Viêm Mũi Vận Mạch Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Viêm mũi vận mạch hay còn được gọi là viêm mũi vô căn, đây là một thể viêm mũi thường gặp nhưng không phải do dị ứng. Các triệu chứng của viêm mũi vận mạch thường dai dẳng và kéo dài liên tục trong vài ngày cho đến vài tháng. Nếu người bệnh chủ quan lơ là trong việc điều trị sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe và nhiều biến chứng bệnh lý nguy hiểm khác. 

Viêm mũi vận mạch là gì?

Bệnh viêm mũi vận mạch là một trong những bệnh lý đường hô hấp phổ biến, có tỷ lệ mắc cao khi xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Bệnh được hình thành do tiếp xúc với các tác nhân từ bên ngoài như thời tiết, vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn… tạo ra phản ứng giữa hệ thần kinh và giao cảm bên trong niêm mạc mũi. Từ đó làm kích phát các triệu chứng kích ứng thông thường như hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi…

Khác với viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch chỉ xảy ra ở người trưởng thành trên 20 tuổi, nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới và không gây ra triệu chứng ngứa mũi, ngứa mắt hay chảy nước mắt.

Theo các chuyên gia, bệnh viêm mũi vận mạch còn được gọi là viêm mũi vô căn vì cho đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu, xét nghiệm như xét nghiệm máu IgE, xét nghiệm tế bào học hay tiêm dị nguyên dưới da nhưng cũng không thể tìm thấy các tế bào viêm đặc hiệu.

Căn bệnh này mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hằng ngày. Thậm chí những trường hợp chủ quan không điều trị vì nghĩ đây chỉ là bệnh hô hấp thông thường khiến bệnh chuyển sang mãn tính với các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân viêm mũi vận mạch

Không có nguyên nhân chính xác nào được phát hiện có khả năng gây ra viêm mũi vận mạch. Tuy nhiên, bệnh chủ yếu khởi phát do một số tác nhân như:

Viêm mũi vận mạch
Bệnh viêm mũi vận mạch thường được khởi phát từ các tác nhân môi trường, thời tiết, rối loạn nội tiết tố ở nữ giới…
  • Môi trường: Bụi bẩn, khói bụi, ô nhiễm môi trường, hóa chất độc hại, khói thuốc lá, mùi nước hoa bay trong không khí hay sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm của môi trường… đều là những tác nhân phổ biến làm kích phát các triệu chứng viêm mũi vận mạch.
  • Khí hậu: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết từ nóng sang lạnh, đặc biệt có độ ẩm thấp, hanh khô dễ gây kích ứng niêm mạc mũi, tổn thương, viêm nhiễm dẫn đến viêm mũi vận mạch.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có khả năng gây ra viêm mũi vận mạch như thuốc giảm đau, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc trầm cảm, tâm thần…
  • Rối loạn nội tiết tố: Theo đánh giá của các chuyên gia, một số loại rối loạn nội tiết tố và chuyển hóa có thể gây viêm mũi vận mạch như lạm dụng thuốc ngừa thai, rối loạn nội tiết tố đột ngột do mang thai, bước vào chu kỳ kinh nguyệt, suy tuyến giáp, viêm mũi dị ứng bội nhiễm… gây tắc nghẽn mũi.
  • Một số tác nhân khác: Một số yếu tố khác như có thói quen ăn thức ăn cay nóng, ngửi mùi hôi, khói thuốc lá, nước hoa, mạt bụi, lông chó mèo hoặc sự thay đổi cảm xúc như khóc lóc, stress, mệt mỏi… gây ra bệnh.

