Viêm Tai Giữa Cấp Tính Và Cách Điều Trị, Phòng Tránh
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, virus ở tai giữa, thường đi kèm với nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng đau tai dữ dội, giảm thính lực và một số biểu hiện toàn thân. Các triệu chứng viêm tai giữa cấp nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Viêm tai giữa cấp tính là bệnh gì?
Tai giữa có vị trí nằm sau màng nhĩ, có chức năng chuyển tải âm thanh từ ngoài vào tai trong. Tuy nhiên, trường hợp tai giữa bị tổn thương, viêm nhiễm sẽ khiến chức năng này không thể hoạt động bình thường và làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa.
Thực tế nhận thấy, các nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa cấp tính như do chấn thương bên trong tai, vệ sinh tai không đúng cách, không lau khô tai khi bơi lội, thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, khói thuốc lá, hút thuốc,… Ngoài ra, ở những người bị viêm amidan, viêm xoang, phì đại VA cũng có nguy cơ bị viêm tai giữa cấp tính do vi khuẩn, virus tấn công ngược lên tai và gây viêm nhiễm.
Theo các chuyên gia, viêm tai giữa được chia thành 2 loại chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa mạn tính. Trong đó, viêm tai giữa cấp tính khá phổ biến. Bệnh xảy ra khi các dịch nhầy bên trong tai giữa ứ đọng quá mức và có dấu hiệu nhiễm trùng. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như đau nhức dữ dội, suy giảm thính giác.
Viêm tai giữa cấp tính có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng và độ tuổi, tuy nhiên thường gặp nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ở độ tuổi này, vòi Eustachian vẫn chưa hoàn thiện về cấu trúc cũng như chức năng – góc của ống eustach nằm ngang hơn, đồng thời góc của cơ năng khẩu cái, sụn của vòi tai mở ra kém hiệu quả hơn so với người trưởng thành.
Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa cấp tính
Viêm tai giữa cấp tính được chia thành nhiều loại tùy thuộc vào mức độ tổn thương và đối tượng mắc bệnh như viêm tai giữa ở trẻ em, viêm tai giữa ở người lớn và viêm tai giữa cấp ứ mủ.
Người bệnh có thể nhận biết bệnh lý thông qua các biểu hiện lâm sàng sau:
- Người trưởng thành: Bệnh lý khởi phát ở người trưởng thành thường xuất hiện các biểu hiện như sốt, cơ thể mệt mỏi. Tình trạng đau đầu, giảm thính lực, chảy mủ ở lỗ tai thường xuyên diễn ra.
- Đối với trẻ nhỏ: Trẻ quấy khóc thường xuyên, sốt cao, có cảm giác khó chịu ở tai. Xuất hiện dịch ở tai, rối loạn tiêu hóa, mất thính lực.
Ngay khi nhận thấy các biểu hiện trên, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp tính
Nguyên nhân gây viêm tai giữa và viêm tai giữa cấp có thể là do virus hoặc vi khuẩn tấn công vào tai giữa. Nhiễm vi trùng thường diễn biến phức tạp do nhiễm khuẩn thứ phát. Đối với trẻ sơ sinh, vi khuẩn gram âm đặc biệt Staphylococcus aureus, Escherichia coli gây ra bệnh lý.
Trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi, vi khuẩn phổ biến gây bệnh là Streptococcus pneumoniae, Moraxella (Branhamella) catarrhalis, Haemophilus influenzae,… Còn người trên 14 tuổi, tác nhân phổ biến là S. pneumoniae, β- liên cầu tan huyết nhóm A, S. aureus, H. influenzae
Ngoài ra, bệnh lý còn bị tác động bởi một số yếu tố như:
- Hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc thụ động
- Trong gia đình có người bị viêm tai giữa
- Trẻ sơ sinh bú bình thay vì bú sữa mẹ
- Môi trường sống bị ô nhiễm khiến ống tai bị suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn cống
- Thường xuyên sử dụng tai nghe làm tăng nguy cơ bị tổn thương niêm mạc, xảy ra kích ứng và phát sinh các triệu chứng bệnh lý.
