Viêm Amidan Hốc Mủ Có Lây Không? Các Biện Pháp Phòng Bệnh
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm amidan hốc mủ có lây không là thắc mắc của nhiều người. Theo đó, viêm amidan hốc mủ là dạng bệnh viêm đường hô hấp phổ biến, có thể xảy ra ở người lớn và trẻ nhỏ. Giải đáp vấn đề này, các chuyên gia nhận thấy mặc dù tình trạng viêm do vi khuẩn, virus gây ra tuy nhiên khả năng lây nhiễm bệnh giữa người và người có tỷ lệ thấp hoặc cực kì hiếm.
Tổng quan bệnh viêm amidan hốc mủ
Viêm amidan hốc mủ là dạng bệnh viêm amidan phổ biến hiện nay, thuộc dạng mãn tính khó điều trị và nguy cơ biến chứng cao nếu không can thiệp sớm. Viêm nhiễm phát triển nặng ở các hốc, khe của amidan, người bệnh có thể quan sát thấy khu vực này xuất hiện mủ trắng tương tự như bã đậu.
Viêm amidan hốc mủ có thể khởi phát do nhiều yếu tố khác nhau. Khả năng tái phát cao, gây ra không ít triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Một số nguyên nhân chính tạo điều kiện cho hại khuẩn xâm nhập có thể kể đến như sức đề kháng yếu, thời tiết thay đổi đột ngột, mắc bệnh lý về tai mũi họng,…
Nếu nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường sau, bạn nên thăm khám bác sĩ để điều trị càng sớm càng tốt: Đau rát vướng víu cổ họng, mủ trắng, sốt, hơi thở có mùi hôi dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ho khan, ngủ ngáy, thở khò khè,…
Bệnh viêm amidan hốc mủ nói riêng và viêm amidan mãn tính nói chung thường gây ra các triệu chứng tại chỗ, các biểu hiện toàn thân xảy ra không thường xuyên. Mặc dù vậy, bệnh có thể kéo dài dai dẳng, tổn thương viêm nhiễm có nguy cơ lan rộng, phì đại amidan dẫn đến các hệ lụy khác, chẳng hạn như hình thành sỏi amidan.
Viêm amidan hốc mủ có lây không?
Bệnh viêm amidan nói chung, viêm amidan hốc mủ nói riêng hình thành do vi khuẩn, virus từ bên ngoài tấn công ồ ạt vào cơ thể, nhất là tại khu vực amidan, gây kích ứng, tổn thương và phát sinh các phản ứng chống lại hại khuẩn. Chính vì thế người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy, đau rát vùng họng, hai bên amidan.
Biểu hiện khi bị viêm thường xuất hiện các cơn ho kéo dài, ho khan đôi khi có đờm mủ. Điều này khiến không ít người lo ngại liệu amidan hốc mủ có lây không. Các chuyên gia cho rằng, bệnh mặc dù hình thành do vi khuẩn, virus, thế nhưng đây không phải là căn bệnh truyền nhiễm.
Tuy không lây bệnh từ người này sang người kia, thế nhưng hiện tượng viêm nhiễm khu trú có thể dần lan rộng từ amidan sang các khu vực lân cận. Do đó, bạn đọc ngay khi nhận thấy các triệu chứng nguy cơ nên chủ động đến gặp bác sĩ. Thăm khám, xác định dạng bệnh, mức độ viêm và điều trị sớm giúp phòng tránh các rủi ro không mong muốn cho sức khỏe.
Biện pháp điều trị viêm amidan hốc mủ
Ngoài vấn đề: “Viêm amidan hốc mủ có lây không?” người bệnh nên tìm hiểu thêm một số cách chữa trị viêm amidan hốc mủ được áp dụng hiện nay. Theo đó, như đã đề cập, bệnh hình thành chủ yếu do đường hô hấp nhiễm khuẩn khi tác nhân gây hại từ bên ngoài tấn công ồ ạt, tuy nhiên viêm amidan hốc mủ không phải là bệnh lý truyền nhiễm.
