Viêm Amidan Có Nên Cắt Không? Khi Nào Nên Cắt
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm amidan có nên cắt không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Do các triệu chứng của bệnh có thể kéo dài, tái phát nhiều lần gây ra không ít khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt đời sống và sức khỏe. Chính vì thế việc nhanh chóng loại bỏ ổ viêm, điều trị dứt điểm là vấn đề bất kỳ người bệnh nào cũng mong muốn thực hiện.
Viêm amidan có nên cắt không?
Viêm amidan là bệnh lý đường hô hấp phổ biến hiện nay. Cụ thể, amidan là bộ phận nằm ở hai bên cổ họng có nhiệm vụ sinh kháng thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus,… vào cơ thể. Ở giai đoạn hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh từ 4 – 10 tuổi amidan hoạt động mạnh, tuy nhiên cơ quan này sẽ bắt đầu giảm dần chức năng khi con người bước qua tuổi dậy thì, sức đề kháng đã hoàn thiện.
Amidan là được xem là “hàng rào” bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của hại khuẩn từ bên ngoài. Thế nhưng nếu tình trạng này kéo dài, amidan cũng rất dễ bị viêm nhiễm, nhất là thời điểm hại khuẩn tấn công ồ ạt. Khi bị viêm, cơ quan này sẽ phát sinh các triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp, gây khó khăn cho việc nuốt thức ăn, nước bọt.
Để điều trị, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc tân dược kết hợp chăm sóc cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, đối với trường hợp viêm nặng, điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả tích cực, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phương pháp phẫu thuật ngoại khoa để loại bỏ hoàn toàn ổ viêm.
Điều này khiến nhiều người không khỏi thắc mắc liệu rằng khi bị viêm amidan có nên cắt không? Do các triệu chứng khó chịu của bệnh gây ra không ít ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe. Vì thế mong muốn loại bỏ ổ viêm càng sớm càng tốt trở thành nhu cầu cấp thiết của nhiều người.
Giải đáp vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, việc cắt amidan không phải ai cũng có thể thực hiện. Nếu tình trạng viêm không quá phức tạp, người bệnh có thể điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt để khắc phục tại nhà mà không cần dùng thuốc. Với những trường hợp nặng hơn, một số thuốc tân dược, Đông y được chỉ định nhằm ngăn cản sự phát triển của ổ viêm và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, phòng biến chứng.
Chỉ đến khi mức độ viêm amidan không còn giải pháp nào khống chế, phẫu thuật cắt amidan mới được cân nhắc lựa chọn. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên quá lo lắng. Bởi cơ bản việc cắt amidan được thực hiện khá đơn giản, có tỷ lệ thành công cao.
Hiện nay với sự tiến bộ của y học hiện đại, phương pháp điều trị ngoại khoa đã giảm thiểu được nguy cơ biến chứng và rút ngắn thời gian hồi phục cho bệnh nhân. Mặc dù vậy, biện pháp can thiệp nào cũng sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định. Để đảm bảo, người bệnh nên chọn bệnh viện uy tín, chất lượng để thực hiện. Đồng thời thăm khám và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa những thông tin cần thiết liên quan để hỗ trợ quá trình điều trị an toàn và hiệu quả nhất.
Trường hợp không nên và không nên cắt khi bị viêm amidan
Như trên đã đề cập, phương pháp cắt amidan không phải ai cũng có thể thực hiện. Tùy tình trạng của từng người các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhằm giảm thiểu thấp nhất rủi ro cho người bệnh. Vậy, khi nào nên cắt amidan? Trường hợp nào nên cắt và không nên cắt? Thông tin cụ thể như sau:
- Nhóm đối tượng nên cắt amidan: Bệnh nhân bị viêm amidan mãn tính tái đi tái lại nhiều lần; amidan bị sưng to chèn đường hô hấp gây khó thở, khó nuốt, khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn; viêm amidan gây biến chứng hầu họng và lan sang các bộ phận lân cận, thậm chí là toàn bộ cơ thể.
- Nhóm đối tượng không nên cắt amidan: Người đang mắc các bệnh về máu, bệnh tim mạch, huyết áp, suy gan, thận, phụ nữ mang thai,… thường không được chỉ định phẫu thuật. Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân trên 45 tuổi, đã mắc hoặc dễ mắc phải các bệnh mãn tính có khả năng biến chứng, sau phẫu thuật sẽ không đảm bảo an toàn khi thực hiện điều trị bằng phương pháp này.
Trước khi cắt amidan, bác sĩ sẽ thăm khám cho người bệnh để kiểm tra những vấn đề liên quan. Trường hợp phát hiện các bất thường không thể thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ thận trọng xây dựng phác đồ điều trị để phòng tránh các rủi ro cho người bệnh. Bạn có thể trao đổi các thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.
