Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là nỗi lo của người trẻ khi ngày càng phổ biến, có xu hướng trẻ hóa và khó phục hồi. Các triệu chứng đau nhức, hạn chế vận động do thoái hóa xương khớp ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh.
Trong bài viết này, Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Viện phó Viện NC&PT Y dược cổ truyền dân tộc sẽ giúp người bệnh có được thông tin y khoa chính thống về bệnh thoái hóa xương khớp và cách hỗ trợ điều trị hiệu quả từ y học cổ truyền.

Thoái hóa xương khớp – Gánh nặng tuổi già, nỗi lo của người trẻ
Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi bị thoái hóa xương khớp.
Thoái hóa xương khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và tổ chức xương dưới sụn. Tình trạng này thường kèm theo phản ứng viêm gây sưng đau và giảm dịch nhầy bôi trơn khớp dẫn đến cứng khớp, hạn chế vận động.
Ở trạng thái bình thường, sụn khớp là mô cứng chắc và trơn láng giúp khớp chuyển động trơn tru. Khi khớp bị thoái hóa, bề mặt sụn khớp thô ráp, sần sùi và bào mòn khiến các đầu xương cọ xát vào nhau gây đau nhức, sưng tấy, khó vận động.
Các vị trí xương khớp dễ bị thoái hóa:
- Thoái hóa khớp gối (tỷ lệ cao)
- Thoái hóa cột sống (lưng, cổ)
- Thoái hóa khớp háng
- Thoái hóa khớp ngón tay, chân…

Triệu chứng thoái hóa xương khớp thường gặp
Các triệu chứng thoái hóa xương khớp thường khá rõ ràng và người bệnh có thể nhận biết thông qua các biểu hiện sau:
Triệu chứng thoái hóa khớp (gối, háng, ngón tay – chân…)
- Đau khớp: Đau nhức khớp âm ỉ, khó chịu trong vài tuần, đau tăng hơn khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
- Cứng khớp: Cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, khó vận động đứng lên ngồi xuống, lên cầu thang, gấp duỗi tay, chân…
- Lục cục, lạo xạo khi cử động khớp: Ở giai đoạn nặng hơn, quanh khớp sưng nóng và đau nhiều hơn. Khớp bị bào mòn, xuất hiện gai xương, giảm dịch nhầy sụn khớp sẽ có tiếng lục cục, lạo xạo khi di chuyển, nguy cơ biến dạng khớp.
- Tổn thương xương khớp: Khi sụn khớp bị mòn, đầu xương cọ xát vào nhau có thể gây vỡ xương xuất hiện các khối cứng quanh vùng khớp thoái hóa, đau nhức và mất khả năng vận động.

Triệu chứng thoái hóa cột sống lưng, cổ
Thoái hóa cột sống cổ, lưng là bệnh lý thường gặp với một số triệu chứng đau nhức điển hình và phân biệt tại các vị trí lưng, cổ như sau:
Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ:
- Đau nhức, mỏi và cứng cổ vai gáy, cơn đau đột ngột với mức độ nặng trong vài giờ hoặc vài ngày, khó khăn khi xoay, cúi cổ.
- Chèn ép rễ thần kinh khiến cơn đau lan xuống một bên vai gáy hoặc một bên cánh tay.
- Tê bì, yếu liệt bả vai, cánh tay hoặc ngón tay
- Thoái hóa cột sống cổ C1C2 có triệu chứng kèm theo đau đầu, chóng mặt, nấc ngáp.
- Giai đoạn nặng có thể gây biến dạng gù, cong vẹo cột sống.