Triệu chứng viêm mũi vận mạch

Những triệu chứng của bệnh viêm mũi vận mạch có thể thoáng qua hoặc kéo dài khá dai dẳng kể từ khi bùng phát bệnh. Những triệu chứng này tương đồng với nhiều bệnh lý hô hấp khác, có thể kể đến như:

Viêm mũi vận mạch
Bệnh viêm mũi vận mạch đặc trưng với triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi nặng, nghẹt mũi…
  • Hắt hơi: Người bệnh hắt hơi liên tục không thể dừng lại, kéo thành một tràng dài. Đặc biệt triệu chứng này thường trở nên nặng hơn vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy, nửa đêm về sáng hoặc khi thời tiết trở nặng.
  • Nghẹt mũi: Những người bị viêm mũi vận mạch hầu như đều gặp phải triệu chứng này. Nghẹt mũi có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên. Triệu chứng này kéo theo khó thở, người bệnh phải thở bằng miệng. Thậm chí càng về đêm triệu chứng này càng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
  • Chảy nước mũi: Bên trong các hốc mũi tiết nhiều dịch nhầy khiến dịch chảy ra ngoài nhiều hơn so với bình thường.
  • Đỏ mũi: Việc tiếp xúc với các tác nhân dị ứng khiến lớp niêm mạc mũi bị kích ứng gây ra triệu chứng ửng đỏ, ngứa ngáy, đau rát, thậm chí có thể gây chảy máu cam.
  • Ho có đờm: Ứ đọng dịch nhầy trong khoang mũi quá mức khiến dịch chảy xuống cổ họng và xâm nhập vào bên trong cuống họng, gây ngứa họng và ho ra đờm.
  • Phù nề cuốn mũi: Ở người bị viêm mũi vận mạch kết quả nội soi cho thấy cuốn mũi bị phù nề, sần sùi bề mặt và ửng đỏ.
  • Một số triệu chứng khác: Sau mỗi lần ngừng hắt hơi người bệnh sẽ quay trở về trạng thái bình thường, một số trường hợp hay gặp nhức đầu, uể oải, mệt mỏi, thậm chí gây căng tức, ngứa ngáy ở ngón tay khi trời lạnh…

Lưu ý: Vì những triệu chứng của viêm mũi vận mạch gần như giống hoàn toàn với các bệnh lý khác như viêm mũi dị ứng, viêm xoang… nên bắt buộc phải thăm khám, chẩn đoán làm xét nghiệm mới xác định được tác nhân gây dị ứng và có phác đồ điều trị phù hợp.

Phòng ngừa viêm mũi vận mạch

Chủ động phòng ngừa và bảo vệ đường hô hấp ngay từ sớm là cách tốt nhất để tránh khỏi bệnh viêm mũi vận mạch nói riêng và nhiều căn bệnh khác nói chung. Việc áp dụng các biện pháp này ở những người đã trị khỏi bệnh giúp phòng ngừa tái phát rất tốt. Theo đó, bạn cần chú ý thực hiện một số các cách phòng tránh sau:

Viêm mũi vận mạch
Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, vận động thể thao thường xuyên nhằm tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật
  • Hằng ngày, rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý bằng bình xịt hoặc bình Neti pot. Nước muối sinh lý sẽ giúp diệt khuẩn, rửa trôi cặn bã, các tác nhân dị ứng ra khỏi mũi, làm sạch và thông thoáng khoang mũi, vừa dễ thở vừa giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Giữ ấm cơ thể đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, từ nóng chuyển sang lạnh đột ngột. Đồng thời che chắn kỹ lưỡng bằng cách đeo khẩu trang trước khi ra ngoài.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa, nơi ngủ, nơi sinh hoạt và làm việc để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng như bụi bặm, mạt bụi, lông thú cưng… Chủ động cách ly với các tác nhân này là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lý đường hô hấp nói chung.
  • Ăn uống khoa học, lành mạnh, tránh sử dụng chất kích thích có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia… Thay vào đó hãy bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho hệ hô hấp, thực phẩm có khả năng chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên và tăng cường sức đề kháng.
  • Thiết lập thời gian biểu sinh hoạt, nghỉ ngơi, làm việc khoa học. Dành thời gian tập luyện thể thao hằng ngày để nâng cao hệ miễn dịch, khỏe mạnh chống lại mọi bệnh tật.

Viêm mũi vận mạch là bệnh lý đường hô hấp không quá khó điều trị cũng như dễ phòng tránh nếu biết cách. Chỉ cần người bệnh chú ý kỹ lưỡng trong việc che chắn bảo vệ đường thở và tìm cách tăng cường hệ miễn dịch và chủ động cách ly khỏi các tác nhân dị ứng. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở hệ hô hấp hãy sớm thăm khám để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Hạt sen không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng mà còn được biết đến...
Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...