Các phương pháp cắt amidan hiện nay
Bên cạnh thắc mắc viêm amidan có nên cắt không, người bệnh cũng khá quan tâm đến các phương pháp phẫu thuật. Dưới đây là một số cách cắt amidan được thực hiện phổ biến hiện nay:
- Cắt amidan bằng dao điện: Bác sĩ sử dụng dao điện đơn cực hoặc lưỡng cực cắt bỏ amidan cho bệnh nhân. Kỹ thuật này được đánh giá cao do có nhiều ưu điểm so với các phương pháp khác. Cụ thể, việc sử dụng sóng cao tần bóc tách, loại bỏ tổ chức amidan viêm nhiễm ở vòm họng thực hiện đơn giản, chi phí thấp, khả năng cầm máu nhanh và giúp tránh tình trạng xuất huyết kéo dài. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nguy cơ gây sẹo niêm mạc hầu họng của người bệnh.
- Phương pháp bóc tách – thòng lọng: Phương pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân lớn, ít dùng cho trẻ em. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ chuyên dụng loại bỏ tổ chức amidan, sử dụng lưỡi dao chèn chặt lên cuống amidan rồi nhẹ nhàng léo chúng vào giữa eo họng. Tiếp đến bác sĩ sẽ thực hiện bóc tách trụ trước – sau để hoàn toàn triệt trừ ổ viêm. Sau khi thực hiện xong, bác sĩ sẽ cắt ống amidan và tiến hành cầm máu, hoàn thành cuộc phẫu thuật.
- Cắt amidan bằng Coblator: Ngoài các biện pháp trên, phương pháp cắt amidan bằng Coblator cũng rất phổ biến. Bác sĩ sẽ sử dụng một dòng điện truyền qua dung dịch (thường là nước muối) hình thành các phân tử plasma. Tiếp đến, các hạt mang điện sẽ được chuyển vào lớp plasma giúp tăng năng lượng cho chúng phá vỡ, làm gãy tổ chức các mô amidan. Phương pháp này ít xâm lấn, giúp cầm máu tốt và giảm thiểu rủi ro gây biến chứng. Tuy nhiên chi phí điều trị khá cao, đòi hỏi tay nghề bác sĩ giỏi.
Quy trình phẫu thuật cắt amidan
Một cuộc phẫu thuật cắt amidan thường tiến hành trong khoảng 30 – 60 phút, thủ thuật thực hiện đơn giản. Các bước tiến hành cơ bản như sau:
– Trước khi phẫu thuật: Người bệnh được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo điều kiện tham gia phẫu thuật. Đồng thời, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tạm thời ngừng sử dụng thuốc hoặc kiêng một số thực phẩm để quá trình thực hiện cắt amidan an toàn hơn. Thông thường người bệnh sẽ trải qua các bước chuẩn bị trước khi phẫu thuật như sau:
- Thực hiện các xét nghiệm cần thiết, trao đổi với bệnh nhân về các vấn đề liên quan. Trường hợp người bệnh bị hen suyễn hoặc có tiền sử dị ứng cần thực hiện kiểm tra dị ứng học nhằm tránh rủi ro sốc phản vệ khi phẫu thuật.
- Người bệnh vệ sinh răng miệng và được sát khuẩn mũi giúp tránh nguy cơ viêm nhiễm khi thực hiện cắt amidan.
- Ngoài ra, trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh được bác sĩ chỉ định dùng thuốc tăng cường đông máu. Đồng thời sẽ được thông báo ngưng sử dụng một số thuốc theo hướng dẫn để tránh các trường hợp không may xảy ra khi cắt amidan.
- Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ chỉ định riêng, nhằm đảm bảo an toàn trước – trong và sau phẫu thuật cho người bệnh.
– Tiến hành cắt amidan: Với mỗi phương pháp cụ thể, quy trình cắt sẽ có những điểm khác nhau. Nhìn chung người bệnh sẽ được gây mê hoặc gây tê tạm thời trong khi thực hiện loại bỏ amidan để giảm đau và hạn chế gây cảm giác khó chịu. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt amidan theo phương pháp được chỉ định.
– Chăm sóc sau phẫu thuật: Người bệnh cần lưu lại bệnh viện vài ngày sau phẫu thuật để theo dõi diễn biến của cơ thể. Nhằm giúp vết thương phục hồi nhanh chóng hơn và hạn chế rủi ro biến chứng, người bệnh cần chú ý đến vấn đề chăm sóc sau phẫu thuật như:
- Người bệnh được khuyên nằm nghiêng sau khi cắt amidan và dùng một cái khay đặt phía dưới để hứng nước bọt. Trong giai đoạn này, người bệnh không được nuốt dịch tiết ra từ miệng.
