phương pháp bấm huyệt là dùng lực ngón tay tác động đến các huyệt vị liên quan. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, tránh phát sinh tác dụng phụ không mong muốn, cần xác định cụ thể vị trí huyệt đạo cũng như cách thực hiện.

Các huyệt vị phổ biến trong bấm huyệt chữa bệnh thận yếu 
Nguyên lý điều trị bệnh thận yếu bằng phương pháp bấm huyệt là dùng lực ngón tay tác động đến các huyệt vị liên quan

Dưới đây là một số huyệt vị phổ biến trong bấm huyệt chữa chứng thận yếu:

  • Huyệt Đại trường du: Huyệt vị được xác định nằm ở vị trí cách đốt xương sống thứ 16 khoảng 1.5 thốn, theo đó huyệt Đại trường du có 2 vị trí nằm hai bên cột sống. Tác dụng: Dùng lực tác động vào huyệt vị giúp chữa trị chứng đau lưng, đau bụng, liệt chi dưới, táo bón, tiêu chảy,…
  • Huyệt Quan nguyên du: Huyệt Quan nguyên du có vị trí ở dưới đốt đống thứ 17, đo ngang khoảng 1.5 tắc. Tác động vào huyệt vị này giúp cải thiện tình trạng thận yếu gây đau lưng, đầy bụng, tiêu chảy,…
  • Huyệt Tiểu trường du: Huyệt vị có vị trí nằm dưới gai đốt sống thứ 18 và đo ngang khoảng 1.5 tấc. Khi tác động vào huyệt Tiểu trường du sẽ giúp điều trị chứng đau buốt, bệnh trĩ, tiểu nhắt, đau bụng dưới, tè dầm,…
  • Huyệt Bàng quang du: Tác động vào huyệt bàng du có tác dụng chữa đau bụng, đau lưng, táo bón, đau sưng đường sinh dục,… Huyệt vị được xác định nhằm ở đốt sống thứ 19, đo ngang khoảng 1.5 tấc.
  • Huyệt Thứ liêu: Huyệt vị được xác định nhằm giữa chỗ lõm giáp xương sống, cụ thể ở lỗ hổng thứ 2. Dùng lực ở tay tác dụng vào huyệt Thứ liêu giúp trị tay chân tê yếu, liệt dương, di tinh, đau lưng do thận yếu, kinh nguyệt không đều, khí hư,…
  • Huyệt Hội dương: Huyệt Hội dương nằm ở 2 bên xương cụt. Tác động vào huyệt này giúp trị bệnh trĩ, khí hư, tiêu chảy, liệt dương và một số triệu chứng do thận yếu gây ra.
  • Huyệt Thừa phù: Huyệt vị được xác định nằm ở giữa nếp gấp mông. Khi tác động vào huyệt Thừa phù sẽ giúp cải thiện tình trạng đau hông và các dây thần kinh xung quanh.
  • Huyệt Thận du: Đây là huyệt vị thứ 23 của kinh bàng quang, có vị trí nằm ở gai đốt sống thứ 2 đo ngang khoảng 1.5 thốn. Việc tác động vào huyệt Thận du sẽ giúp ích thuỷ, minh mục, thông nhĩ, điều thận khí,… Chủ trị chứng liệt dương, thận yếu, di mộng tinh,…

Ngoài phương pháp bấm huyệt, tác động vào các huyệt vị trên, người bệnh cũng có thể thực hiện châm cứu nếu triệu chứng bệnh lý không có dấu hiệu thuyên giảm.

Một số lưu ý khi bấm huyệt chữa thận yếu

Thận là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể có chức năng điều hoà nhiều hoạt động của cơ thể. Do đó, việc áp dụng phương pháp bấm huyệt không thể điều trị dứt điểm bệnh thận yếu. Để cải thiện chức năng hoạt động của thần, người bệnh cần kết hợp với các biện pháp y tế theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Một số lưu ý khi bấm huyệt chữa thận yếu 
Trường hợp thực hiện bấm huyệt tại nhà, bạn cần xác định chính xác vị trí huyệt vị để tác động

Bên cạnh đó, trong quá trình bấm huyệt chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trong quá trình bấm huyệt, cần kết hợp xoa bóp để giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giải phóng ứ trệ hiệu quả. Với những trường hợp cần thiết, có thể thực hiện châm cứu nếu được bác sĩ chuyên khoa cho phép.
  • Để đạt được kết quả điều trị thận yếu tố nhất, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời xây dựng chế độ sinh dưỡng khoa học và sinh hoạt hợp lý.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao thể trạng, tăng cường chức năng thận và các cơ quan khác của cơ thể.
  • Trường hợp thực hiện bấm huyệt tại nhà, bạn cần xác định chính xác vị trí huyệt vị để tác động. Bên cạnh đó, trước khi thực hiện cần cắt móng tay, rửa tay với xà phòng sát khuẩn để tránh làm tổn thương da và gây viêm nhiễm.
  • Người có tiền sử giãn tĩnh mạch cần thận trọng khi thực hiện phương pháp bấm huyệt chữa thận yếu. Để dự phòng các rủi ro phát sinh, bạn cần thảo vấn bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.
  • Nếu bấm huyệt khi trạng thái tinh thần không ổn định có thể dẫn đến lo âu, hoảng loạn. Do đó, người bệnh chỉ áp dụng phương pháp này khi tâm lý ổn định, tinh thần thoải mái.
  • Trường hợp gặp các vấn đề về xương khớp cần trao đổi với bác sĩ/ chuyên viên bấm huyệt nhằm hạn chế tổn thương lên các cơ quan này.

Bấm huyệt chữa thận yếu là phương pháp điều trị từ y học cổ truyền giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra. Mặc dù được đánh giá có độ an toàn cao nhưng cách chữa này không phù hợp với mọi đối tượng và chỉ thích hợp với người bệnh ở mức độ nhẹ. Để giảm thiểu rủi ro trong quá trình điều trị, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...