Triệu chứng thoái hóa cột sống lưng:
- Đau thắt lưng âm ỉ trong nhiều tuần
- Đau tăng khi vận động, khom cúi, xoay người, bê vác đồ vật.
- Giai đoạn nặng, cơn đau dữ dội hơn và lan xuống chân gây đau nhức, tê bì, đau thần kinh tọa, ảnh hưởng đến di chuyển.
- Chèn ép dây thần kinh đau dữ dội, biến dạng cột sống, hẹp ống sống mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang, đau co thắt cơ bắp, liệt chi.
Để chẩn đoán chính xác vị trí và mức độ thoái hóa, ngoài các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp thêm các kết quả X-Quang, MRI…
Nguyên nhân gây thoái hóa xương khớp
Có nhiều nguyên nhân gây ra thoái hóa xương khớp hoặc đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Tuổi tác và quá trình lão hóa tự nhiên khiến xương khớp lão hóa theo, càng lớn tuổi sụn khớp càng kém đàn hồi và trở nên thoái hóa.
- Chấn thương thể thao, chấn thương do té ngã, tai nạn lao động gây tổn thương và phá hủy sụn khớp.
- Thói quen nằm, ngồi sai tư thế và đặc thù công việc ít vận động hoặc lao động nặng nhọc, bê vác nhiều đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp.
- Thừa cân, béo phì khiến cột sống và các khớp xương chịu áp lực trọng lượng cơ thể, xương khớp dễ thoái hóa.
- …
Cách hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp [Nên và không nên]
Theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn, hiện có nhiều cách xử lý thoái hóa xương khớp nhưng không phải cách nào cũng đúng. Dưới đây là một số cách xử lý bệnh thường được áp dụng:
Giảm đau xương khớp do thoái hóa tại nhà
Để giảm nhẹ và tạm thời các cơn đau xương khớp, người bệnh có thể áp dụng các cách sau:
- Chườm nóng hoặc lạnh trực tiếp lên vùng bị đau bằng chai nước hoặc túi chườm.
- Chườm nóng, đắp lá ngải cứu, lá lốt đã được sao nóng cùng 1 chút muối.
- Bổ sung thực phẩm ăn uống có tác dụng phục hồi sụn khớp, giảm tình trạng mất canxi xương.
- Bổ sung một số thực phẩm chức năng có tác dụng tốt với xương khớp.
Lời khuyên: Khi áp dụng các cách giảm triệu chứng tại nhà, người bệnh lưu ý:
- Nên: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
- Không nên: Không lạm dụng, không áp dụng nhiều cách cùng lúc.

Dùng thuốc thoái hóa xương khớp
Một số nhóm thuốc giảm triệu chứng đau nhức, cứng khớp được kê đơn cho các trường hợp thoái hóa từ nhẹ đến trung bình, gồm:
- Thuốc kháng viêm
- Thuốc giảm đau
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc tiêm nội khớp có tác dụng kháng viêm, giảm đau
- Thuốc xử lý triệu chứng thoái hóa tác dụng chậm.
Lời khuyên: Theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn, khi dùng thuốc thoái hóa xương khớp, người bệnh cần lưu ý:
- Nên: Thăm khám và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Không nên: Không tự ý dùng thuốc, tự ý tăng liều hoặc bỏ thuốc giữa chừng, không lạm dụng, nhất là tiêm khớp tránh nhiễm khuẩn, suy thận, tăng huyết áp, thoái hóa khớp nặng hơn và nguy cơ bại liệt.
Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống bằng y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, thoái hóa xương khớp thuộc về chứng Tý. Căn nguyên bệnh sinh là do tạng thận (chủ xương tủy), can (chủ khớp, cơ, gân) bị suy giảm chức năng ảnh hưởng đến xương khớp. Tạng phủ suy yếu khiến ngoại tà phong – hàn – thấp xâm phạm mà gây đau nhức và phá hủy xương khớp.
Để hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp, y học cổ truyền đi sâu khi phong, tán hàn, trừ thấp xử lý triệu chứng đau nhức. Đồng thời, bồi bổ can thận, nâng cao chính khí cơ thể, tăng cường sức khỏe xương khớp. Nhờ vậy mà xương khớp được phục hồi toàn diện, tác dụng của thuốc được duy trì lâu dài.