- Sau phẩu thuật 3 tiếng, người bệnh có thể sử dụng sữa lạnh, nước đường có đá giúp làm dịu cổ họng. Đồng thời các thức uống chứa đường sẽ giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Trong khoảng 3 ngày đầu, người bệnh nên ăn món ăn loãng như nước súp, cháo hoặc uống sữa,… Những ngày tiếp theo có thể ăn lại các món mềm, sau 10 ngày có thể ăn cơm trở lại.
- Người bệnh được chỉ định dùng thuốc giảm đau, hạ sốt mỗi ngày, trong 1 – 2 ngày đầu theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận, súc miệng sau khi ăn, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Nếu chăm sóc đúng phương pháp sau khoảng 2 tuần vết mổ sẽ lành lặn trở lại hoàn toàn.
Rủi ro biến chứng khi cắt amidan
Cắt amidan mang lại hiệu quả nhanh, chữa dứt điểm và hạn chế rủi ro tái phát. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn một số nguy cơ gây biến chứng cho cơ thể người bệnh. Thường tình trạng này rơi vào những trường hợp phẫu thuật tại cơ sở y tế kém chất lượng, quá trình chăm sóc sau phẫu thuật không đúng cách gây ra. Một số rủi ro có thể xảy ra như:
- Xuất huyết quá nhiều: Người thực hiện trong quá trình cắt có thể cắt phải mạch máu ở cổ khiến bệnh nhân bị xuất huyết ồ ạt. Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra trường hợp sau điều trị người bệnh không chăm sóc đúng cách có thể làm ảnh hưởng vết thương, dẫn đến xuất huyết gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe.
- Sốc phản vệ: Người bệnh có nguy cơ bị sốc phản vệ với thuốc gây mê khi tham gia phẫu thuật cắt amidan do dị ứng, đây là trường hợp nguy hiểm, cần được cấp cứu ngay.
- Nhiễm trùng sau phẫu thuật: Vết thương không được giữ vệ sinh, tiếp xúc với thực phẩm cứng, món ăn không phù hợp,… dẫn đến viêm nhiễm. Tình trạng nhiễm trùng không chỉ ảnh hưởng tại vị trí phẫu thuật mà có nguy cơ lan ra toàn bộ cơ thể, gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Nguy cơ tử vong cao nếu người bệnh không được nhanh chóng cấp cứu khi gặp phải các rủi ro trong quá trình cắt và sau khi cắt amidan. Do đó, trước khi thực hiện bác sĩ phải kiểm tra thận trọng các vấn đề của người bệnh. Về phần bệnh nhân, trước khi điều trị nên tìm hiểu địa chỉ thăm khám, đảm bảo độ uy tín, chất lượng để bảo vệ an toàn sức khỏe khi thực hiện phẫu thuật cắt amidan.
Một vài lưu ý cho người bệnh sau khi cắt amidan
Cắt amidan là biện pháp điều trị được chỉ định sau khi những phương pháp can thiệp khác không mang lại hiệu quả khả quan. Giai đoạn chăm sóc sau điều trị cũng là phần quan trọng đối với kết quả điều trị, góp phần đảm bảo an toàn và thúc đẩy cơ thể phục hồi nhanh và hiệu quả hơn. Do đó, sau khi cắt amidan bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Hạn chế nói chuyện nhiều sau khi cắt amidan để vết thương mau lành và tránh vi khuẩn, virus thâm nhập gây hại.
- Có chế độ ăn uống hơp lý, đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Tránh những món cay nóng, đồ khô cứng sau phẫu thuật để bảo vệ vết thường, tránh tổn thương, viêm nhiễm. Đặc biệt nên kiêng rượu bia, thuốc lá, nước uống chứa cồn, chất kích thích,… người bệnh chỉ nên dùng nước lọc hoặc bổ sung thêm nước ép trái cây tươi.
- Nghỉ ngơi, hạn chế stress, căng thẳng, tránh nơi đông người, nhất là hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh về hô hấp như cảm, ho, viêm phế quản,…
- Vận động nhẹ nhàng, hạn chế đi lại quá nhiều, tránh thực hiện các động tác mạnh, khiêng vác vật nặng khi cơ thể yếu.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, khạc nhổ nước bọt đúng chỗ. Thông báo với bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường. Tái khám theo lịch hẹn để theo dõi mức độ phục hồi của cơ thể.
Viêm amidan có nên cắt không? Khi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này. Dựa vào từng trường hợp cụ thể, nếu thật sự cần thiết các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật loại bỏ ổ viêm amidan để phòng tránh biến chứng. Người bệnh có thể trao đổi nhu cầu, tình trạng sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tư vấn cụ thể và chi tiết hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!