Đau Nhức Mũi Là Bệnh Gì? 7 Vấn Đề Xoang Mũi Thường Gặp

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Đau nhức mũi thường là biểu hiện của các bệnh lý đường hô hấp trên như viêm xoang hàm, viêm mũi dị ứng, viêm mũi họng (cảm lạnh). Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể xảy ra do cấu trúc mũi bất thường, chấn thương vật lý hoặc côn trùng căn.

Nguyên nhân gây đau nhức mũi

Tình trạng đau nhức mũi thường xảy ra khi mũi, xoang và các cơ quan lân cận bị tổn thương. Biểu hiện thường đi kèm với một số biểu hiện khác như nghẹt mũi. chảy nước mũi, ho, sốt, đau họng, hoa mắt, đau đầu, ngứa mũi, cảm giác nặng ở mặt, chóng mặt, hoa mắt,…

Đau Nhức Mũi Là Bệnh Gì? 7 Vấn Đề Xoang Mũi Thường Gặp
Tình trạng đau nhức mũi có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

Theo các chuyên gia đầu ngành, bị đau nhức mũi thường là biểu hiện nhận biết của bệnh viêm xoang hàm, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh,… Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác cần được can thiệp điều trị sớm.

Trường hợp bị đau nhức mũi thường xuyên, bạn có thể xem xét một số vấn đề sức khoẻ có thể xảy ra sau đây:

1. Viêm xoang hàm

Xoang hàm được xác định là các mô xoang nằm ở cạnh bên cánh mũi, dưới hốc mắt. Cơ quan này có thể bị tổn thương, phù nề, sưng viêm do nhiễm virus, vi khuẩn, nấm, kích ứng, dị ứng hoặc một số yếu tố rủi ro khác.

Trường hợp bị viêm xoang hàm do nhiễm trùng, người bệnh thường gặp một số triệu chứng nặng nề như đau nhức mũi, đau đầu, cảm giác nặng ở vùng mặt, sốt cao, chảy nước mũi có kèm theo mủ, ho, ù tai, thở khò khè, đau rát họng,…

Các biểu hiện bệnh viêm xoang hàm cấp tính có thể kiểm soát trong vòng 7 – 10 ngày nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan để các triệu chứng bệnh tiến triển dai dẳng, nặng nề, bệnh có thể kéo dài hơn 12 tuần và chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây khó khăn trong việc điều trị.

2. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc mũi bị phù nề do tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, thời tiết thay đổi, nấm mốc, hoá chất, lông vật nuôi, khói thuốc lá,… Các triệu chứng do bệnh lý gây ra có thể bùng phát theo mùa hoặc xảy ra quanh năm tuỳ thuộc vào các yếu tố nguy cơ.

Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng gây ra các triệu chứng nghẹt mũi, đau mũi, chảy nước mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, hắt hơi,…

Khi niêm mạc mũi bị tổn thương, phù nề có thể gây ra các triệu chứng lâm sàng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, đau nhức mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt, đau rát cổ họng, ù tai,… Một số trường hợp có thể bị suy nhược cơ thể, chán ăn, sốt nhẹ đến sốt cao.

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng thường đáp ứng tốt các biện pháp chăm sóc và điều trị y tế, hiếm khi gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng, tái phát liên tục có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng mũi, viêm xoang, viêm họng cấp,…

3. Viêm mũi họng (cảm lạnh)

Viêm mũi họng (cảm lạnh) là thuật ngữ đề cập đến tình trạng viêm cấp tính ở niêm mạc mũi và cổ họng. Nguyên nhân chủ yếu gây bùng phát các triệu chứng bệnh là do rhinovirus. Bệnh cảm lạnh thường bùng phát mạnh vào mùa lạnh và có xu hướng thuyên giảm sau 2 tuần mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, tình trạng viêm mũi họng có thể khiến người bệnh bị đau nhức mũi, nghẹt mũi, khó thở, ho, đau rát họng, nghẹn khi nuốt, chảy nước mắt,…. Bên cạnh đó, bệnh lý còn gây ra một số biểu hiện toàn thân như cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ.