Đi từ nguyên tắc y học cổ truyền, Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn, chuyên gia tại Viện Y dược cổ truyền dân tộc và đội ngũ bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc nghiên cứu và hoàn thiện Bài Thuốc Xương Khớp Thuốc Dân Tộc. Bài thuốc đã giúp nhiều người lành bệnh thoái hóa xương khớp, không đau nhức và phục hồi vận động.
Bài Thuốc Xương Khớp Thuốc Dân Tộc xử lý thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống từ căn nguyên, phục hồi vận động
Bài Thuốc Xương Khớp Thuốc Dân Tộc là bài thuốc xương khớp được hoàn thiện từ đề tài khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp”. Đề tài được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ của Viện Y dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc. Chủ nhiệm đề tài là Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn.
Nền tảng Bài Thuốc Xương Khớp Thuốc Dân Tộc
Bài Thuốc Xương Khớp Thuốc Dân Tộc được kế thừa và vận dụng linh hoạt, có chắt lọc từ hàng chục phương thuốc cổ truyền, kiến thức chuyên sâu về bệnh lý xương khớp như:
- Phương thuốc đau xương của đồng bào người Tày ở Bắc Kạn.
- Nhiều phương thuốc và y pháp Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông.
- Nguyên tắc biện bệnh kết hợp xử lý bệnh và bồi bổ của y học cổ truyền.
- Kiến thức chuyên sâu về bệnh xương khớp y học hiện đại.
- Đặc điểm hệ xương khớp, cơ địa và thể trạng của người Việt Nam hiện nay.
- Kinh nghiệm nhiều năm của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành.
Thành phần phối ngũ hơn 50 vị thuốc theo nguyên tắc quân, thần, tá, sứ
Bài Thuốc Xương Khớp Thuốc Dân Tộc được phối ngũ theo nguyên tắc quân – thần – tá – sứ của y học cổ truyền hơn 50 vị thuốc.
- Quân dược: Kê huyết đằng, tầm gửi (tầm gửi cây nghiến, liến, kháo cài, gạo…), tào đông…
- Trợ dược: Thau pinh, thau pú lùa, co bát vạ, hầu vĩ tóc, cẩu tích, tục đoạn, đỗ trọng, ba kích, đương quy, đẳng sâm, hoàng kỳ…
- Tá dược: Bồ công anh, kim ngân cành, hồng hoa, đơn đỏ, ké đầu ngựa, hồng xanh, vỏ gạo, xuyên khung, nhũ hương, ý dĩ, quế thanh, bạch linh, bạch thược, thương truật…
- Sứ dược: Gồm các vị dẫn thuốc đến ổ bệnh như Cam thảo, bạc sau, nhân trần, rau má…