- Dầu gội đầu và xà phòng theo vào trong tai trong quá trình tắm gội cũng có thể gây nhiễm khuẩn tai giữa.
Viêm tai giữa cấp tính có nguy hiểm không?
Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, đặc biệt là trẻ nhỏ. Theo đánh giá của các chuyên gia, bệnh lý không quá nguy hiểm nếu được thăm khám và điều trị sớm.
Tuy nhiên, trường hợp chủ quan, điều trị không đúng cách để bệnh tái đi tái lại nhiều lần có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Thủng màng nhĩ: Viêm tai giữa kéo dài sẽ khiến dịch mủ tích tụ trong ống tai ngày lớn và tăng áp lực ở cơ quan này. Điều này có thể gây thủng hoặc rách màng nhĩ.
- Nhiễm trùng lây lan: Bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời, tình trạng viêm có thể lan rộng sang xương chũm, não bộ hoặc mô trong hộp sọ.
- Áp xe tai: Lượng mủ tích tụ quá nhiều trong tai có thể hình thành những u mủ khiến người bệnh đau nhức dữ dội. Khối áp xe này có thể gây ra các tổn thương ở tai nghiêm trọng.
- Suy giảm thính lực: Tổn thương xảy ra trong ống tai kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe của người bệnh. Trong một số trường hợp bệnh nặng có thể gây điếc vĩnh viễn.
- Biến chứng nội sọ: Áp xe não, viêm màng não, viêm não, viêm tắc tĩnh mạch là những biến chứng có thể khởi phát do viêm tai giữa cấp gây ra. Nếu không được kiểm soát kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ: Trường hợp bệnh lý khởi phát ở trẻ nhỏ nếu không tiến hành điều trị sớm sẽ tác động xấu đến tính lực. Việc không nghe được có thể khiến trẻ không tập nói như bình thường. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ.
Các phương pháp điều trị viêm tai giữa cấp tính
Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng để xác định nguyên nhân khởi phát, giai đoạn tiến triển và mức độ tổn thương.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị viêm tai giữa và viêm tai giữa cấp như phương pháp Tây y, sử dụng thuốc Đông y hoặc áp dụng một số mẹo dân gian. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
1. Phương pháp Tây y điều trị bệnh lý
Việc điều trị viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em hoặc người trưởng thành đều có thể áp dụng phương pháp Tây y bằng sử dụng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Cụ thể:
Sử dụng thuốc điều trị
Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm tai giữa cấp ở mức độ nhẹ. Thuốc chữa viêm tai giữa có tác dụng cải thiện cơn đau cấp tính, làm giảm tình trạng khó chịu, đồng thời ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh.
- Thuốc giảm đau: Thuốc giúp cải thiện tình trạng đau nhức do bệnh lý gây ra. Theo đó, bác sĩ thường dùng Acetaminophen sử dụng được cho cả người trưởng thành và trẻ nhỏ. Ngoài ra, Ibuprofen cũng có thể được chỉ định trong một số trường hợp.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc được dùng để ngăn chặn tình trạng viêm, nhiễm trùng. Trường hợp dùng cho trẻ nhỏ cần cân nhắc liều lượng đối với từng loại thuốc cụ thể nhằm đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả. Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị bệnh lý, bao gồm Quinolone, Beta-lactam và Macrolide.
- Thuốc nhỏ vệ sinh tai: Thuốc có tác dụng sát trùng, vệ sinh tai, sử dụng trong những trường hợp chưa xuất hiện biến chứng thủng màng nhĩ. Các loại thuốc nhỏ vệ sinh tai phổ biến hiện nay là nước muối sinh lý và oxy già. Ngoài ra, Otipax, Otifar cũng là những sản phẩm có thể được dùng trong điều trị bệnh.
Can thiệp ngoại khoa
Can thiệp khoa khoa thường được cân nhắc với những trường hợp điều trị bảo tồn không mang lại kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, phương pháp điều trị này cũng được áp dụng với người bị viêm tai giữa cấp kèm theo các biểu hiện bất thường.