Viêm mũi họng (cảm lạnh) 
Đau nhức mũi có thể là dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm mũi họng (cảm lạnh)

Theo nhận định của các chuyên gia, cảm lạnh là một trong những bệnh hô hấp lành tính, có thể tự thuyên giảm mà không gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp virus gây bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng hầu họng, xoang và ống tai giữa.

4. Chấn thương vật lý gây đau nhức mũi

Sống mũi có thể bị sưng nề, đau nhức do chấn thương vật lý trong quá trình sinh hoạt, chơi thể thao, làm việc,… Trường hợp chấn thương nhẹ, triệu chứng có thể thuyên giảm sau khi chăm sóc và nghỉ ngơi mà không cần can thiệp điều trị.

Tuy nhiên, nếu nhận thấy vùng mũi bầm tím, sưng to, chảy nhiều máu, lệch sống mũi và đau nhức dữ dội. Lúc này bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý đúng cách. Trường hợp để kéo dài, niêm mạc mũi bị tổn thương nghiêm trọng có thể gây ra hoại tử và phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

5. Polyp mũi

Polyp mũi là thuật ngữ đề cập đến tình trạng tế bào tăng sinh bất thường và hình thành các khối u lành tính. Các trường hợp bị Polyp mũi thường không gây ra các triệu chứng điển hình.

Polyp mũi 
Polyp mũi nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây cản trở đường thở, tăng nguy cơ bị viêm xoang, viêm mũi

Tuy nhiên, theo thời gian những khối u này có xu hướng phát triển lớn và chặn đường thở, làm gián đoạn quá trình dẫn lưu dịch tiết ở các xoang. Nếu không được phát hiện sớm, Polyp mũi có thể làm tăng nguy cơ viêm mũi, viêm xoang mãn tính.

6. Cấu trúc mũi bất thường

Cấu trúc mũi bất thường được xem là một trong những nguyên nhân khiến mũi bị đau nhức, sưng viêm. Trong đó, tình trạng lệch vách ngăn mũi là dị dạng về cấu trúc mũi phổ biến nhất. Tương tự như Polyp mũi, lệch vách ngăn mũi có thể dẫn đến viêm mũi, viêm xoang kéo dài nếu không được kiểm soát kịp thời.

7. Bị côn trùng cắn

Trường hợp bị đau nhức mũi kèm theo triệu chứng sưng viêm, đỏ da, nguyên nhân có thể bị côn trùng đốt. Cụ thể, nọc độc từ các loại côn trùng có thể gây kích ứng và phản ứng miễn dịch trong cơ thể và bùng phát các triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy, khó chịu.

Các biện pháp khắc phục tình trạng đau nhức mũi

Tình trạng đau nhức, sưng viêm ở sống mũi có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ và chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, triệu chứng kéo dài đi kèm với một số biểu hiện khác còn có thể gây tổn thương niêm mạc xoang – mũi và các cơ quan xung quanh.

Các biện pháp khắc phục tình trạng đau nhức mũi 
Xông mũi với gừng tươi có thể giúp cải thiện đau nhức mũi do viêm xoang, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh gây ra

Do đó, người bệnh cần chủ động áp dụng các biện pháp giúp cải thiện triệu chứng đau nhức mũi và các biểu hiện đi kèm sau đây:

  • Chườm khăn ấm cải thiện triệu chứng: Chườm khăn ấm lên vùng mũi có thể làm tăng khả năng dẫn lưu dịch tiết hô hấp, loại bỏ các chất nhầy trong các hốc xoang, khoang mũi. Biện pháp này phù hợp với người bị đau nhức sống mũi do viêm xoang, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng.
  • Vệ sinh mũi với nước muối sinh lý (NaCl 0.9%): Vệ sinh mũi với dung dịch NaCl 0.9% có thể giúp làm loãng dịch nhầy, loại bỏ tác nhân gây dị ứng, kích ứng và làm dịu niêm mạc mũi. Dùng nước muối sinh lý rửa mũi từ 2 – 3 lần/ ngày có thể đẩy lùi các triệu chứng nghẹt mũi, đau mũi, khó thở, ho,…
  • Xông mũi với gừng tươi: Các nghiên cứu nhận thất hoạt chất Gingerol cùng với các chất chống oxy hóa trong củ gừng có tác dụng giảm đau, ức chế quá trình gây viêm nhiễm và giảm phù nề hiệu quả. Việc áp dụng mẹo xông mũi với gừng tươi có thể cải thiện triệu chứng đau mũi, nghẹt mũi, đau đầu do các bệnh đường hô hấp gây ra.
  • Dùng kem làm dịu da: Trường hợp bị đau nhức mũi do côn trùng đốt, bạn có thể dùng các loại kem có tác dụng làm dịu da để giúp cải thiện tình trạng sưng đau, ngứa ngáy và hỗ trợ phục hồi, tái tạo các mô bị tổn thương.
  • Tắm nước ấm: Thói quen tắm với nước ấm không chỉ mang lại cảm giác thư giãn, loại bỏ căng thẳng, áp lực mà còn hỗ trợ giải cảm, tăng khả năng dẫn lưu dịch tiết hô hấp ở khoang xoang và từ khoang mũi ra bên ngoài.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Trường hợp bị đau nhức mũi do tác nhân dị ứng, việc sử dụng thiết bị tạo độ ẩm có thể cải thiện tình trạng kích thích niêm mạc, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do viêm mũi dị ứng và viêm xoang gây ra.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Nếu cơn đau mũi xảy ra do chấn thương, bạn có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc giảm đau để cải thiện. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng Acetaminophen để cải thiện tình trạng sốt, đau đầu, đau nhức mũi do viêm mũi dị ứng, cảm lạnh và viêm xoang gây ra.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp bị nhức mũi do cảm lạnh, viêm xoang và viêm mũi dị ứng có thể thuyên giảm nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trường hợp viêm xoang khởi phát do nhiễm khuẩn, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị nhằm dự phòng các biến chứng nguy hiểm.

Khi nào cần gặp bác sĩ? 
Trường hợp bị đau mũi kéo dài và đi kèm các triệu chứng bất thường, bạn cần đến bệnh viện để được điều trị đúng cách

Ngoài ra, triệu chứng có thể xảy ra do lệch vách ngăn mũi và polyp mũi. Hầu hết những tình trạng sức khoẻ này đều không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tiến triển kéo dài, polyp mũi và lệch vách ngăn có thể dẫn đến viêm mũi, viêm xoang kéo dài, từ đó ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

Cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Thường xuyên bị hoa mắt
  • Sốt cao
  • Chảy máu cam
  • Dịch tiết từ mũi kèm máu hoặc mủ
  • Khó thở
  • Sờ vào mũi có cảm giác cộm
  • Mất khứu giác hoàn toàn
  • Cảm giác áp lực đè nén lên trán, hốc mặt, mũi

Sau khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng và thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm trước khi đưa ra phương pháp chữa trị.

Bị đau nhức mũi có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Trường hợp triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Cảnh Báo: Hệ Lụy Từ Thuốc Sinh Lý Nam Tác Dụng Nhanh Khi Lạm Dụng

Vì tính tiện dụng, dễ mua nên nhiều nam giới đã tìm đến các loại...

Bài Thuốc Mề Đay Tiêu Ban Giải Độc Thang Kết Tinh Giá Trị Thuốc Nam Bản Địa

Bài thuốc Tiêu Ban Giải Độc Thang do Trung Tâm Thuốc Dân Tộc và Viện...
Báo chí, truyền hình đưa tin về hiệu quả bài thuốc sinh lý nam Mãnh lực Phục dương khang

Báo Chí, Truyền Hình Đưa Tin Về Hiệu Quả Bài Thuốc Sinh Lý Nam Mãnh Lực Phục Dương Khang

Bài thuốc sinh lý Mãnh lực Phục dương khang của Trung tâm Thuốc dân tộc...