Mỗi nhóm thuốc lại có chủ dược riêng được phối ngũ linh hoạt theo tỷ lệ chuẩn nhằm mang lại sự cân bằng cho tổng thể bài thuốc.
Công dụng của Bài Thuốc Xương Khớp Thuốc Dân Tộc
Hơn 50 vị thuốc được phối chế bài bản trong 3 nhóm thuốc mang lại công dụng chuyên sâu với bệnh thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống như sau:
Nhóm thuốc Thoái hóa:
- Đi sâu khu phong, trừ thấp, làm chậm quá trình lão hóa và thoái hóa xương khớp.
- Bổ tạng phủ, thúc đẩy tái tạo nguyên bào xương, sản sinh chất nhờn sụn khớp.
- Phục hồi chức năng sụn khớp, xương dưới sụn, cột sống, nuôi dưỡng và bảo vệ hệ xương khớp, phục hồi vận động.
Nhóm thuốc Tiêu viêm:
- Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm phù nề.
- Thông kinh hoạt lạc, hành khí hoạt huyết, hóa ứ, tiêu sưng viêm, giảm đau.
- Loại bỏ các triệu chứng đau nhức xương khớp, đau cột sống, cứng khớp, tê bì, sưng đỏ quanh khớp, cải thiện vận động.
Nhóm thuốc Bổ Can Thận:
- Tăng cường bổ thận, dưỡng can, điều huyết, bổ khí huyết, bổ xương khớp.
- Nâng cao sức khỏe và thể trạng, mạnh gân cường cốt.
- Khắc phục các chứng đau lưng, mỏi gối do thận yếu.
Cơ chế hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống
Sự kết hợp 3 nhóm thuốc giúp Bài Thuốc Xương Khớp Thuốc Dân Tộc có cơ chế chặt chẽ với 4 mục tiêu quan trọng trong xử lý thoái hóa xương khớp gồm:
- Tập trung xử lý căn nguyên gây thoái hóa xương khớp
- Chú trọng xử lý các triệu chứng đau nhức xương khớp
- Đề cao nuôi dưỡng và tái tạo xương khớp toàn diện
- Tăng cường bồi bổ cơ thể và phục hồi chức năng vận động.
Cơ chế toàn diện, bám sát nguyên tắc y học cổ truyền, các vị thuốc, nhóm thuốc được kết hợp và gia giảm linh hoạt phù hợp với từng người bệnh, theo vị trí, mức độ thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống gặp phải.
Tác dụng phụ không mong muốn
Bài Thuốc Xương Khớp Thuốc Dân Tộc chưa có ghi nhận tác dụng phụ và không ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, sức khỏe của người dùng.
Có được ưu điểm này là do nguồn dược liệu được sử dụng trong bài thuốc đáp ứng các tiêu chí khắt khe như:
- Dược liệu rõ nguồn gốc được thu hái từ hệ thống vườn thuốc Nam đạt chuẩn GACP-WHO.
- Nhiều cây thuốc dồi dào dược tính được khai thác từ rừng tự nhiên trong dự án hợp tác với người dân bản địa.
- Dược liệu thuần khiết, phẩm chất tốt, có hàm lượng dược tính cao.
- Thu hái, sơ chế, bảo quản đúng quy trình, không lẫn tạp chất và tác nhân gây bệnh.
- An toàn, không tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng người dùng.
Hướng dẫn sử dụng và mua Bài Thuốc Xương Khớp Thuốc Dân Tộc
Bài Thuốc Xương Khớp Thuốc Dân Tộc là thuốc sắc thang truyền thống được kê đơn phù hợp với từng người. Đáp ứng nhu cầu của người bệnh, Trung tâm Thuốc dân tộc hỗ trợ sắc thuốc sẵn, đóng thành từng túi thuốc nước, dễ dùng, dễ bảo quản.
Cách sử dụng: Ngày uống 2 lần sau ăn 30 phút, mỗi lần 1 túi thuốc sắc sẵn.

Bài Thuốc Xương Khớp Thuốc Dân Tộc được kê đơn duy nhất bởi đội ngũ bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc. Mỗi người bệnh sẽ có 1 đơn thuốc riêng phù hợp. Chi phí cho mỗi tháng thuốc dao động từ trên 2 triệu đến trên 3 triệu đồng.
Cách mua thuốc:
Linh hoạt các hình thức thăm khám, người bệnh có thể mua thuốc qua các cách sau:
- Đến khám và lấy thuốc trực tiếp tại Trung tâm Thuốc dân tộc cơ sở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
- Bác sĩ tư vấn từ xa qua điện thoại và gửi thuốc về tận nhà cho người bệnh, đồng hành và theo dõi tác dụng thuốc.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc Đơn vị y học cổ truyền uy tín với hơn 1 thập kỷ hoạt động khám chữa bệnh, kê đơn, bốc thuốc, trị liệu y học cổ truyền. Trung tâm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một đơn vị y học cổ truyền kiểu mẫu gồm:
Thông tin liên hệ:
|
Tin bài nên đọc:
- Viện Y dược dân tộc nghiên cứu thành công bài thuốc xương khớp ngàn năm của người Tày – Bắc Kạn
- Viện Phó Viện Y dược dân tộc tư vấn cách xử lý thoái hóa cột sống bằng thuốc Nam
- Bài Thuốc Xương Khớp Thuốc Dân Tộc giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
(Lưu ý: Hiệu quả và công dụng của Bài Thuốc Xương Khớp Thuốc Dân Tộc còn tùy thuộc vào thể trạng, mức độ đáp ứng thuốc và thái độ tuân thủ phác đồ của người bệnh.)