Do đó, khả năng người khỏe mạnh nhiễm bệnh từ người bệnh là khá thấp. Tuy nhiên về phần cơ thể người bệnh, trường hợp không điều trị, tình trạng viêm có thể trở nặng và phát sinh biến chứng nguy hiểm. Vì thế, người bệnh nên thăm khám và chữa trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Các phương pháp như:
Điều trị bằng thuốc Tây
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ được bày bán. Tuy nhiên trước khi mua và sử dụng, người bệnh nên thăm khám và nhận sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc Tây thường có dược tính mạnh, giúp người bệnh sớm loại bỏ các triệu chứng khó chịu. Đồng thời, thuốc được bào chế sẵn dưới dạng viên, thuốc tiêm,… dễ sử dụng, giúp người bệnh tiết kiệm thời gian chuẩn bị thuốc. Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc sát khuẩn,…
Thuốc có tác dụng tại chỗ, không loại bỏ được toàn bộ các hại khuẩn có trong khoang miệng. Do đó, bên cạnh điều trị người bệnh cần chú ý việc giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày, kết hợp với chế độ chăm sóc, sinh hoạt khoa học để kiểm soát bệnh tốt nhất, bảo vệ sức khỏe.
Phẫu thuật cắt amidan
Trường hợp viêm amidan hốc mũ nặng, người bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa bằng thuốc, bác sĩ có thể cân nhắc tư vấn biện pháp phẫu thuật cắt bỏ amidan. Đây là hướng điều trị cuối cùng, giúp loại hoàn toàn ổ viêm, ngăn chặn biến chứng nguy hại sức khỏe người bệnh.
Phẫu thuật cắt amidan thường được tiến hành nhanh chóng, triệt để. Tuy nhiên một số rủi ro vẫn còn tiềm ẩn trong và sau điều trị. Đặc biệt là nguy cơ mất máu, chảy máu muộn và đau nhức thời điẻm hậu giải phẩu. Vì thế, người bệnh nên tìm hiểu địa chỉ thăm khám uy tín, lựa chọn bệnh viện tốt để điều trị, giúp giảm thiểu các rủi o không mong muốn.
Đồng thời, người bệnh nên kết hợp chăm sóc sức khỏe, điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt, ăn uống kém lành mạnh để bảo vệ sức khỏe, giúp phòng bệnh tái phát. Sau khi phẫu thuật nên ăn những món mềm, dễ nhai nuốt để giảm áp lực cho hầu họng, giúp vết thương ổn định, sớm hồi phục.
Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm amidan hốc mủ
Viêm amidan hốc mủ là dạng bệnh mãn tính có khả năng gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì thế, bạn đọc không nên chủ quan khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường như ho, đau họng, sốt,… Thay vào đó, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm.
Ngoài ra, chủ động phòng tránh bệnh cũng là vấn đề được các bác sĩ, chuyên gia khuyến khích mọi người thực hiện. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn đọc:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày, sử dụng nước muối, nước súc miệng chuyên dụng để vệ sinh, loại bỏ hại khuẩn trong khoang miệng, tránh viêm nhiễm amidan tái phát.
- Hạn chế uống, ăn đồ lạnh gây viêm nhiễm amidan, viêm họng,… Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh.
- Lựa chọn thực phẩm phù hợp, ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây giúp cải thiện sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Uống đủ nước cần thiết giúp cơ thể tăng cường chuyển hóa, phòng tránh các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp,…
- Bảo vệ cơ thể khi ra ngoài, nhất là ở những nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi, nên sử dụng khẩu trang, che chắn tránh ánh nắng mặt trời gay gắt.
- Vận động cơ thể, tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng giúp cơ thể chóng lại tác nhân gây hại và phòng nguy cơ tái phát bệnh.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về việc: “Viêm amidan hốc mủ có lây không?”. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là dạng bệnh không lây nhiễm giữa người sang người. Tuy nhiên nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể có thể tác động, tạo điều kiện cho hại khuẩn xâm nhập gây hại cho đường hô hấp. Vì thế, bạn đọc nên chủ động phòng tránh, bảo vệ cơ thể và thăm khám khi nhận thấy các triệu chứng bất thường xuất hiện.
Xem Thêm:
- Viêm Amidan Hốc Mủ Có Nguy Hiểm Không? Bao Lâu Thì Khỏi?
- Viêm Amidan Hốc Mủ Gây Hôi Miệng Và Cách Xử Lý
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!