Một số phương pháp ngoại khoa thường được áp dụng trong điều trị viêm tai giữa cấp, bao gồm:
- Đặt ống thông nhĩ: Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để đặt từ ngoài tai vào đến màng nhĩ. Mục đích của phương pháp này là thông khó, dẫn lưu dịch tiết ra bên ngoài.
- Phẫu thuật: Phương pháp này được thực hiện nhằm làm sạch tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở hòm nhĩ hay khoét xương chũm. Ngoài ra, một số trường hợp bị viêm tai giữa cấp kèm với bệnh viêm amidan cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật. Khi amidan được cắt bỏ sẽ cải thiện được tình trạng bệnh.
Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị viêm tai giữa cấp tính. Việc tự ý thay đổi liều lượng thuốc hoặc chăm sóc hậu phẫu thuật không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng.
2. Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh
Bên cạnh điều trị y tế theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y để cải thiện các triệu chứng bệnh lý. Phương pháp này được đánh giá có độ an toàn cao, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng. Việc áp dụng bài thuốc phù hợp không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh mà còn tác động đến căn nguyên, hỗ trợ phục hồi sức khỏe tổng thể.
Dưới đây là một số bài thuốc Đông y thường được áp dụng trong điều trị bệnh lý:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị long đờm thảo, xa tiền tử, trạch tả, hoàng cầm, sinh địa mỗi vị 12g, cam thảo 4g, đương quy 8g. Các vị thuốc sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và sắc trên lửa nhỏ. Chắt lấy phần nước thuốc chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị mộc thông, sài hồ, ý dĩ, trạch tả, ngưu bàng mỗi vị 12g, sinh địa 16g, cam thảo 4g, thương truật 6g. Các vị thuốc đem sắc lấy nước và chia thành nhiều lần uống hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang đến khi khỏi bệnh.
3. Áp dụng một số mẹo chữa tại nhà
Để cải thiện một số triệu chứng bệnh viêm tai giữa cấp ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian. Cách chữa này chủ yếu tận dụng các thảo dược tự nhiên có tác dụng giảm đau, chống viêm, sát khuẩn mang lại hiệu quả tốt trong điều trị bệnh lý.
Dưới đây là một số mẹo dân gian thường được áp dụng trong điều trị bệnh:
- Tận dụng lá hẹ: Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo. Cho dược liệu vào cối giã nát và vắt lấy nước cốt. Người bệnh có thể dùng nước cốt nhỏ vào vùng tai bị viêm từ 2 – 3 giọt. Thực hiện đặn 2 lần/ ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
- Bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ lông: Chuẩn bị khoảng 5 lá mơ lông, sau khi ngâm rửa sạch với nước pha loãng thì để ráo nước. Sau đó đem lá mơ hơ trên lửa nhỏ đến khi cảm nhận lá mềm thì vò nhỏ, nhét lá vào bên tai bị viêm. Để khoảng 6 – 7 tiếng thì gỡ bỏ rồi vệ sinh tai lại lần nữa.
Một số lưu ý khi điều trị viêm tai giữa cấp tính
Để đảm bảo quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất, hạn chế phát sinh rủi ro, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị bệnh lý. Khi nhận thấy có bất kỳ sự thay đổi nào, bạn cần thông báo để được hỗ trợ tốt nhất.
- Bệnh nhân cần kiên trì dùng thuốc theo đúng liệu trình để đạt được kết quả như mong muốn. Việc bỏ dở giữa chừng không chỉ ảnh hưởng đến kết quả điều trị mà còn phát sinh tác dụng không mong muốn.
- Kết hợp điều trị với vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống để hỗ trợ kết quả chữa trị tốt nhất, đồng thời phòng ngừa tái phát lâu dài.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ và tăng cường tập luyện thể dục thể thao để giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe tổng thể và chống lại các tác nhân gây hại.
Viêm tai giữa cấp tính có thể xảy ra ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Xem Thêm:
- Viêm Tai Giữa Ứ Dịch Là Gì? Điều Trị Bao Lâu Thì Khỏi?
- Viêm Tai Giữa Có Lây Không? Cách Phòng Tránh Hiệu Quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!